Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu 0180 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 64)

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiển gửi từ các khách hàng là các tổ chức kinh tế và cá nhân; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân từ khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; Kinh doanh vốn; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. Sau đây là một số hoạt động kinh doanh chính của VPBank:

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động rất được VPBank chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản, nâng cao vị thế của VPBank trong hệ thống Ngân hàng. Các sản phẩm huy động vốn của VPBank rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân cư và các tổ chức bằng ngoại tệ và nội tệ thông qua các kênh huy động khác nhau. Cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt. Các ngân hàng lại tăng cường các chiến dịch khuyến mại với cơ cấu quà tặng phong phú, thậm chí có giá trị rất cao như nhà ở biệt thự, căn hộ chung cư cao cấp, ô tô,... Thêm vào đó, do sự phát triển khá sôi động của thị trường chứng khoán đã làm dịch chuyển luồng vốn cá nhân và các doanh nghiệp vào đầu tư chứng khoán.

Thị trường 1: Là mảng thị trường tập trung vào các đối tượng là cá nhân và các tổ chức kinh tế. Ngoài các sản phẩm huy động truyền thống, VPBank không ngừng đưa ra các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích, cạnh tranh phù hợp với nhu cầu của cá nhân và tổ chức như: phát hành trái phiếu,. Ngoài ra, nhờ có chính sách lãi suất phù hợp cùng với các chương trình khuyến mãi với quà tặng hấp dẫn và mạng lưới hoạt động rộng khắp trong cả nước, thương hiệu Ngân hàng đã chiếm được vị trí vững chắc trong tiềm thức dân cư và các doanh nghiệp nên việc huy động vốn cũng trở nên thuận lợi hơn.

42

Thị trường 2: Là mảng thị trường tập trung vào các định chế tài chính, bên cạnh việc kinh doanh liên ngân hàng, VPBank còn nhận tài trợ của các tổ chức quốc tế như nhận uỷ thác đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước để tài trợ cho các dự án trọng điểm đóng góp chung vào sự phát triển của nền kinh tế.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn năm 2009 - quý III năm 2012

Ngắn hạn 15,145.568 97.03 23,414.950 97.04 26,559.987 97.97 42,509.777 98.13 Trung, dài hạn 463.358 2.97 713.175 2.96 549.526 2.03 811.225 1.87 Tổng cộng 15,608.926 0 10 24,128.125 100 27,109.513 100 43,321.002 100 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động (%) - - 55% - 12% - 60% -

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Ngân hàng VPBank)

Nền kinh tế gặp khó khăn nên đối với hoạt động huy động vốn cũng không thoát khỏi những khó khăn chung đó. Nhưng với nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng, tình hình huy động vốn của VPBank vẫn tăng trưởng về quy mô qua các năm và hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra.

Qua bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng VPBank chủ yếu tập trung là vốn huy động Ngắn hạn và hoạt động huy động vốn được gia tăng qua các năm với tỷ trọng tăng đáng kể. Đến hết quý III năm 2012 đạt 43,321 tỷ đồng tăng 60% so với năm 2011 và quan trọng hơn là tỷ trọng vốn có sự tập trung vào huy động vốn ngắn hạn, đây là do người dân đang ngày càng có sự lựa chọn kỳ hạn gửi an toàn cho mình và nguyên nhân là do lãi suất có sự thay đổi dẫn đến không gửi dài hạn trong năm đó. Trong cơ cấu vốn huy động tập trung chủ yếu là ngắn hạn các kỳ hạn phổ biến là 1- 6 tháng chiếm tới trên 70% và tập trung là huy động từ dân cư, tiền gửi từ các tổ chức chiếm tỷ trọng nhỏ. Nguồn huy động từ thị trường liên ngân hàng đạt tỷ trọng nhỏ trong huy động ngắn hạn nhưng góp phần rất lớn

43

vào việc đáp ứng nhu cầu vốn cho thanh khoản hàng ngày và giải ngân tín dụng ngày một tăng nhanh, nhất là trong điều kiện huy động tiết kiệm còn hạn chế.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ huy động vốn năm 2009 - quý III năm 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

□ Ngắn hạn □ Trung, dài hạn

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Ngân hàng VPBank)

Đi sâu chi tiết huy động của từng phòng giao dịch và chi nhánh, Top 10 chi nhánh

có huy động khách hàng tốt nhất như chi nhánh Hà Nội năm 2011 đạt 3,825 tỷ đồng; Chi nhánh Thăng Long năm 2011 đạt 3,579 tỷ đồng, Chi nhánh Sài Gòn đạt 3,364 tỷ đồng; Chi nhánh Hồ Chí Minh đạt 2,823 tỷ đồng, Chi nhánh Đông Đô đạt 2,606 tỷ đồng; ngoài ra còn các chi nhánh năm 2011 huy động đạt cao là Chi nhánh Kinh Đô, Sở Giao dịch, Chi nhánh Ngô Quyền, Chi nhánh Hải Phòng, Chi nhánh Huế.

Trong 2 năm 2008-2009 thị trường tài chính tiền tệ gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đạt được tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao là vượt kế hoạch tới vài chục phần trăm. Tuy vậy, những rủi ro về lãi suất đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Chỉ tiêu hoạt động Năm 2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Hết quý III năm 2012 Tỷ trọng (%)

Cho vay thương mại 4,970.561 38.28 6,156.776 38.93 13,608.63 0

55.95 25,736.62 7

71.98

44

Năm 2009 năm đầy sóng gió của các ngân hàng, 6 tháng đầu năm lãi suất huy động liên tục tăng cao, lãi suất cơ bản tăng liên tục từ 8,25%/năm lên tới 14%/năm, huy động của các ngân hàng đã có lúc lên tới 19%-20%, các chiêu thức chào mới lãi suất nhằm tăng huy động, đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng được tung ra. Chi phí huy động cao, ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn.làm nhiều ngân hàng đã phải dừng cho vay. Bởi cho vay thì không bù lại được chi phí huy động, các ngân hàng quay sang thu phí tín dụng, phí tài sản. Tất cả những hình thức đó chỉ để đối phó với ngân hàng nhà nước. Sau thời gian hoạt động, các doanh nghiệp, tổ chức đã quen đến, biết đến VPBank, địa chỉ tin cậy, cũng như Ngân hàng có nhiều ưu đãi riêng có giành cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại VPBank đó là tài khoản siêu lãi suất. Vì thế số lượng các doanh nghiệp vay vốn tại VPBank ngày một tăng, đi liền với các giao dịch thanh toán qua tài khoản cũng được chuyển về VPBank. Nhiều đơn vị có số dư tiền gửi duy trì vài chục tỷ đồng phải kể đến như: Công ty VTC, Công ty chứng khoán Vincom, công ty Petrolimex, Công ty Techcom, Công ty Vũ Linh.

2.1.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh, những năm gần đây Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao trên thế giới, nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của Ngân hàng khá sôi động.

VPBank thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Việc tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn hoạt động cho Ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh, những năm gần đây Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới, nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của các Ngân hàng khá sôi đông. Hoạt động tín dụng của VPBank được giữ vững theo theo phương châm “bảo thủ”, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng. Đồng thời với phương châm phân tán rủi ro. VPBank đã chú trọng hỗ trợ tích cực cho các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh

45

doanh cá thể trong việc phát triển sản xuất kinh doanh và đáp ứng các nhu cầu tín dụng tiêu dùng cho các cá nhân thu nhập cao. Do vậy, cùng với sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của các đơn vị, tốc độ phát triển tín dụng vẫn đạt mức tăng trưởng khá trong điều kiện chính sách tiền tệ có nhiều thay đổi, đồng thời chất lương tín dụng vẫn được đảm bảo an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng năm 2009 - quý III năm 2012

Cho vay tiêu dùng 3,215.422 24.76 4,435.685 28.05 4,891.556 20.11 5,181.400 14.49 Cho vay bất động sản 4,799.946 36.96 5,220.808 33.02 5,824.010 23.94 4,838.542 13.53 Tổng cộng 12,985.92 8 10 0 15,813.26 9 100 24,324.19 7 100 35,756.570 100 Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%) - - 22% - 54% - 47% -

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Ngân hàng VPBank)

Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ trọng vốn hàng năm được tập trung vào lĩnh vực cho vay thương mại và lĩnh vực cho vay thương mại ngày càng tăng tỷ trọng và dư nợ qua các năm. Năm 2009, các hoạt động cho vay về thương mại, tiêu dùng và bất động sản khoảng cách khá gần nhau, năm 2010 cũng không có sự chênh lệch lớn giữa cơ cấu trong cho vay và có tốc độ tăng trưởng 22% so với năm 2009. Nhưng sang tới năm 2011 và 2012 ta thấy, tỷ trọng cho vay thương mại có khoảng cách khá xa so với cho vay tiêu dùng và bất động sản. Chẳng hạn, năm 2011 chiếm gần 56% trong cơ cấu cho vay và tăng dư nợ 54% so với năm 2010. Đến hết quý III năm 2012 tỷ trọng cho vay thương mại vẫn chiếm chủ đạo với 71,98% trong cơ cấu cho vay và tăng dư nợ 47% so với năm 2011. Trong đó phải kể đến 10 chi nhánh đóng góp dư nợ đáng kể cho việc tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng, chi nhánh Sài Gòn, chi nhánh Hồ Chí Minh, Chi nhánh Ngô Quyền, Chi nhánh Kinh Đô, chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Đông Đô, chi nhánh Thăng Long, Sở Giao dịch, chi nhánh Đà Nằng, chi nhánh Nghệ An.

46

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ hoạt động tín dụng năm 2009 - quý III năm 2012

Đơn vị: tỷ đồng 30,000 20,000 25,000 10,000 15,000 5,000

□ Cho vay thương mại □ Cho vay tiêu dùng □ Cho vay bất động sản

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Hết quý III Năm 2012 Năm

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Ngân hàng VPBank)

Ngay từ đầu năm 2009 với những khó khăn về nguồn vốn, Hội đồng quản trị, Ban điều hành VPBank đã thống nhất chủ trương thu hẹp tín dụng, tập trung thu hồi nợ cũ, thận trọng đối với khoản cho vay mới.

Năm 2010 dư nợ của VPBank không tăng nhiều so với năm 2009, nguyên nhân là do chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và tình hình khó khăn của nền kinh tế. Điều này làm ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank.

Năm 2011 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của VPBank với những thay đổi mạnh mẽ trong chiến lược kinh doanh. Đánh dấu kết quả của năm đầu việc đổi tên ngân hàng đồng thời thay đổi hệ thống nhận diện, liên tục mở rộng mạng lưới trên toàn quốc và tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ là những bước đi đầu tiên trong việc thực hiện mục tiêu đưa Ngân hàng VPBank trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam, là đối tác tài chính đáng tin cậy được lựa chọn của các khách hàng, là nơi đầu tư mang lại lợi ích hấp dẫn, lâu dài với các cổ đông và môi trường làm việc chuyên nghiệp cho người lao động. Để thực hiện được mục tiêu này, VPBank cũng đang

47

thực hiện dự án tái cấu trúc toàn diện với tư vấn của một đơn vị tư vấn quốc tế chuyên nghiệp khá nổi tiếng, có uy tín và kinh nghiệm, hướng tới một mô hình ngân hàng hiện đại đa năng, phát huy tối đa hiệu quả của cơ chế quản lý, năng lực công nghệ và con người.

Tín dụng luôn là mảng hoạt động chính, là thế mạnh của VPBank, đã đóng góp phần lớn cho lợi nhuận của ngân hàng. Hiện nay VPBank áp dụng chính sách tín dụng linh hoạt có kiểm soát nên luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng từ các doanh nghiệp. VPBank xác định sẽ chú trọng hơn đến các khách hàng doanh nghiệp, tích cực đẩy mạnh chất lượng dịch vụ và tăng cường chăm sóc khách hàng để các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng dễ dàng hơn. Trong năm 2012 và những năm tiếp theo, VPBank đã có những chính sách và hoạt động cụ thể nhằm rút ngắn khoảng cách tiếp cận vốn giữa doanh nghiệp và ngân hàng để VPBank thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp, cùng hợp tác phát triển. Đặc biệt là, trong năm 2012 trở đi VPBank sẽ thực hiện các hoạt động “Thúc đẩy bán hàng”, tăng cường các hoạt động tiếp thị mạnh mẽ, đồng thời đẩy mạnh các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giảm thiểu các thủ tục để các khách hàng nói chung có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay

2.1.3.2. Các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng * Tình hình thanh toán trong nước và quốc tế

Với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và hệ thống ATM rộng khắp trên toàn quốc, VPBank cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng với chất lượng cao. Là thành viên của Hiệp hội thanh toán điện tử liên Ngân hàng Citad, bù trừ và hệ thống thanh toán VCBmoney, hàng năm tổng giá trị giao dịch thanh toán nội địa chuyển VPBank hội sơ đạt khoảng trên 200.000 tỷ VND (bao gồm cả chuyển đi và nhận về) chuyển qua VPBank Hội sở (chưa kể các chi nhánh ở các tỉnh thành phố khác).

Đối với mảng dịch vụ thanh toán quốc tế, VPBank thực hiện mô hình tập trung thanh toán quốc tế giữa các chi nhánh và Hội sở chính thông qua Trung tâm thanh toán. Do vậy nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế và tài trợ thương mại được Trung tâm thanh toán xử lý theo một quy trình và chuẩn mực thống nhất trên toàn hệ thống, đảm bảo an toàn cho hệ thống thanh toán của VPBank. Tỷ lệ điện chuẩn trong thanh toán của VPBank luôn ở mức cao, góp phần làm giảm chi phí phát sinh, rút ngắn

Kết quả hoạt động Năm 2009 Năm 2010 % tăng/ giảm Năm 2011 % tăng/ giảm Hết quý III năm 2012 % tăng/ giảm Tổng tài sản 18,647.630 27,943.006 49.85 57,960.325 107.4 2 76,681.510 32.30

48

thời gian giao dịch. Nhiều năm liên tục, VPBank đạt giải thưởng về chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do các tập đoàn tài chính toàn cầu như Union Bank, The Bank of New York, CityBank-Mỹ, Wachovina Bank trao tặng. Hơn nữa, VPBank hiện đang có quan hệ đại lý với khoảng 130 ngân hàng lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới (chưa kể đến chi nhánh của họ). Điều này góp phần rút ngắn thời gian VPBank phát hành, thông báo và thu xếp các yêu cầu xác nhận tín dụng thư liên quan đến giao dịch xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Trong năm 2009 thị trường ngoại tệ diễn biến khá bất thường, lúc thì dư thừa các NHTM từ chối không mua, lúc lại thiếu hụt nghiêm trọng không ai bán ra, vì vậy trong nhiều giai đoạn VPBank buộc phải thắt chặt điều kiện mở L/C (tăng tỷ lệ ký quỹ, yêu cầu khách hàng tự lo nguồn ngoại tệ thanh toán,...). Trước khó khăn đó, doanh số và số lượng của hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank năm 2009 đã không đạt được kế hoạch đề ra. Mặc dù vậy, tổng thu phí dịch vụ TTQT trong năm 2009 cũng đạt hơn 10,4 tỷ đồng, chỉ giảm 4% so với năm 2008.

Năm 2010, mặc dù hoạt động trong môi trường kinh tế khó khăn nhưng hoạt động của Trung tâm WU đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận: Doanh số chi

Một phần của tài liệu 0180 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w