- NHNN cần phải ban hành hoặc bổ sung các quy định cụ thể về bảo lãnh như: nội dung, các hình thức xử phạt, thủ tục thực hiện vấn đề tài sản thế chấp, phát mại tài sản...nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động bảo lãnh cũng như các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam. NHNN cần đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình bảo lãnh mới hiện nay đang được một số ngân hàng lớn áp dụng như: bảo lãnh chứng khoán, bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh hoàn thuế...Chi nhánh NHNN trên địa bàn các tỉnh, thành phố cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động bảo lãnh của các tổ chức t n dụng để phát hiện, kịp thời xử lý những sai phạm, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện, tổng hợp báo cáo về tình hình bảo lãnh lên NHNN Việt Nam.
- NHNN giám sát các ngân hàng thực hiện các quy chế của NHNN đồng thời nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra. NHNN phải
thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng, pháthiện kịp thời những tồn tại và sai sót để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời.
- về mức phí bảo lãnh, NHNN cần xem xét và điều chỉnh cho phù hợp đối với từng thời kỳ kinh tế để làm sao bảo đảm bù đắp chi phí tối thiểu và mức rủi ro, không nên quy định một mức phí trong một thời gian dài đặc biệt là trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay. Nói chung, NHNN cần thực thi chính sách phí bảo lãnh linh hoạt, mềm dẻo, tăng biên độ giữa mức phí tối đa và tối thiểu làm cho chính sách phí hiệu quả hơn khi áp dụng. Điều này sẽ thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, đẩy mạnh sự phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của mỗi ngân hàng và của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
- Đối với hệ thống CIC của NHNN: để phục vụ tốt hơn các tổ chức tín dụng trong việc tìm kiếm thông tin khách hàng, cần thường xuyên nâng cao và hoàn thiện công nghệ để thu thập, cung cấp thông tin một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất, phát triển tự động hóa, khai thác thông tin trên các trang web, có phương án đảm bảo an toàn trong mọi tình huống như xâm nhập của hacker, virut...Ngoài ra, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các đơn vị, đặc biệt là các đ n vị trực tiếp làm nghiệp vụ thông tin t n dụng trong hệ thống, tiến hành mua thông tin ngoài ngành như thông tin về vốn đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp, văn phòng đại diện của công ty nước ngoài, thông tin về doanh nghiệp giải thể, sáp nhập, giải thể, cổ phần hóa, có vấn đề và thông tin về các ngành kinh tế khác. NHNN cũng cần có chính sách đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia phân tích đánh giá các hoạt động kinh tế theo ngành, theo lĩnh vực khác nhau, cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ để các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước có dịp gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm đồng thời cần nghiên cứu và trả lời một cách ch nh xác, đầy đủ và kịp thời các vướng mắc, kiến nghị của NHTM.