Ket quả công tác quảnlý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hố

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 97)

- Tỷ giá giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn,hốn đổi được thực hiện theo nguyên tắc sau:

2.4.1 Ket quả công tác quảnlý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hố

KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN HÀ NỘI

2.4.1 Ket quả cơng tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoạihối hối

Chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng SHB được áp dụng một cách triệt để nhằm mang lại sự phát triển ổn định, tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng mạng lưới hoạt động cho ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng là tối đa hóa giá trị đầu tư của cổ đông, giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh. Do vậy, việc sử dụng các công cụ tài chính, bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng và đầu tư vào các tài sản tài chính có chất lượng cao đã trở thành hoạt động mang tính then chốt giúp ngân hàng đạt được mức chênh lệch lãi suất cần thiết. Xét từ khía cạnh quản lý rủi ro, điều này đòi hỏi ngân hàng kết hợp một cách cân đối giữa các cam kết ngoại bảng (như bảo lãnh và thư tín dụng) với các khoản cho vay (bằng đồng nội tệ cũng như ngoại tệ) đối với các cá nhân và tổ chức thuộc các mức độ tin cậy khác nhau. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đầu tư một phần vốn lưu động vào các chứng khoán đầu tư hay cho các ngân hàng khác vay. Những rủi ro liên quan đến trao đổi ngoại tệ và thay đổi lãi suất được quản lý thông qua áp dụng hạn mức trạng thái nhằm hạn chế sự tập trung quá mức đồng thời tham gia vào các hoạt động có tác dụng cân bằng lẫn nhau để giảm thiểu rủi ro. Thông qua việc nắm giữ nhiều tài sản là các công cụ tài chính có chất lượng cao, cơ cấu bảng cân đối kế toán hợp nhất của ngân hàng có đủ khả năng phòng ngừa rủi ro trọng yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh khoản.

Rủi ro thanh khoản được hạn chế thông qua việc nắm giữ một số lượng lớn tiền mặt và các khoản tương đương tiền dưới dạng tài khoản Nostro, các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác và các giấy tờ có giá. Các tỷ lệ an tồn có tính đến yếu tố rủi ro cũng được sử dụng để quản lý rủi ro thanh

Loại ngoại tệ Tăng/ giảm tỷ

giá( %) Ảnh hưởng đến

Lợi nhuận trước thuế Vốn chủ sở hữu

USD 1 148 lĩĩ EUR 1 193 H5 Ngoại tệ khác 1 173 18Õ USD “-Ĩ (148) "0∏)

khoản. Ngân hàng thường tiến hành đánh giá chênh lệch lãi suất, so sánh với các thị trường trong nước và quốc tế để có những điều chỉnh kịp thời. Thêm vào đó, việc áp dụng các quy trình quản lý rủi ro nội bộ cũng trở nên hiệu quả hơn nhờ việc triển khai hệ thống quản lý vốn tập trung và hệ thống thanh tốn tập trung, theo đó tồn bộ các giao dịch vốn và thanh toán của ngân hàng đều do hội sở chính thực hiện. Việc đó cho phép ngân hàng giám sát hiệu quả hơn các biến đổi về vốn và giảm các sai sót có thể xảy ra cũng như những thủ tục phức tạp không cần thiết.

Những rủi ro liên quan đến trao đổi ngoại tệ và thay đổi lãi suất được quản lý thông qua áp dụng hạn mức trạng thái nhằm hạn chế sự tập trung quá mức đồng thời tham gia vào các hoạt động có tác dụng cân bằng lẫn nhau để giảm thiểu rủi ro. Trạng thái tiền được quản lý trên cơ sở hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được ngân hàng và công ty con sử dụng để đảm bảo rằng trạng thái của các đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

Với cách quản lý rủi ro tỷ giá như vậy giúp cho những rủi ro do sự thay đổi tỷ giá hối đoái với các ngoại tệ khác của ngân hàng là không đáng kể. Giả định là các biến số khác không thay đổi, bảng dưới đây thể hiện độ nhạy của lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đối với các thay đổi có thể xảy ra ở mức độ hợp lý của tỷ giá USD, EUR, v.v... Việc quản lý rủi ro tỷ giá của ngân hàng đã giúp cho sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và vốn chủ sở hữu là không đáng kể.

Bảng 2.8 Độ nhạy của tỷ giá

của ngân hàng đã phần nào góp phần vào sự phát triển và đa dạng hóa hình thức kinh doanh và các sản phẩm của ngân hàng.

Với biện pháp sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh, ngân hàng SHB đã từng bước đa dạng hóa hình thức mua bán ngoại tệ như mua bán kỳ hạn, hoán đổi. Đồng thời các loại ngoại tệ mạnh khác cũng được thực hiện trong giao dịch nhiều hơn như: JPY,EUR, SGD... Đây là những ngoại tệ tự do chuyển đổi, có xu hướng tỷ giá tương đối ổn định, điều này cho thấy ngân hàng đã rất chú ý đến công tác quản lý rủi ro tỷ giá và cố gắng kinh doanh thu lợi cao nhất.

Hơn nữa, hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng đã góp phần đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng về các loại ngoại tệ của khách hàng, qua đó thúc đẩy các mặt hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng cùng phát triển như: hoạt động thanh toán quốc tế, cho vay ngoại tệ...thu hút thêm nhiều khách hàng mới sử dụng các dịch vụ ngân hàng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng, hạn chế rủi ro. Đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng tiền tệ, tỷ giá thường xuyên biến đổi, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng SHB vẫn đảm bảo được lợi nhuân cho ngân hàng, an toàn vốn cho khách...

Các biện pháp quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng SHB đã giúp cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ diễn ra trôi chảy hơn. Mối quan hệ giữa nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế rất chặt chẽ và khăng khít, sự phát triển của nghiệp vụ này bổ trợ cho nghiệp vụ kia và ngược lại. Thanh toán quốc tế đòi hỏi thực hiện bằng các ngoại tệ khác nhau, vậy nếu khơng có nghiệp vụ mua bán ngoại tệ thì khách hàng cũng khơng có ngoại tệ để thanh toán, ngược lại nếu kinh doanh ngoại tệ mà khơng có thanh toán quốc tế thì việc thực hiện lệnh thanh tốn cũng khơng thể thực hiện được. Thông qua nghiệp vụ phái sinh ngoại hối SHB không những mang lại được những kết quả tốt đối với bản thân ngân hàng mà còn đem lại những lợi ích cho khách hàng. Đối với doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu phịng vệ trước những biến đổi về rủi ro tỷ giá thì nghiệp vụ phái sinh ngoại hối đã giúp đem lại cơ hội để bảo hiểm mà trước đây chưa hề có. Điều này đặc biệt ý nghĩa trong trường hợp thị trường tài chính thường xuyên xảy ra những biến động lớn hoặc chịu những can thiệp quá sâu từ phía cơ quan nhà nước. Qua đó các doanh nghiệp, cá nhân sẽ an tâm vào sản xuất kinh doanh. Còn đối với những khách hàng có nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường phái sinh, thì SHB cũng đã cung cấp cho những công cụ hữu hiệu để đầu cơ, kinh doanh chênh lệch tỷ giá để kiếm lời trên một sân chơi quốc tế cơng bằng và mình b ạch.

Với đối tác của SHB bao gồm các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tập đồn tài chính trong và ngồi nước như: ANZ, Standard Characterd Bank, Wells Fargo

Bank, HSBC...SHB thực hiện các giao dịch ngược chiều lại trạng thái giao dịch với khách hàng tại mức tỷ giá có lợi cho cả hai, qua đó SHB đã loại trừ được rủi ro trạng thái ngoại tệ, còn đối tác kiếm được những khoản lợi nhuận từ việc chênh lệch tỷ giá. Thông qua giao dịch với đối tác SHB và các đối tác cũng cập nhật được cho mình những thơng tin về thị trường tài chính, những kinh nghiệm kinh doanh, giao dịch trên thị trường, từ đó hồn thiện hơn trong công tác nghiệp vụ kinh doanh.

Tóm lại, công tác quản lý phòng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng SHB đã góp phần làm đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của các tổ chức-cá nhân, góp phần thúc đẩy hiệu quả công tác cho vay ngoại tệ, tăng cường mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, tăng thu dịch vụ cho ngân hàng, góp phần ổn định tỷ giá ngoại hối trên thị trường Việt nam và làm cho thị trường ngoại hối thêm sôi động.

2.4.2 Hạn chế

Nguồn mua ngoại tệ luôn bị hạn chế, tình trạng khan hiếm ngoại tệ vẫn còn tồn tại, không đủ ngoại tệ để đáp ứng hết nhu cầu khách hàng. Số lượng ngoại tệ bán ra bao giờ cũng lớn hơn số lượng ngoại tệ mua vào do việc nhập khẩu tràn lan dẫn đến việc ngân hàng thương mại khơng có đủ dự trữ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu. Điều này đã dẫn đến lãi do kinh doanh ngoại tệ ngày càng giảm sút, các khách hàng có giao dịch tại đây thì bị ảnh hưởng khơng nhỏ tới lợi nhuận do không mua được ngoại tệ đã lỡ cơ hội kinh doanh hoặc chịu ảnh hưởng quá nặng nề khi tỷ giá ngoại tệ biến động tăng. Do vậy, nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho Ngân hàng SHB là phải nhanh chóng mở rộng thị trường mua, khuyến khích các doanh nghiệp có xuất khẩu về mở tài khoản giao dịch, đó cũng là biện pháp đẩy mạnh hiệu quả của công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Các hình thức kinh doanh ngoại tệ còn nghèo nàn. Tại ngân hàng SHB, chủ yếu kinh doanh ngoại tệ theo hình thức giao ngay, cịn các hình thức khác như Forward, Swap thì thực hiện rất ít. Hình thức kinh doanh ngoại tệ có kỳ hạn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong doanh số kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Chính vậy, ngân hàng không thể sử dụng thường xuyên các hình thức kinh doanh khác như các công cụ để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, chịu ảnh hưởng nặng nề khi tỷ giá biến động mạnh. Mặt khác, cũng có những khó khăn đáng kể về phía khách hàng do họ chưa quen và chấp nhận các nghiệp vụ này, quy định về cách tính tỷ giá có kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước chưa hợp lý do đó chưa tạo ra môi trường cho các nghiệp vụ này phát triển.

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 97)