Nghiệp vụ bảo lãnh đem lại lợi ích cho khách hàng. Do vậy ngân hàng cần phải tích cực tư vấn, khuyến khích khách hàng tham gia đóng góp giúp cho hoạt động này càng ngày càng phát triển, ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một số tư vấn đối với khách hàng như sau:
- Các doanh nghiệp phải tạo dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với khả năng của mình và phù hợp với nhu cầu thi trường, lựa chọn đối tác kỹ càng, có tín nhiệm trước khi ký kết hợp đồng. Ký nhận hợp đồng phải hết sực thận trọng nhằm đảm bảo hiệu quả của dự án, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết tránh trường hợp ngân hàng phải trả thay.
- Tư vấn thêm cho các doanh nghiệp về những thông tin pháp luật, ngoại ngữ, về các quy tắc, tập quán, thông lệ kinh tế trong các giao dịch thương mại quốc tế.
- Các doanh nghiệp cần phải quán triệt tư tưởng rõ ràng, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với đối tác trong hợp đồng gốc và đối với ngân hàng trong hợp đồng bảo lãnh.
- Các doanh nghiệp cần cung cấpnhững thông tin chính xác về tình hình tài chính, những tham số của dự án xin bảo lãnh, sự thay đổi trong bộ máy tổ chức để ngân hàng nắm rõ tình hình tạo điều kiện cho khâu thẩm định khách hàng của ngân hàng được nhanh chóng và ch nh xác.
Việc tư vấn cho khách hàng thực hiện các yêu cầu trên sẽ giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Có như vậy thì nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng mới không ngừng mở rộng và phát triển, thực sự là công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để nâng cao hơn nữa kết quả hoạt động bảo lãnh, trước hết bản thân ngân hàng phải khắc phục những hạn chế xuất phát từ bên trong ngân hàng mình, đồng thời ngân hàng phải định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh trên c ơ sở nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các cấp và c ơ quan quản lý thông qua c ơ chế, chính sách cũng rất cần thiết cho sự phát triển của ngân hàng và hoạt động bảo lãnh.
Các giải pháp và kiến nghị trong chương 3 được chia thành hai phần:
Phần giải pháp đối vớiAgribank Chi nhánh Thăng Long nhằm giải quyết các nguyên nhân bên trong của ngân hàng, đồng thời thực hiện định hướng phát triển của ngân hàng. Cụ thể, luận văn đãđưa ra hệ thống giải pháp gồm 3 nhóm giảipháp:
- Nhóm giải pháp mở rộng thị trường bao gồm: nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động bảo lãnh; ứng dụng Marketing trong ngân hàng - Đẩy mạnh chính sách giao tiếp, khuyếch trương; Đa dạng hóa đối tượng, chăm sóc khách hàng hiện tại đồng thời thu hút khách hàng tiềm năng.
- Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro bao gồm: Cải thiện quy trình, thủ tục bảo lãnh;nâng cao chất lượng thẩm định tại ngân hàng;..
- Nhóm giải pháp bổ trợ liên quan đến yếu tố nguồn nhân lực; hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ ngân hàng.
Phần đề xuất các kiến nghị với các cấp quản lý nhằm khắc phục những bất lợi từ bên ngoài, từ đó tác động để góp phần thúc đẩy hoạt động bảo lãnh ngày càng có hiệu quả h n.
KẾT LUẬN
Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là một trong những loại hình dịch vụ của ngân hàng, tuy ra đời và phát triển chưa lâu song cũng đã khẳng định được vị trí, vai trò tích cực của nó không chỉ đối với bản thân ngân hàng thực hiên nghiệp vụ bảo lãnh mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Bảo lãnh ngân hàng vừa là dịch vụ có thu phí, vừa là một nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh mang những đặc thù nhất định. Bên cạnh việc tạo ra thu nhập cho ngân hàng từ việc thu phí bảo lãnh, giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì hoạt động bảo lãnh còn chứ đựng rủi ro, đòi hỏi ngân hàng cần có sự quan tâm toàn diện để hoạt động bảo lãnh đạt được hiệu quả cao nhất.
Với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Agribank Chi nhánh Thăng Long, luận văn đã giải quyết những vấn đề sau:
Về mặt lý luận, luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề c ơ bản về nghiệp vụ ngân hàng, đặc điểm, chức năng, vai trò của bảo lãnh ngân hàng, các loại bảo lãnh ngân hàng, quy trình nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi trong nghiệp vụ bảo lãnh.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã phân tí ch đánh giá thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh, đồng thời chỉ ra những tồn tại trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và những nguyên nhân của những tồn tại này tại Chi nhánh Thăng Long.
Từ cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn, luận văn đã chỉ ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Agribank Chi nhánh Thăng Long nói riêng cũng như hệ thống Agribank Việt Nam nói chung.
1. Prederic S.Minskin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê
3. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Hà nội. 4. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB giao
thông vận tải, Hà Nội.
5. TS. Nguyễn Thị Mùi (2004), Nghiệp v ụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê
6. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2008), Quản trị ngân hàng thương mại hiện
đại, Nhà xuất bản Phương Đông.
7. Lê Nguyên (1996), Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng dự phòng, Nhà xuất bản Thống kê
8. Nguyễn Minh Kiều (2007), Giáo trình Tín dụng và thẩm định tín dụng
ngân hàng, NXB tài chính, TP Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Minh Kiều (2007), Giáo trình Nghi p v Ng n hàng, NXB Thống kê Hà Nội.
10. PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng (2008), Tạp chí ngân hàng, số 14 tháng 7/2008.
11. NSƯT, TS Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại - Nhà xuất bản Thống Kê
12. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các
tổ chức tín dụng, Hà Nội.
13. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định sổ 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước về ban hành quy định về phân sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493, Hà Nội.
14. Ngân hàng Nhà nước (2006), Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày
03/10/2012 quy định về bảo lãnh Ngân hàng, Hà Nội.
15. Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/2013 của Thống đốc NHNN quy định v ề phân loại tài sản có mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lỷ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
16. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2013), Quyết
định số 376/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 07/05/2013 của chủ tịch Hội đồng thành viên về ban hành quy định bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống Agribank, Hà Nội.
17. Agribank Thăng Long (2012, 2013, 2014), Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, Hà Nội
18. Agribank Thăng Long (2012, 2013, 2014), Báo cáo kết quả tài chính, Hà Nội
19. Agribank Thăng Long (2012, 2013, 2014), Báo cáo dịch v ụ bảo lãnh, Hà Nội