Giải pháp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 107 - 109)

- Tỷ giá giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn,hốn đổi được thực hiện theo nguyên tắc sau:

3.2.4 Giải pháp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ

Xây dựng quy trình kinh doanh ngoại hối bài bản, cho phép quản lý rủi ro trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ.

Việc xây dựng lại mơ hình kinh doanh ngoại hối theo ba cấp : Front Office (bộ phận kinh doanh ngoại hối trực tiếp), Middle Office (bộ phận kiểm soát và quản lý rủi ro), Back Office (bộ phận thực hiện giao dịch) kéo theo địi hỏi phải có một quá trình kinh doanh ngoại hối tương ứng phù hợp. Quy trình này phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh doanh ngoại hối đó là tính độc lập giữa các bộ phận. Các cán bộ giữa ba bộ phận này phải làm việc một cách độc lập, không phụ thuộc vào nhau để tránh sự thông đồng trong giao dịch, góp phần quản lỷ rủi ro một cách có hiệu quả. Hiện nay không chỉ Ngân hàng SHB mà hầu hết tất cả các ngân hàng thương mại khác trong n- ước đều chưa có bộ phận kiểm soát và quản lý rủi ro riêng biệt mà thay vào đó Back Office sẽ kiêm luôn cả nhiệm vụ của bộ phận này.

- Xây dựng hệ thống các hạn mức và các báo cáo phân tích ngoại hối nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá.

Một trong những biện pháp cơ bản để quản lý rủi ro là xây dựng các hạn mức cho cán bộ kinh doanh ngoại hối trực tiếp. Các hạn mức quan trọng phải xây dựng là:

+ Hạn mức giao trong ngày (Intraday trading limit): Hạn mức này cho phép kiểm soát tổng trị giá giao dịch trong ngày với một giao dịch viên, do đó hạn chế đợc rủi ro thua lỗ do đầu cơ ngoại tệ.

+ Hạn mức trạng thái qua đêm (Overnight trading limits): Hạn mức này cho phép kiểm soát trạng thái giao dịch tối đa vào cuối ngày.

+ Hạn mức đối với các trạng thái ứng với các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần...1tháng, 2 tháng ...: Hạn mức này cho phép kiểm soát đợc trạng thái của một loại ngoại tệ nào đó mà cán bộ kinh doanh ngoại hối đợc phép thực hiện giao dịch mua bán đối với một kỳ hạn nhất định.

+ Hạn mức giao dịch của khách hàng (Counter Party limits): Để tránh đ- ợc những rủi ro xảy ra khi một ngân hàng đối tác hay khách hàng không thể hay không muốn thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, ngân hàng cần phải đánh giá chất lợng (xếp hạng) xác định mức cho mỗi bên đối tác, mỗi loại giao dịch và kiểm tra định kỳ thờng xuyên các hạn mức này.

+ Hạn mức điểm dừng lỗ: Để hạn chế các rủi ro do đầu cơ có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh mua bán ngoại hối mà phổ biến chủ yếu hiện nay là rủi ro tỷ giá, cơng cụ chính đợc sử dụng trong quản lý rủi ro tại ngân hàng thơng mại tiên tiến là xây dựng quy định điểm dừng lỗ (stop loss limit) với giao dịch của cán bộ giao dịch trực tiếp (Dealer), quản lý sự xuống giá bất thờng của tỷ giá hối đoái (Cut loss limit), và xây dựng điểm cảnh báo (Warning line)

- Xây dựng hệ thống các báo cáo. Ngân hàng SHB cần phát triển hệ thống báo cáo hỗ trợ cho hoạt động kiểm soát và quản lý rủi ro mà cơ bản là một số báo cáo chủ đạo sau:

+ Báo cáo luồng tiền tệ (Cash Flow): Đây là báo cáo cho phép biết đợc các luồng tiền ra vào thực tế tại thời điểm hiện tại. Báo cáo này cho biết vào

thời điểm hiện tại, số d thực tế trên các tài khoản các đồng ngoại tệ thanh toán là bao nhiêu sau khi giao dịch mua bán ngoại hối đợc thực hiện.

+ Báo cáo phân tích sự khác biệt kỳ hạn (Gap and Mismatch position Analysis Report): Báo cáo này cho phép biết đợc vào một thời điểm nào đó, đối với một loại kỳ hạn nhất định thì tổng giá các giao dịch mua ngoại tệ vào, tổng trạng thái các giao dịch loại ngoại tệ bán ra và trạng thái thuần đối với giao dịch loại ngoại tệ đó là bao nhiêu.

+ Báo cáo phân tích độ nhậy của tỷ giá (Foreign Exchange Sensibility Analysis Report): Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, bất kỳ sự thay đổi bất thờng nào của tỷ giá hối đối cũng có thể gây rủi ro, thiệt hại cho ngân hàng. Báo cáo phân tích độ nhậy của tỷ giá là báo cáo cho ta đánh giá đợc lỗ lãi trong hoạt động kinh doanh ngoại hối ứng với từng sự thay đổi theo lý thuyết của tỷ giá hối đoái.

+ Báo cáo lỗ lãi giao dịch hàng ngày (Profit/Loss Report): Loại báo cáo này cho phép đánh giá đợc kết quả kinh doanh ngoại hối ứng với từng giao dịch viên trong ngày và với toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0231 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 107 - 109)