Kiến nghị với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 115 - 119)

- Tỷ giá giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn,hốn đổi được thực hiện theo nguyên tắc sau:

3.3.2 Kiến nghị với các doanh nghiệp

Trong hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng, khách hàng là các ngân hàng thương mại khác và các doanh nghiệp. Tuy nhiên thực trạng là hầu hết các doanh nghiệp chưa nắm được lợi ích của việc sử dụng công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro cho mình cũng như cho ngân hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đào tạo, nâng cao kiến thức cho cán bộ thông qua trao đổi nghiệp vụ với các doanh nghiệp khác có nhu cầu cùng sử dụng sản phẩm phái sinh hoặc chủ động kết hợp với các ngân hàng để tham gia các khóa đào tạo do ngân hàng tổ chứ, từ chỗ hiểu bản chất thì các doanh nghiệp mới có thể vận dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh thật hiệu quả.

Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội nói riêng. Trên cơ sở các định hướng, mục tiêu, chiến lược rõ ràng, với sự nỗ lực của bản thân, Ngân hàng SHB hy vọng sẽ sử dụng được các công cụ quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối một cách tối ưu nhằm nâng cao chất lượng kinh doanh ngoại tệ và tiến tới hoà nhập chủ động vào thị trường ngoại hối quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trước thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động KDNH của NH TMCP Sài Gòn Hà Nội, tác giả đã đề xuất các giải pháp để nâng cao hoạt động này. Tuy nhiên nếu chỉ có sự nỗ lực của riêng bản thân ngân hàng thì các giải pháp sẽ khó được thực hiện. Để thực hiện tốt việc quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ thì khơng những cần sự nỗ lực bản thân mỗi ngân hàng mà còn cần sự quản lý điều tiết của thị trường, của NHNN và các bộ phận liên quan khác. Để các giải pháp khả thi thì cần phải có sự phối hợp của các đối tượng liên quan, vì vậy tại cuối chương 3 tác giả đã đề ra một số kiến nghị với NHNN, Bộ tài chính và những doanh nghiệp với mong muốn nhận được sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ từ các chủ thể kinh tế, từ đó thúc đẩy sự phát triểm hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng như hạn chế các rủi ro trong quá trình kinh doanh giúp việc quản lý rủi ro đạt hiệu quả cao tại NH TMCP Sài Gòn Hà Nội nói riêng và các NH TMCP nói chung.

KẾT LUẬN

Trước yêu cầu mở cửa hội nhập nền kinh tế, Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà Nội ln từng bước hồn thiện và không ngừng nỗ lực hết mình để ngày càng phát triển bền vững hơn. Cơng tác phịng ngừa rủi ro hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng ln được chú trọng xong chưa đem lại kết quả khả quan. Tỷ lệ gặp rủi ro trong kinh doanh ngoại hối vẫn cao do chịu tác động của nhiều yếu tố như tỷ giá, khả năng thanh khoản, thiếu nguồn và gặp phải các rủi ro về tín dụng.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau:

Luận văn đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối và các biện pháp thực hiện quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối tại NH TMCP Sài gòn Hà Nội, đồng thời cũng chỉ ra được những thành công đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục cũng như nguyên nhân của những tồn tại đó.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối, luận văn đã đưa ra các giải pháp chủ yếu cho NH TMCP Sài gòn Hà Nội và những kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm ngoại hối phái sinh trong thời gian tới.

Việc áp dụng những giải pháp mà luận văn đề ra sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao công tác quản lý rủi ro, góp phần giảm tỷ lệ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hội tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Hà Nội. Tuy nhiên, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối là vấn đề cần nhiều sự quan tâm, cố gắng của NH TMCP Sài gịn Hà Nội nói riêng và sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước. Do đó, mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong

nhận được những đóng góp, bổ sung của các thầy cơ giáo và những người quan tâm tới đề tài này để luận văn hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 115 - 119)