Các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả nghiệp vụbảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu 0328 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 43)

Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Các nhân tố này tác động vào nhiều khía cạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động bảo lãnh cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.3.2.1. Nhân tổ khách quan - Nhân tổ môi trường:

+ Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế tác động lớn đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo cả hướng t ích cực và hướng tiêu cực. Môi trường kinh tế ổn định, phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có hoạt động bảo lãnh. Nền kinh tế lành mạnh, các chủ thể tham gia nền kinh tế ấy sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, từ đó thúc đẩy hoạt động bảo lãnh, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh. Ngược lại, nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao khiến các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kéo theo các rủi ro cho ngân hàng, trong đó có cả rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.

+ Môi trường pháp lý:

Pháp luật tạo hành trang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng. Hệ thống pháp luật có c sở pháp lý đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của các ngân hàng. Các ngân hàng có điều kiện thực hiện kế hoạch kinh doanh đã đề ra, có điều kiện xây dựng quy trình kinh doanh ổn định và phù hợp với mô hình hoạt động của mình, từ đó tạo điều kiện để hoạt động bảo lãnh ngân hàng đạt hiệu quả cao h n đồng thời bảo đảm an toàn cho ngân hàng. Ngược lại, hệ thống pháp luật không đồng bộ, thiếu ổn định sẽ dẫn đến việc thực thi pháp luật không nghiêm chỉnh, tạo

các khe hở khó quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn vốn của ngân hàng. + Môi trường chí nh trị xã hội:

Đây cũng là nhân tố quan trọng, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển, hiệu quả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có cả hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Môi trường chính trị ổn đinh tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể thực hiện tốt các nghĩa vụ hợp đồng của mình, giảm thiểu việc ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

+ Môi trường công nghệ:

Nền kinh tế hiện đại với công nghiệp ngày càng phát triển và phục vụ đắc lực cho mọi hoạt động của các chủ thể. Đối với ngân hàng cũng vậy, mức độ hiện

đại hóa của công nghệ sẽ phục vụ đắc lực cho các hoạt động kinh doanh của ngân

hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh, giúp thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách

tốt nhất, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời tăng khả năng quản trị, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

- Nhân tổ khách hàng:

Những nhân tố thuộc về khách hàng là một trong các nhân tố khách quan mà ngân hàng khó có thể kiểm soát được. Vì vậy, trong công tác thẩm định khách hàng, ngân hàng phải phân tích, thẩm định kỹ lưỡng mọi chỉ số để giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bảo lãnh.

+ Tính khả thi của dự án và hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng + Năng lực tài chính của khách hàng

+ Các biện pháp bảo đảm an toàn

Ngoài ra, hiệu quả hoạt động bảo lãnh phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, nhu cầu của khách hàng cao sẽ tạo điều kiện để hoạt động bảo

lãnh phát triển, từ đó đem lại hiệu quả cao hơn cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng luôn phải xác định các nhu cầu của khách hàng để đáp ứng được tốt.

- Đổi thủ cạnh tranh:

Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh tiền tệ nói riêng, việc tranh giành khách hàng, tranh giành thị trường giữa các đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Những đối thủ có năng lực, có uy tín, nhiều thế mạnh sẽ thu hút được khách hàng hơn các đối thủ khác. Do vậy, đây là nhân tố khách quan nhưng ngân hàng có thể tự nâng cao năng lực, thế mạnh của mình để đạt được vị trí cao hơn các đối thủ cạnh tranh, từ đó mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao h n.

1.3.2.2. Nhân tổ chủ quan

Các nhân tố chủ quan ở đây là các nhân tố thuộc về nội bộ ngân hàng.

a. Mô hình tổ chức tín dụng của ngân hàng quyết định hiệu quả tín dụng và bảo lãnh của ngân hàng đó, bao gồm:

- Mô hình tổ chức từ Hội sở đến Chi nhánh.

- Quy trình bảo lãnh:

Quy trình bảo lãnh quy định các bước xử lý nghiệp vụ bảo lãnh theo một trình tự, thủ tục thống nhất và bắt buộc được tổ chức thực hiện. Mỗi bước trong quy trình bảo lãnh đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như hiệu quả của bảo lãnh.

Một quy trình bảo lãnh hợp lý sẽ đảm bảo an toàn cho ngân hàng đồng thời rút ngắn thời gian, thỏa man các nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu nhất, từ đó nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả và tạo điều kiện phát triển cho hoạt động bảo lãnh.

Ngược lại, một quy trình bảo lãnh thiếu phù hợp sẽ cản trở hoạt động bảo lãnh, không làm thỏa mãn khách hàng, gây phiền hà và tốn kém không cần thiết và có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.

b. Trình độ quản lý, chuyên môn của cán bộ ngân hàng

- Trình độ nghiệp vụ, thái độ phục v ụ của cán bộ ngân hàng:

Con người là nhân tố quyết định trong sự thành công của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Hoạt động bảo lãnh là một trong các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, do đó, để đảm bảo công tác quản trị rủi ro, đòi hỏi trình độ, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ khách hàng cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần xây dựng hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng. Thái độ phục vụ không tốt sẽ khiến ngân hàng mất đi các khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

- Chat lượng bảo lãnh:

Cùng với tín dụng, chất lượng bảo lãnh là thước đo cho hiệu quả quản lý, hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Chất lượng hoạt động bảo lãnh tốt sẽ mang lại uy tín cao cho ngân hàng, từ đó lại càng thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát triển hơn, mang lại hiệu quả cao hơn, bởi hoạt động bảo lãnh phụ thuộc rất nhiều vào vị thế, uy tín của ngân hàng, không phải ngân hàng nào cũng được sự chấp thuận của bên thụ hưởng bảo lãnh, họ chỉ lựa chọn những ngân hàng có uy t ín cũng như độ an toàn cao.

c. Chính sách của ngân hàng

- Chính sách quảng cáo, tiếp thị:

Đối với hoạt động bảo lãnh, chính sách tuyên truyền quảng cáo với mục đích giới thiệu các hình thức, c ơ chế, chính sách, ... sẽ giúp cho ngân hàng mở rộng và phát triển các loại sản phẩm cung ứng, tạo mối quan hệ để từng bước mở rộng thị trường, tăng hiệu quả kinh doanh cho hoạt động bảo lãnh nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

- Chính sách phí bảo lãnh:

Phí bảo lãnh là khoản phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh do ngân hàng cung cấp. Mức phí bảo lãnh giữa các

ngân hàng cũng chính là yếu tố cạnh tranh, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng. Đối với ngân hàng, phí bảo lãnh là nguồn thu của hoạt động bảo lãnh, còn với khách hàng là chi phí phải bỏ ra để sử dụng dịch vụ bảo lãnh do ngân hàng cung cấp. Vì vậy, để hài hòa lợi ích giữa các bên và mang lại hiệu quả cao cho hoạt động bảo lãnh thì việc xây dựng một chính sach phí phù hợp là điều cần thiết.

1.3.3. Kinh nghiệm nâng cao hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàngnước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 0328 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w