Nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 102)

- Tỷ giá giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn,hốn đổi được thực hiện theo nguyên tắc sau:

2.4.3 Nguyên nhân Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan

Về phía ngân hàng: trình độ của các giao dịch viên tuy đã có kinh nghiệm, nhưng so với các ngân hàng quốc tế thì cịn yếu. Nghiệp vụ phái sinh tiền tệ là mảng nghiệp vụ rất phức tạp, đòi hỏi phải thường xuyên quản lý chặt chẽ, đánh giá lại theo thị trường hàng ngày. Đặc biệt trong điều kiện cơ sở kỹ thuật còn hạn chế. Hiện tại nghiệp vụ phái sinh mới chỉ có thực hiện giao dịch tại hội sở SHB, nhân sự tại mảng kinh doanh phái sinh còn hạn chế với 8 người, nhân sự ở mảng hỗ trợ là 5 người, chưa hề có phịng ban riêng biệt nghiên cứu chuyên sâu để phát triển sản phẩm phái sinh. Chính điều này sẽ đã ảnh hưởng tới việc tăng doanh số, hạn chế rủi ro của nghiệp vụ phái sinh tại SHB. Đây cũng là một nguyên nhân khách quan khiến cho ngân hàng chưa phát huy được hết khả năng tiềm tàng, vẫn chưa có khả năng nắm bắt thông tin quốc tế một cách nhanh nhạy để áp dụng vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và công tác quản lý rủi ro chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi trên thị trường này.

Hơn nữa, sự phối hợp giữa các phịng ban có liên quan đến việc mua bán ngoại tệ còn mất thời gian, thiếu sót, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.

Bên cạnh đó tồn bộ trạng thái ngoại tệ mà SHB giao dịch với khách hàng đều phải được cân đối ngay bằng giao dịch ngược lại với ngân hàng đối tác, kể cả trong giai đoạn xu hướng thị trường có thể nhận thấy rõ nét. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của SHB, vì một phần lợi nhuận phải chia sẻ cho đối tác. Trừ trong một số trường hợp đặc biệt khi có sự đồng ý, quyết định của hội đồng quản trị thì mới được duy trì trạng thái ngoại tệ.

Bởi vậy SHB cần phải nghiên cứu và đưa ra giải pháp phù hợp cho việc duy trì trạng thái ngoại tệ.

Về phía khách hàng: nhiều doanh nghiệp bước vào kinh doanh còn mang nặng tính bao cấp, công nghệ và kỹ thuật còn lạc hậu, trình độ quản lý và năng lực điều hành sản xuất kinh doanh còn non kém. Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp còn thiếu hoặc không ổn định, làm ăn thua lỗ, nhiều nơi xuất hiện tư tuởng chụp dật vốn của ngân hàng.

Nguyên nhân khách quan

Những thực trạng trên đây xuất phát từ những nguyên nhân khách quan nhưng những khó khan của nề kinh tế vĩ mơ chính là nguyên nhân chủ đạo gây hệ lụy đến mọi mặt của nền kinh tế mà lĩnh vực tài chính, ngân hàng khơng phải là ngoại lệ.

Hiện nay chúng ta chưa có một mơi trường kinh tế thực sự tốt để phục vụ cho kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả. Đó là vì nền kinh tế đã trải qua một thời kỳ dài trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, một cơ chế đã làm triệt tiêu tính sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. Việc quản lý xuất nhập khẩu cũng lỏng lẻo và chưa phát huy đợc vai trị của nó đối với nền kinh tế. Điều này khiến cho

nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng có khơng phát huy được hết tác dụng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hơn nữa,hoạt động kinh doanh ngoại tệ muốn mở rộng và phát triển phải có nền tảng vững vàng là thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó mà chỉ mới ở giai đoạn sơ khai là Trung tâm giao dịch ngoại tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Mặc dù đã đạt được những thành tích đáng khích lệ song thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vẫn bộc lộ một số hạn chế ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Mặt khác, trên thị trường chưa có các nhà mơi giới ngoại hối chuyên nghiệp để tạo điều kiện cho cung cầu gặp nhau. Đối tượng tham gia thị trường còn rất hạn chế, chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Chúng ta biết rằng trong các tầng lớp dân cư hiện nay còn tồn đọng một lượng ngoại tệ mặt rất lớn. Nếu đối tượng tham gia thị trường được mở rộng không giới hạn sẽ thu hút được một bộ phận lớn dân cư tham gia vào thị trường tự do. Các giao dịch được tập trung trên thị trường ngoại tệ sẽ tạo điều kiện để hoạt động thêm phong phú, đa dạng hơn và điều kiện quan trọng là phản ảnh được khá chính xác quan hệ cung cầu ngoại tệ, góp phần vào việc xác định tỷ giá linh hoạt và sát thực tế.

Việc tung ngoại tệ ra bán hay mua ngoại tệ vào của Ngân hàng Nhà nước đáng lẽ phải hồn tồn bí mật để tránh gây tác động tâm lý hay đầu cơ ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân, nhưng nhìn chung việc này chưa được thực hiện một cách có hiệu quả nên khi thấy Ngân hàng Nhà nước mua nhiều thì các ngân hàng thương mại sợ tỷ giá lên lại càng mua nhiều hoặc ngược lại. Điều này gây cho Ngân hàng nhà nước những khó khăn nhất định trong việc điều hành lượng cung ứng tiền. Bên cạnh đó, do việc kiểm soát trạng thái ngoại hối của Ngân hàng Nhà nớc đối với các ngân hàng thương mại chưa thực sự khắt khe nên kinh doanh ngoại tệ của một số ngân hàng thương mại và các công ty xuất nhập khẩu đơi khi cịn mang tính chất đầu cơ, đặc biệt khi tỷ giá biến động mạnh, nhu cầu nhập khẩu lại mang tính thời vụ, trong khi đó dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng

Nhà nước lại mỏng nên nhiều khi sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường cịn mang tính hành chính.

Hiện nay, chúng ta chưa thành lập thị trường tiền tệ hoàn hảo mà giữa thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối có mối quan hệ mật thiết. Các nhà đầu tư nước ngồi có thể đầu tư các khoản đầu tư ngắn hạn bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu kho bạc. Nhưng điều quan tâm hàng đầu của họ là tính lỏng của tài sản đang nắm giữ. Vì vậy, chỉ khi nào các chứng khốn đó được chuyển đổi tự do trên thị trường tiền tệ thì mới hấp dẫn được các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ sang VND để mua chứng khốn. Nhờ đó các hoạt động mua, bán, vay, cho vay ngoại tệ trên thị trờng ngoại hối mới có thể phát triển sâu rộng hơn, và hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn.

Thêm nữa, trình độ dân chúng về ngoại hối và các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường này còn rất hạn chế. Ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ quen với các hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay mà chưa có thói quen mua bán kỳ hạn, họ để mặc rủi ro về tỷ giá. Do vậy, các ngân hàng khó có thể mở rộng các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ vốn có của thị trường ngoại hối như mua bán có kỳ hạn, mua bán quyền chọn...

Hơn nữa, với môi trường pháp lý chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ nên đã gây ra những khó khăn, vướng mắc cho ngân hàng. Nhiều chính sách ban hành chưa lâu đã thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doang nghiệp. Chiến lược phát triển của một số ngành nghề sản xuất hoặc đề án kinh tế của các công ty chưa được thị trường chấp nhận. Đây là khó khăn rất lớn cho hoạt động của ngân hàng nói chung và ngân hàng SHB nói riêng.

Việc nghiên cứu thực trạng, đánh giá ưu nhược điểm cũng như các mặt còn hạn chế, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan cơ bản làm hạn chế khả năng quản lỷ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường hối đối của Ngân hàng SHB để từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm phát triển

công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cũng là góp phần trực tiếp giúp cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt kết quả cao hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, nó hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm nhất của xã hội lĩnh vực tiền tệ. Đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới, dù phát triển theo xu hướng nào thì ngân hàng đều giữ vai trị khơng thể thieeud, là mạch máu của nền kinh tế thế giới nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân đều chịu sự hướng dẫn của thị trường, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của các tổ chức tín dụng bao gồm các NHTMCP cũng khơng nằm ngồi sự tác động đó. Đây là tính khách quan tất yếu của thị trường. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội cũng khơng thể nằm ngồi các tác động của thị trường.

Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối, chương 2 của luận văn đã cung cấp những thông tin cần thiết để đánh giá thực trạng tình hình quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối, tìm ra các điểm còn hạn chế và xác định nguyên nhân hạn chế đó. Từ đó làm cơ sở tìm ra các giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro trong chương sau.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 102)