Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 113 - 115)

- Tỷ giá giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn,hốn đổi được thực hiện theo nguyên tắc sau:

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

Tiếp tục hồn thiện mơi trường pháp lý và cơ chế tỷ giá linh hoạt có sự điều chỉnh của Nhà nước.

Kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đòi hỏi hết sức khắt khe về sự hồn thiện của mơi trờng pháp lý. Bởi vì: thứ nhất do tính hấp dẫn của bản thân đồng tiền, thứ hai do những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Để góp phần thúc đầy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, từng bước thực hiện khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam trong các hoạt động ngoại hối và thực hiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam, từ đầu năm 1999, NHNN đã chính thức bãi bỏ cơ chế điều hành tỷ giá theo kiểu bao cấp như trước đây, chuyển sang công bố tỷ giá giao dịch bình quân hàng ngày trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thay vì cơng bố tỷ giá chính thức như trước. Các NHTM chủ động quy định tỷ giá theo biên độ quy định trên cơ sở tỷ giá do NHNN công bố.

NHNN vẫn cần tiếp tục và nhất quán thực hiện chủ trương điều hành tỷ giá linh hoạt theo diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong nước và ngoài nư-

ớc, chủ động can thiệp khi cần thiết. NHNN là cơ quan duy nhất hiện nay có khả năng dự báo được diễn biến tỷ giá mà các doanh nghệp có thể đặt niềm tin bởi vì ngồi vai trị điều hành tỷ giá. NHNN còn là cơ quan phát đi những tín hiệu mà theo đó các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp có những phản ứng kịp thời để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hoặc hạn chế tổn thất do rủi ro tỷ giá mang lại. Do đó, nếu NHNN có những dự báo càng chính xác về xu hướng biến động tỷ giá thì sẽ tạo được niềm tin rất lớn ở các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại, và khi đó các doanh nghiệp sẽ an tâm hơn trong việc sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, dặc biệt là giao dịch kỳ hạn.

NHNN nên tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ tích cực đến hoạt động giao dịch hối đoái của các NHTM; giảm thiểu tối đa các thủ tục và thời gian thực hiện nghiệp vụ SWAP. Rà soát lại các văn bản pháp quy về chế độ quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá, bãi bỏ những quy định không phù hợp hay chồng chéo. Đơn giản thủ tục hơn nữa và tạo điều kiện thuận lợi cấp phép cho ngời dân mang ngoại tệ ra nớc ngoài cho tất các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, NHNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tăng cuờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thị truờng ngoại tệ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm hạn chế tình trạng dơ la hóa, xóa bỏ hoạt dộng của thị truờng ngoại tệ tự do.

Khân trương tiêp cận và triên khai các nghiệp vụ mới trong giao dịch hối đối theo thơng lệ quốc tê

Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp vụ option nhưng không có giao dịch. Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như forward, swap, futures, option đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Vì

vậy cần đẩy mạnh việc phát triển các nghiệp vụ mới trong giao dịch hối đối để phịng ngừa rủi ro và mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh ngoại hối cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 113 - 115)