Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân

Một phần của tài liệu 0180 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36 - 43)

thương mại

Chất lượng tín dụng không tự nhiên sinh ra, chất lượng CVTD không phải là kết quả của ngẫu nhiên, nó là kết quả hàng loạt yếu tố kết hợp với nhau, cả yếu tố xuất phát từ bên trong ngân hàng lẫn do yếu tố bên ngoài tác động chất lượng CVTD:

1.2.3.1. Nhân tố chủ quan

Chất lượng bị ảnh hưởng mạnh nhất từ các chính sách kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng nào khi triển khai chương trình cho vay đều cần có chính sách tổ

27

chức khoa học để trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng, đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, uy tín ngân hàng được nâng lên... cho nên ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh cụ thể khi kinh doanh. Đặc biệt với hoạt động CVTD là thị trường rộng với khoản vay nhỏ lẻ càng bị tác động bởi chiến lược kinh doanh.

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho toàn bộ cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường

chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong mọi hoạt động

tín dụng nhằm hạn chế mọi rủi ro, nâng cao khả năng sinh lời, cuối cùng nâng cao chất

lượng tín dụng nói chung, nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng nói riêng.

Muốn nâng cao chất luợng tín dụng chúng ta cần phải nắm bắt được những nhân

tố tác động chính đến chất lượng tín dụng, bao gồm những yếu tố sau: - Chính sách CVTD:

Đầu tiên ngân hàng muốn thành công trong hoạt động cho vay tiêu dùng, thì ngân hàng cần đưa ra chính sách CVTD cụ thể. Cho vay tiêu dùng được tổ chức quy củ theo một quy trình nhất định, đưa ra các chương trình cho vay thích hợp với thị trường. Ngân hàng phải có chính sách CVTD thì hoạt động cho vay tiêu dùng mới có thể triển khai vào thị trường. Trong chính sách cho vay tiêu dùng lại có các chính sách là nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến chất lượng CVTD bao gồm:

+Chính sách khách hàng:

Khách hàng là đối tượng trực tiếp tham gia làm ra dịch vụ của ngân hàng, đồng thời là đối tượng trực tiếp sử dụng dịch vụ do ngân hàng cung cấp, cho nên vai trò của khách hàng rất lớn trong việc tác động đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Ngân hàng cần có chính sách phân loại khách hàng. Ví dụ: ngân hàng lựa chọn tiêu thức phân loại theo mức độ quan trọng: khách hàng truyền thống và khách hàng quan trọng, khách hàng khác. Qua đó ngân hàng lựa chọn khách hàng ưu tiên trong việc cấp tín dụng là khách hàng truyền thống và khách hàng quan trọng. Chính sách này sẽ níu giữ được khách hàng trưyền thống và khách hàng quan trọng, đồng thời tăng độ an toàn cho khoản vay vì ngân hàng nắm rõ về khách hàng của họ. Nhưng với chính sách này sẽ phản tác dụng khi ngân hàng cần xâm nhập thị trường mới,

28

đối tượng cấp tín dụng mới. Cho nên với từng dịch vụ cho vay tiêu dùng riêng ngân hàng cần nghiên cứu rõ về đối tượng khách hàng mà họ cần cung cấp. Với từng loại đối tượng khách hàng thì có nhu cầu tiêu dùng riêng, ngân hàng cần phải hiểu và nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của thị trường mình cần xâm nhập.

+ Chính sách giới hạn quy mô và giới hạn tín dụng:

CVTD là những khoản cho vay nhỏ lẻ ( trừ cho vay bất động sản), hình thức cho vay thì đa dạng...sở dĩ CVTD có những đặc điểm trên là do đặc tính của sản phẩm tiêu dùng thông thường: giá trị sản phẩm không lớn lắm, đa dạng các loại sản phẩm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

Khi ngân hàng thực hiện chính sách CVTD thường đưa ra giới hạn cung cấp tín dụng tiêu dùng để ngân hàng đáp ứng được các điều kiện kinh doanh của NHNN và duy trì độ an toàn cho ngân hàng.

Khi cho vay ngân hàng thường quan tâm đến tài sản bảo đảm của khách hàng với khoản vay. Ngân hàng không nên cho khách hàng vay qua số giá trị tài sản đảm bảo vì các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro rất cao.

Cho nên khi ngân hàng đưa ra được mức giới hạn tín dụng tiêu dùng, quy mô khoản cho vay hợp lý thì ngân hàng sẽ tối đa hoá được lợi nhuận mà vẫn cung cấp được sản phẩm, dịch vụ ra ngoài thị trường.

+ Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng:

CVTD là những khoản tín dụng có độ rủi ro rất cao, thường các ngân hàng áp dụng mức lãi suất khá cao cho từng khoản vay tiêu dùng so với khoản vay thông thường khác. Nhưng có điều đặc bịêt người tiêu dùng họ thường không quan tâm đến mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra, họ chỉ quan tâm tới số tiền họ phải trả. Nên khi đưa ra sản phẩm, dịch vụ CVTD các ngân hàng thường nghiên cứu cách trả lãi khoản vay phù hợp vói thu nhập người tiêu dùng như: trả lãi hàng tháng khách hàng sẽ cảm giác số lãi mình phải trả ít hơn so vơi mức lãi suất mình chịu, cũng giống như dịch vụ cho vay mua trả góp khách hàng sẽ không cần chú ý lắm đến số lãi mình phải trả mà quan tâm đến giá trị khoản tiền mình trả hàng kỳ có phù hợp vói thu nhập của mình không.như vậy với chính sách lãi suất phù hợp vói thị hiếu thì ngân hàng vừa thu được lãi suất cao vừa làm hài lòng khách hàng.

29

+ Thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ:

Kỳ hạn liên quan đến thanh khoản và rủi ro của ngân hàng cũng như mức thu nhập dự kiến trong tương lai của người vay. Chính sách thời hạn giải quyết mối quan hệ thời hạn của nguồn và thời hạn tài trợ, từ đó ngân hàng xác định kỳ hạn trung bình

(vì ngân hàng có nhiều loại tín dụng). Sau đó ngân hàng sẽ tính thời hạn tín dụng hợp

lý cho từng loại vay(để có cơ cấu hợp lý). Nhưng đối với khoản cho vay tiêu dùng ngân hàng còn căn cứ vào thu nhập của người đi vay để ra thời hạn tín dung phù hợp.

Thường thì các khoản CVTD có giá trị nhỏ nên thời hạn tín dụng ngắn. Ngân hàng đưa ra thời hạn tín dung hợp lý sẽ giúp thu hồi vốn nhanh và an toàn.

Kỳ hạn trả nợ: là khoàng thời gian trong mỗi khoảng thời gian đó khách hàng trả một phần gốc và lãi. Ngân hàng cần căn cứ vao kỳ thu nhập dự kiến của khách hàng để đưa ra kỳ hạn trả nợ. Khi ngân hàng đưa ra kỳ hạn trả nợ hợp lý khách hàng luôn luôn có khả năng trả nợ và ngân hàng thu được gốc với lãi.

+ Các khoản bảo đảm:

Hoàn trả tín dụng là điều kiện quan trọng nhất thực hiên mục tiêu kinh doanh của

ngân hàng. Để thu hồi được nợ ngân hàng phải xem xét một cách thận trọng đến uy tín

và năng lực của khách hàng, từ đó áp dụng các phương pháp cho vay thích hợp. Nếu khách hàng được xếp hạng tín nhiệm cao như có phẩm chất tốt trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, chấp hành tốt các hợp đồng tín dụng trong quá khứ và có triển vọng kinh doanh trong tương lai thì ngân hàng có thể cho vay không cần tài sản đảm bảo. Ngược lại với khách hàng không đạt các tiêu chuẩn cần thiết thì để hạn chết rủi ro buộc ngân hàng cho vay phải có tài sản đảm bảo.

Trong thực tế khi cấp tín dụng ngân hàng áp dụng các biện pháp bảo đảm thích hợp sẽ giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng mất khả năng chi trả khoản nợ. Đồng thời khi ngân hàng giữ tài sản bảo đảm hoặc cầm giấy tờ sở hữu đất đai của

30

+ Chính sách đối với khoản nợ có vấn đề:

CVTD càng phát triển về số lượng thì các tài sản có vấn đề (bao gồm: nợ đã quá hạn hoặc khó đòi, hoặc không đòi được) cũng tăng theo. Cho nên khi quyết định cho vay các cán bộ tín dụng cần đánh giá khách hàng cẩn thận và theo dõi sử dụng số tiền vay có đúng mục đích tiêu dùng trong hợp đồng.

Ngân hàng cần mua bảo hiểm với khoản nợ thấy độ an toàn thấp để giảm bớt rủi ro cho chính ngân hàng.

+ Xây dựng quy trình CVTD:

Các chính sách CVTD rất quan trọng tác động đến chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp, đồng hành với các chính sách đó ngân hàng cần có quy trình cho vay riêng với tín dụng tiêu dùng vì đặc điêm của CVTD có đặc trưng khác với các khoản cho vay thông thường. Quy trình cho vay hợp lý với đặc điểm của thị trưòng tiêu dùng rộng, giá trị khoản vay bé, đa dạng sản phẩm, đa dạng hình thức cung cấp tín dụng... Cần phải có quy trình in sẵn theo quy định của ngân hàng khi thưc hiện cho vay, vì nhiều khi không phải trực tiếp cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng mà cấp

tín dụng qua người bán hàng tiêu dùng. Có quy trình riêng của ngân hàng khi cung cấp tín dụng vừa giúp khoản vay thực hiện nhanh, vừa có tính an toàn cao, vừa thể hiên độ chuyên nghiệp cao.. .chất lượng dịch vụ sẽ được khách hàng đánh giá tốt.

- Chính sách xếp hạng khách hàng:

Ngân hàng cần có hệ thống chấm điểm khoa học: nhanh gọn, có khả năng đánh giá khách hàng cao.vừa không mất nhiều thời gian, làm hài lòng khách hàng (vì chỉ cần khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết, không cần khách hàng cung cấp quá nhiều thông tin). Chất lượng tín dụng sẽ được đánh giá cao.

Những nhân tố chủ quan là do chính bên ngân hàng tạo ra, nếu ngân hàng có các

chính sách cho vay tiêu dùng phù hợp với đặc trưng của vay tiêu dùng, các chính sách

đưa ra đi kịp thời đại sẽ giúp khách hàng lựa chọn ngân hàng.

1.2.3.2. Nhân tố khách quan

Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CVTD không chỉ dừng ở những yếu tố chủ quan xuất phát từ bên trong ngân hàng, mà còn chịu tác động bởi các yếu từ

31

các môi trường xung quanh: môi trường dân cư, môi trường kinh tế, môi trường kỹ thuật, môi trường chính trị, môi trường văn hoá, môi trường tự nhiên.

- Môi trường dân cư:

Mật độ dân số không phân bố đồng đều, nơi có giao thương phát triển thì ỏ đó đông dân cư. Ngân hàng nên đặt chi nhánh ở những nơi có mật độ dân cư đông và ở những đô thị phát triển vì ở đó dân cư thu nhập cao hơn những nơi khác, cho nên nhu cầu tiêu dùng cao.

- Môi trường kinh tế:

Nền kinh tế phát triển luôn kèm theo sự phát triển của ngành ngân hàng, khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu cần vốn, cung vốn nhiều hơn nền kinh tế kém phát triển. Nền kinh tế phát triển kéo theo sức mua chung của khách hàng tăng lên, cho nên khi triển khai dịch vụ CVTD ngân hàng cần biết được kinh tế đang phát triển ở giai đoạn nào, vì nền kinh tế tác động đên sức mua của người tiêu dùng cho các loại hàng hóa.

- Môi trường kỹ thuật, công nghệ:

Đó sự sáng tạo của con người ra các sản phẩm sản xuất đem lại hiêu quả sản xuất cao hơn lao động chân tay, ngân hàng áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình cung ứng dịch vụ sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Như máy ATM thay thê nhân viên ngân hàng trong việc khách hàng thực hiên giao dịch với ngân hàng như: rút tiền tự đông, thanh toán tiền khi mua hàng tại POS khoa học công nghệ sẽ giúp khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng.

- Môi trường chính trị:

Thông qua các luật thương mại, luật đầu tư, luật cạnh tranh, luật bảo vệ ngườ tiêu dùng...và luật ngân hàng thương mại ngân hàng biết giới hạn hoạt động của mình: có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Qua hệ thống luật thắt chặt hay nới lỏng hoạt động ngân hàng, ngân hàng theo đó mà kinh doanh. Với môi trường chính trị hoàn thiện ngân hàng an tâm trong việc kinh doanh tiền tệ, vì có xảy ra tranh chấp thì cứ theo hợp đồng và luật mà làm. Chính vì vậy môi trường chính trị sẽ quyết định đến chất lượng tín dụng tiêu dùng.

32

Ngân hàng hoạt động kinh doanh trên thị trường phải chịu sự quản lý vĩ mô của nhà nước trong “hành lang” hẹp. Điều này thể hiện ở các quy định, quy chế, pháp lệnh điều khoản luật đối với Ngân hàng. Ví dụ: tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn ngân hàng thương mại được sử dụng để cho vay trung và dài hạn là: 40%, nếu vượt tỷ lệ trên phải được chính phủ, ngân hàng nhà nước chấp nhận (theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN Việt Nam).

Như vậy NHNN duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ cho ra các quy đinh chặt chẽ đối với hoạt động ngân hàng, và ngược lại. Cho nên chính sách CVTD của ngân hàng chịu bó buộc trong giới hạn quy định của NHNN.

- Môi trường văn hoá:

Ở mỗi vùng có sự khác biệt nhất định về quan niệm sống, về các yếu tố của đời sống tinh thần.. .chính điều này quyết định đến thói quen tiêu dùng, sở thích của người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến đặc tính của thị trường. Vì vậy khi ngân hàng xâm nhập thị truờng phải nghiên cứu kỹ đặc tính văn hoá của thị trường đó, phải dự đoán chuyển biến kịp thời để thay đổi chiến lược kinh doanh, khả năng tiếp cận khách hàng.

- Môi trường tự nhiên:

Bao gồm các yếu tố khí hậu, năng lượng, nguyên liệu trong thiên nhiên.. .các điều kiện tự nhiên thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, đến các thành viên có quan hệ với vay vốn với ngân hàng. Việc nghiên cứu môi trường tự nhiên giúp cho các ngân hàng dự báo trong trường hợp rủi ro nhất định do điều kiện tự nhiên mang lại, đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời hiệu quả.

- Đối thủ cạnh tranh:

Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thường giống nhau, không thể khác biệt nhau hoàn toàn. Các ngân hàng muốn cạnh tranh nhau tốt phải tạo ra được đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp (điều đấy là rất khó). Cho nên đối thủ cạnh tranh sẽ là tác nhân trực tiếp ảnh hường đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng, đối thủ cạnh tranh có thể xâm nhập vào thị trường ngân hàng đang làm, sẽ làm và chiếm lĩnh mất thị trường, điều đó vô cùng nguy hiểm cho ngân hàng. Cho nên không chỉ

33

nghiên cứu chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, còn phải nắm bắt được chiến lược kinh doanh của đối thủ xem họ có cùng chiến lược với mình không, ra cùng thời điểm, hay mình đi sau... để có biện pháp kịp thời đối phó, quyết định đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Một phần của tài liệu 0180 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w