Trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu hoàn thiện công cụ tạo lập vốn trên thị trường tín dụng, mà tiêu chí hàng đầu là “An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế” nên có thể nhận thấy việc hoàn thiện khung pháp lý về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác đăng ký giao dịch, tài sản, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội”.
Các văn bản pháp luật thông tư hướng dẫn thực hiện về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm và bảo đảm tiền vay của nước ta trong những năm gần
94
đây đã từng bước được hoàn thiện tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cung cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mại phục vụ sự phát triển kinh tế của đất nước, giảm thiểu rủi ro, an toàn vốn cho hoạt hoạt động của các tổ chức tín dụng. Mặt khác quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý này cũng tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản hoá các thủ tục cho các tổ chức kinh tế, doanh nhân tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Tuy nhiên các văn bản pháp luật cũng như các thông tư hướng dẫn trong thời gian qua vẫn còn sự bất cập chưa phù hợp với yêu cầu thực tế, còn chồng chéo, chưa rõ ràng trong thuật ngữ gây nên khó khăn tốn kém cho khách hàng và hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, bảo đảm tiền vay, công chứng, chứng thực phù hợp với thông lệ quốc tế tạo thuận lợi cho hoạt động ngân hàng.
Kiến nghị với Nhà nước và các bộ ngành liên quan là tăng lương và sử dụng lao động hợp lý, kiềm chế lạm phát vì khi lương của người lao động được trả đầy đủ xứng đáng thì nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng phong phú hơn vì đó mà Ngân hàng sẽ đẩy mạnh được nâng cao chất lượng tiêu dùng, giảm được nợ xấu, nợ quá hạn. Khi lạm phát làm đồng tiền mất giá, có nghĩa là để mua được hàng hoá người tiêu dùng phải bỏ nhiều tiền hơn mới có thể đáp ứng được lợi ích của mình, do đó việc khống chế lạm phát ở con số vừa phải giúp người dân chi tiêu cho mục đích tiêu dùng được tốt hơn và đồng thời hoạt động sản xuất kinh doanh cũng thuận lợi hơn. Tạo điều kiện cho tiêu dùng được đẩy mạnh và chất lượng cho vay tiêu dùng được cải thiện.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước.
NHNN nước thực hiện quản lý hoạt động ngân hàng ngày càng chặt chẽ hơn, tránh cho các ngân hàng rơi vào tình trạng gây nguy hiểm đến hoạt động ngân hàng, vì: hệ thống ngân hàng rất dễ bị ảnh hưởng bởi hệ thống thông tin lan truyền, các
95
khách hàng rất nhạy cảm với các thông tin từ phía ngân hàng, đặc biệt là những thông tin xấu. Cho nên quản lý chặt chẽ các hoạt động của các ngân hàng sẽ giảm bớt các thông tin xấu, ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng. Đặc biệt hoạt động CVTD rủi ro rất cao, khi ngân hàng nào qua đi sâu vào tín dụng tiêu dùng, mà chất lượng tín dụng không tốt, rất dễ rơi vào tình trạng xấu.
Hoàn thiện hệ thống các văn bản luật và dưới luật của ngân hàng, không để tình trạng chồng chéo các văn bản với nhau. Tạo điều kiện môi trường khinh doanh thống nhất cho các ngân hàng.
NHNN thực hiện chỉ đạo, đưa ra các định hướng vĩ mô cho hoạt động ngân hàng thương mại. Khuyến khích các ngân hàng cho vay bằng các công cụ NHNN dùng để điều hành, như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc...
Thị trường nội tệ và ngoại tệ trong năm vừa qua có nhiều tiến triển rõ rệt, vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh vào nước ta, nhưng các NHTM vẫn cần có sự hỗ trợ và quản lý của ngân hàng để hoạt động ngân hàng đi vào ổn định hơn. Thúc đẩy qua trình huy động vốn, tạo tiền đề cho phát triển hoạt động tín dụng.
Các chính sách của ngân hàng cần đi trước và định hướng cho các ngân hàng thương mại theo một hướng đi chung. Giúp cho thị trường tài chính Việt Nam phát triển đi theo một hướng chung, mới tạo dựng được sự phát triển đồng bộ.