- Tỷ giá giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn,hốn đổi được thực hiện theo nguyên tắc sau:
2.1.2.2 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Bảng 2.3. Bảng kết quả kinh doanh ngoại tệ từ năm 2008 tới năm 2012 của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội
Doanh số kinh doanh ngoại tệ của NH TMCP Sài Gòn -Hà Nội tăng trưởng không đều qua các năm.
Doanh số năm 2009 tăng 135.892 triệu đồng so với doanh số kinh doanh ngoại tệ năm 2008, tương ứng với 4.2 lần.
Nhưng tới năm 2010 thì doanh số kinh doanh ngoại tệ lại giảm 74.511 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng giảm 44% so với năm 2009.
Năm 2011 doanh số kinh doanh ngoại tệ đã tăng lên 17.031 triệu đồng, tương ứng với 18% so với doanh số năm 2010. Sang năm 2012 doanh số kinh doanh ngoại tệ lại bị giảm 7.397 triệu đồng so với năm 2011.
Bởi lẽ, Năm 2008-2009 là năm mà thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng có những biến động mạnh mẽ. Trong năm đó thì NHNN Việt Nam đã 2 lần mở nới biên đội tỷ giá USD/VND bởi lẽ tỷ giá
bình quân liên ngân hàng khi đó có biến động rất lớn, tăng từ mốc thấp nhất 15.800 lên mốc cao nhất 17.961, túc là đã tăng 13.6%. Bên cạnh đó, tỷ giá mua bán USD/VND thực tể trên thị trường còn cao hợp rất nhiều, lên tới 18.350 - 18-470, do vậy rủi ro tỷ giaácác doanh nghiệp gặp phải thực tế lên tới 14%-15% khi thực hiện chuyển đổi từ VND sang USD để trả nợ, thanh toán hang hoá nhập khẩu, ký quỹ, đặt cọc... .Cùng với đồng USD thì đồng tiền chung Châu Âu cũng khơng thể tránh khỏi vịng xốy của thị trường. Tỷ giá EUR/USD cũng có sự biến động rất mạnh gấp nhiều lần so với biên độ biến động của tỷ giá USD/VND. Trong 2 năm 2006-2007, tỷ giá EUR liên tục tăng so với đồng USD. Tuy nhiên khi bước sang năm 2008, khi Mỹ và tiếp đó là Châu Âu cùng bị khủng hồng nặng nề. EUR đã có sự giảm điểm và biến động hình sin so với đồng USD. EUR biến động tới mức thấp nhất 1.2 USD/1 EUR cho đến đỉnh điểm 1.6 USD/ 1 EUR, biến động len tới 36.75%, điều này gây ra rủi ro rất lớn cho các doanh nghiệp có nguồn thu bằng USD nhưng lại phải thanh toán bằng EUR. Đối với các doanh nghiệp chỉ có nguồn thu bằng VND thì rủi ro này càng lớn hơn do tỷ giá EUR/VND được tính chéo qua tỷ giá EUR/USD và USD/VND. Trong năm biến động rất lớn như vậy thì các sản phẩm phái sinh ngoại hối có cơ hội thị trường để đáp ứng nhu cầu bảo hiểum của khách hàng.
Tiếp theo 2 lần thay đổi biên độ tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND tới năm 2009 NHNN ban hành quyết đinh 622/QĐ-NHNN ngày 23/03/2009 , sau khi quyết định được ban hành thì kể từ ngày 24/03/2009 thì các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối được ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay( SPOT) của VND với đồng USD không được vượt quá biên độ ± 5% ( năm phần trăm) so với tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do NHNN quy định.Như vậy, theo quyết định này thì NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá VND với USD thêm 2% so với quyết định 2635/NHNN ngày 6/11/2008. Chính quyết định này đã tạo tiền đề giúp cho tỷ giá biến động 2 chiều linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trương,
đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất trong năm 2009. Cùng với sự tích cực của NHNN trong việc giúp tỷ giá giao dịch trở nên cạnh tranh so với tỷ giá trên thị trường và cùng với nhu cầu phòng vệ rủi ro tỷ giá của các TCKT lên cao mà doanh số kinh doanh ngoại hối năm 2009 là rất cao so với các năm trước.
Đến cuối năm 2010, tỷ giá đã trở nên bình ổn hơn do đó nhu cầu về hơp đồng phái sinh phòng vệ rủi ro tỷ giá cũng như việc kinh doanh nhằm kiếm lời từ việc biến đổi tỷ giá đã có phần giảm sút..Cụ thể là năm 2010 doanh số kinh doanh ngoại hối đã giảm 74.511 triệu đồng tương ứng với 44% so với năm 2009.
Trước tình hình nền thị trường ngoại tệ trong và ngồi nước biến động rất lớn trong năm 2008- 2009 và dư âm sang tới năm 2010 làm ảnh hưởng tới tâm lý của khách hang khi tham gia trên thị trường ngoại hối, NHNN ln mong muốn đưa ra chính sách để bình ổn thị trường. Trong 6 tháng đầu năm 2011 thì NHNN đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm duy trì sự ổn định. Khi đó tỷ giá giao dịch dần dần hạ nhiệt, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường này so với thị trường chính thức đã giảm xuống, thậm chí có thời điểm cịn thấp hơn cả thị trường chính thức- một hiện tượng hiếm thấy trong nhiều năm qua. Trên thị trường chính thức, tỉ giá giao dịch của các NHTM thường ở mức thấp hơn biên độ tối đa theo quy định (1% so với tỉ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố); xen kẽ những ngày tăng, tỉ giá đã có nhiều ngày đứng và nhiều ngày giảm, đây là điều hiếm thấy trước đây. Khi thị trường tự do bị thu hẹp, chênh lệch tỉ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức giảm thiểu, tỉ giá cơ bản ổn định và có xu hướng giảm, đã tạo thời cơ để NHNN mua vào ngoại tệ. Theo số liệu của NHNN, tính đến hết tháng 7, NHNN đã mua được 5 tỉ USD dự trữ ngoại hối, một động thái mà từ giữa năm 2008 đến trước tháng 5/2011 chưa thực hiện được. Khi này cá nhân và doanh nghiệp đã thấy yên tâm trong việc giao dịch ngoại tệ, họ khơng cịn tâm lý sợ mua bán ngoại tệ giao
ngay nữa, bước đầu mối quan hệ giữa ngân hàng và người dân, tổ chức kinh tế chuyển dần từ quan hệ huy động và cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng; việc niêm yết giá thanh toán, mua bán trực tiếp bằng ngoại tệ đã được thu hẹp. Bởi vậy, năm 2011, doanh số mua bán ngoại tệ đã tăng 17.029 triệu tương ứng với 18.16%.
Năm 2012 là năm đánh dấu bước thay đổi lớn của SHB khi sát nhập thành công với Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Tuy tài sản và quy mô nhân sự tăng nhưng tăng nhưng trong những tháng đầu thì việc ổn định về doanh số kinh doanh nói chung và doanh số kinh doanh ngoại nói riêng còn chưa ổn định bởi vậy, doanh số kinh doanh ngoại tệ năm 2012 của SHB đã giảm nhẹ 6.7% so với năm liền trước.