Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42 - 44)

Các nhân tố khách quan ở đây chính là các nhân tố mà bản thân ngân hàng không thể lường trước được cũng như không thể tác động đến các nhân tố này mà chỉ có thể phịng ngừa hay hạn chế tổn thất khi các nhân tố này tác động xấu đến hoạt động quản trị rủi ro KDNT của ngân hàng

Sự phát triên của thị trường các sản phâm phái sinh.

Sản phẩm phái sinh là một trong các công cụ được sử dụng để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, vì vậy sự phát triển của thị trường này cũng tác động rất lớn đến công tác quản trị cũng như hoạt động kinh doanh ngoại hối. Cơng cụ tài chính phái sinh (hay thường được gọi là các cơng cụ tài chính mới) là cơng cụ tài chính có giá trị được xác định dựa trên cơ sở giá trị của các cơng cụ tài chính cơ sở như chứng khốn, hối đối,.... Sở dĩ gọi những cơng cụ tài chính này là “cơng cụ phái sinh” vì những cơng cụ này được bắt nguồn (sinh ra) từ giá trị các tài sản cơ bản. Việc đầu tư vào các công cụ phái sinh

thường không yêu cầu một một khoản đầu tư thuần ban đầu nào hoặc chỉ yêu cầu một khoản đầu tư thuần ban đầu nhỏ hơn nhiều so với giá trị tài sản cơ bản.

Trong những năm gần đây, thị trường các sản phẩm phái sinh ngày càng trở nên quan trọng và rất cần thiết cho các nhà kinh doanh và đầu tư. Trên thực tế, các cơng cụ tài chính phái sinh đã phát triển không ngừng cả về quy mô và sự đa dạng. Đây là những cải tiến tài chính rất thành cơng, cung cấp những cơng cụ quản lý rủi ro hữu hiệu cũng đồng thời là các công cụ để tìm kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư tài chính và kinh doanh trên thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế tài chính thế giới có nhiều biến động, các số liệu thống kê cho thấy hoạt động trên các thị trường tài chính phái sinh cả thị trường tập trung và phi tập trung đều tăng trưởng rất mạnh. Đến cuối tháng 6 năm 2011, giá trị thị trường đã đạt mức 707.569 tỷ USD, tăng 17,7% so với thời điểm cuối năm 2010 và tăng 69,2% so với năm 2006. Thực tế này cho thấy, càng ngày các cơng cụ tài chính phái sinh càng trở thành những cơng cụ quan trọng trong việc phịng chống rủi ro của các trung gian tài chính, đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại. Mặc dù tác dụng phòng ngừa rủi ro của việc sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh đã được biết đến từ vài chục năm nay, nhưng phải đợi đến cuối thập kỷ, khi có được sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thơng, người ta mới có khả năng tạo ra được những sản phẩm với những đặc điểm kỹ thuật phức tạp có thể sử dụng một cách có hiệu quả trong điều kiện thị trường ln có nhiều biến động. Khả năng sáng tạo và sử dụng các cơng cụ tài chính phức tạp cũng khuyến khích giới khoa học nghiên cứu phát triển những mơ hình quản lý rủi ro ngày một hồn thiện và có ích hơn ứng dụng vào thực tế

Cơ sở pháp lý

Như chúng đã biết thì hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực chịu rất quan trọng do hàng ngày ngân hàng luân chuyên một khối lượng vốn rất lớn trong nền kinh tế. Ngân hàng là một kênh huy động vốn gián tiếp cung cấp cho

các hoạt động đầu tư cũng như ngân hàng cung cấp rất nhiều hoạt động dịch vụ cho các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Do đó hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng chịu sự quản lý của nhà nước mà cơ quản trực tiếp quản lý là ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng nhà nước của mỗi nước thực hiện việc quản lý đồng thời ban hành luật để hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của ngân hàng. Nhưng thông thường một văn bản luật ra đời thường dựa trên nhu cầu thực tế nên các văn bản luật thường đi sau các hoạt động của thị trường nên có thể vì thế mà hoạt động của thị trường nói chung và của từng ngân hàng nói riêng sẽ kém phát triển.

Nếu như qui trình thủ tục là những qui định trực tiếp của ngân hàng về hoạt động KDNH thì cơ sở pháp lý là những qui định của nhà nước về hoạt động KDNH đối với các NH. Các qui định này cần phát triển phù hợp với sự phát triển của TTNH thì hoạt động KDNH của các ngân hàng mới có thể phát triển.

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w