Một số mục tiêu định hướng phát triển

Một phần của tài liệu 0180 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 101)

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, cũng giống như các NHTM Việt Nam khác, định hướng phát triển của Ngân hàng VPBank trong giai đoạn 2011-2015 hướng đến mục tiêu chất lượng hiệu quả. Kế hoạch hoạt động của Ngân hàng VPBank là: nâng cao năng suất, hiệu quả của các điểm giao dịch hiện tại, mở rộng cơ sở khách hàng; tái cấu trúc và kiện toàn bộ máy điều hành; khai thác, cải tiến công nghệ hiện có đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh tiến dần theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Mặc dù còn nhiều thách thức trong thời gian tới, nhưng với những ưu thế đang có và sẽ tự tạo lập trong tương lai, VPBank đang từng bước khẳng định vị thế nhằm hướng tới mục tiêu: “Trở thành một trong năm Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và trở thành một trong ba Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam”.

3.1.2.1. Định hướng phát triển khách hàng, sản phẩm, thị trường

Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược ngân hàng bán lẻ: chú trọng đến phân khúc khách hàng khác nhau về thu nhập, trình độ để có chính sách sản phẩm phù hợp; nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đặc biệt chú ý chăm sóc các đối tượng khách hàng cao cấp.

80

Đẩy mạnh triển khai các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, hiện đại (hệ thống ATM, POS, Internet Banking, Mobi Banking, Home Banking...).

Đa dạng hóa hệ thống danh mục sản phẩm dịch vụ cung ứng. Các sản phẩm chủ đạo là thẻ, tài khoản, tiết kiệm thông thường, tiết kiệm tự động, sản phẩm tài khoản và tiết kiệm đầu tư cá nhân, tín dụng tiêu dùng, thấu chi, sản phẩm tín dụng có nguồn trả nợ từ thu nhập tiền công, tiền lương ổn định.

Tập trung trọng tâm vào công tác huy động vốn từ thị trường 1 để tạo tiền đề phát triển kinh doanh, trong đó chấp nhận cạnh tranh để tăng trưởng huy động vốn từ dân cư và có các chính sách tích cực để thu hút các nguồn tiền gửi lớn của doanh nghiệp; tăng cường huy động vốn trung dài hạn bằng các sản phẩm hấp dẫn và cạnh tranh để góp phần hạ tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Đa dạng hóa nguồn ngoại tệ.

Tập trung phát triển mạng lưới trên các địa bàn trọng điểm tại các tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn tập trung đông dân cư, có tiềm năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, du lịch, phát triển thêm các PGD tại Hà Nội và TP HCM, các PGD tại một số địa bàn thị xã, thị trấn sầm uất thuộc các tỉnh thành phố lớn nơi đã có chi nhánh; phát triển thêm các chi nhánh mới tại các tỉnh có tiềm năng như: Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Ninh Bình, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Cà Mau...

3.1.2.2. Định hướng tăng cường và củng cố hệ thống quản trị nội bộ

Tái cơ cấu và đẩy mạnh các hoạt động quản trị nội bộ, tăng cường và củng cố bộ máy quản trị nội bộ, nâng cao vai trò hỗ trợ của các khối, trung tâm, phòng ban chức năng tại hội sở. Bên cạnh việc cơ cấu lại các khối kinh doanh khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân đã có, dự kiến sẽ xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý các hoạt động của các khối để chỉ đạo điều hành và hỗ trợ tốt hơn cho các đơn vị kinh doanh bao gồm: Khối tín dụng tiêu dùng, Khối quản trị nguồn nhân lực, Khối quản trị rủi ro, Khối vận hành, Khối pháp chế và kiểm soát tuân thủ. Phân chia hoạt động của các chi nhánh thành các vùng, khu vực, có các giám đốc của các vùng, khu vực với vai trò quản lý và hỗ trợ hoạt động cho các chi nhánh địa

Chỉ tiêu Ke hoạch năm 2013

(tỷ đồng)

Tổng tài sản 104,440.217

81

phương và các điểm giao dịch trong vùng, khu vực trên một địa bàn dân cư. Thực hiện công việc tái cấu trúc Ngân hàng theo mô hình đề ra với sự năng động và thân thiện đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới phân phối, cả mạng lưới chi nhánh và mạng lưới ngân hàng điện tử. Nâng cao năng suất của các chi nhánh và PGD lên ít nhất 1,5-2 lần tương ứng với khoảng 230 chi nhánh, phòng giao dịch để đạt so với mặt bằng chung của thị trường.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng, phân tích khách hàng để làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách phí, lãi suất, quan tâm tới tổng lợi ích mà khách hàng mang lại, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm, khuyến khích khách hàng sử dụng đa dạng các sản phẩm dịch vụ khác. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị MIS, nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin cần thiết cho công tác quản lý, điều hành của ban lãnh đạo.

Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của Ngân hàng. Xây dựng chính sách đãi ngộ cạnh tranh, giúp thu hút và duy trì nguồn nhân lực trình độ cao. Có chiến lược đào tạo để nâng cao trình độ và chất lượng CBNV. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc VPBank, tạo sự gắn bó của người lao động. Xây dựng hệ thống quản trị, đánh giá nhân sự theo KR và KRI để tạo động lực phấn đấu của mỗi cá nhân.

Tiếp tục thực hiện việc nâng cấp và khai thác các tính năng của hệ thống core banking hiện có, triển khai thêm các module và các tiện ích khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh và công tác quản trị điều hành. Đầu tư xây dựng phần cứng đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh, xây dựng hệ thống data center theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn thông tin và vận hành thông suốt, liên tục, ứng dụng công nghệ phục vụ cho các dịch vụ Ngân hàng điện tử trong đó đặc biệt ưu tiên phục vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân và SME.

Trên cơ sở định hướng hoạt động, mục tiêu kinh doanh năm 2013 cụ thể hóa một số chỉ tiêu sau:

82

Bảng 3.1: Ke hoạch kinh doanh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng năm 2013

Huy động vốn 67,147.553

Dư nợ tín dụng 54,349.986

Dư nợ tín dụng cho vay

tiêu dùng 6,797.997

Lợi nhuận trước thuế 1,877.942

Số lượng nhân viên 4200

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Ngân hàng VPBank)

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, Tổng giám đốc đã cho thành lập trung tâm chiến lược với sự tư vấn của công ty toàn cầu Mc Kenzy đảm nhiệm công việc tái thiết ngân hàng.

Với định hướng Ngân hàng VPBank trở thành một trong ba Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng VPBank hoạt động với phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.

- Đối với Khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh.

- Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao động. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng. Đảm bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hoá...

83

- Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao hàng năm ...

- Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước; Luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCPViệt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu 0180 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w