Hoàn thiện chính sách CVTD: vừa mang lại an toàn, lợi ích cho ngân hàng vừa mạng lại tiện ích cho khách hàng khi giao dịch. Chính sách CVTD rất quan trọng đối với hoạt động CVTD, vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình cấp tín dụng tiêu dùng của ngân hàng.
Nên dành nhiều đầu tư cho hoạt động CVTD, giảm tỷ trọng cho vay xây lắp xuống, nâng tỷ trọng cho vay tiêu dùng lên.
Ngân hàng nên đầu tư nhiều vào hoạt động marketing ngân hàng, để nâng hình ảnh ngân hàng mình trong lòng khách hàng lên cao hơn nữa. Đồng thời giúp khách hàng biết đên sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đang cung cấp.
96
Ngân hàng nên sớm triển khai bảng xếp hạng khách hàng cá nhân vào hoạt động, để cán bộ tín dụng xếp hạng khách hàng khách quan hơn và khoa học hơn. Bảng xếp hạng khách hàng rất quan trọng, vì các cán bộ tín dụng nhìn vào đó sẽ biết được khách hàng của mình có độ an toàn cao đến mức nào, cán bộ tín dụng căn cứ một phần vào đó để ra quyết định cho vay đối với ngân hàng.
Ket luận chương 3:
Trên cơ sở hệ thống lý thuyết và phân tích thực trạng về chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Chương 3 đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị tới các cơ quan quản lý là Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành liên quan; kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước và kiến nghị đối với bản thân Ngân hàng VPBank để nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng trong thời gian trước mắt cũng như trong dài hạn.
97
KẾT LUẬN
Việt Nam chính thức gia nhập WTO, sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong nền kinh tế Việt Nam, trong những năm tới nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển không ngừng về mọi mặt. Với sự phát triển trong tương lai mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà, thì thị trường cho vay tiêu dùng báo hiệu đấy là thị trường đầy tiềm năng, các ngân hàng Việt Nam đã và đang nắm bắt được điều đó, các ngân hàng đang gia sức chiếm lĩnh được thị trường mang lại hiệu quả kinh doanh cao này.
Trước những thách thức của đổi thay đất nước Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã chuẩn bị trước cho riêng mình kế hoạch cụ thể để tiến hành hội nhập thành công cùng đất nước, đây cũng là bước thay đổi bản thân của ngân hàng để ngân hàng trở thành một ngân hàng trong tốp đầu Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Không chỉ đang thay đổi về cơ cấu tổ chức, ngân hàng còn thay đổi mạnh về phương hướng kinh doanh, trước đây ngân hàng ưu tiên cho hoạt đông cho vay các dự án xây lắp, nhưng trong những năm tới ngân hàng sẽ đi sâu vào hoạt động cho vay cá nhân và bảo hiểm, đánh dấu sự đổi thay lớn về chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Để chuẩn bị cho việc thay đổi chiến lược thành công ngân hàng đã có sự chuẩn bị rất kỹ càng cho hai hoạt động này là ngân hàng đã và đang triển khai hoạt đông CVTD và thành lập công ty bảo hiểm.
Sau một thời gian nghiên cứu lý luận và làm việc tại Ngân hàng VPBank, tôi đã lựa chọn đề tài về cho vay tiêu dùng “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng”, trong khuôn khổ luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại.
Thứ hai: Phân tích thực trạng về chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.
98
Thứ ba: Đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.
Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô và các bạn.
Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo PGS.TS Lê Thị Tuấn Nghĩa cùng các đồng nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Anh (2011), Bài giảng môn Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng,
Hà Nội.
2. Tô Kim Ngọc (2004), Giáo trình lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, NXB Thống Kê,
Hà Nội.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/06/2003, Hà Nội.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004, Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 ban hành về quy chế cho vay đối với khách hàng, Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
7. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, Hà Nội.
8. Đỗ Thị Thủy (2007), ”Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập WTO”, Bài viết tham gia Hội thảo khoa học ”Nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong điều kiện mới” của Học viện Tài chính - tháng 8/2007, Hà Nội.
9. Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (2009, 2010, 2011, hết quý III năm 2012), Báo cáo huy động vốn, Báo cáo cơ cấu cho vay, Báo có chi tiết dư nợ theo thành phần kinh tế, Báo cáo chi tiết dư nợ theo hình thức cho vay tiêu dùng, Bảng cân đối kế toán, báo cáo nợ quá hạn, các quyết định liên quan đến công tác cấp tín dụng cho vay tiêu dùng tại VPBank, Hà Nội.
100
10. Tạp chí Ngân hàng
11. Tạp chí Thị trường tài chính - Tiền tệ
12. Trang web: Vpb.com.vn, vietnamnet.vn, Vnexpress.net
13. Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính
14. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội