Các giải pháp nâng cao chất lượng CVTD của NHTM

Một phần của tài liệu 0180 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 43)

- Đầu tư vào nghiên cứu:

Sự phát triển của thị trường hàng hóa thông thường là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nhu cầu tiêu dùng trong thị trường thông thường tăng cao ảnh hưởng đến nhu cầu vay tiêu dùng của người dân. Cho nên các ngân hàng muốn phát triển tốt hoạt động CVTD thì đầu tư ban đầu là nghiên cứu sự phát triển của thị trường thông thường. Đầu tư vào nghiên cứu những nhu cầu cần thiết nhất của thị trường đang cần, để đưa ra được các hình thức cấp tín dụng tiêu dùng sao cho hiệu quả nhất.

Khi nghiên cứu được thị trường thông thường đang cần loại sản phẩm tiêu dùng nào nhất, ngân hàng nên nghiên cứu đưa ra các hình thức cấp tín dụng hiệu quả, tác động trực tiếp đên tâm lý người tiêu dùng, để họ dám chấp nhận rủi ro thực hiện nhu cầu tiêu dùng của bản thân.

Các phương thức cấp tín dụng cũng rất quan trọng, ngân hàng đưa ra các phương thức cấp tín dụng phù hợp với khả năng của các loại khách hàng, thì dịch vụ ngân hàng cung cấp sẽ được chấp nhận nhiều nhất, và chất lượng tín dụng cũng từ đó nâng lên. Như phương thức cho vay trả góp định kỳ được người tiêu dùng chấp nhận nhiều nhất, vì nó phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng có thu nhập ổn định.

- Đưa ra quy trình cho vay, thanh điểm chấm điểm khách hàng riêng đối với tín dụng tiêu dùng:

Hoạt động cho vay tiêu dùng không giống như các hoạt động cho vay thương mại. Khách hàng vay chủ yếu là cá nhân có thu nhập ổn định, không giống như cho vay thương mại chủ yếu là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nên quy trình đánh giá xếp hạng các khách hàng cá nhân khác hoàn toàn với khách

34

hàng doanh nghiệp, ngân hàng muốn đánh giá đúng khả năng tài chính của khách hàng cá nhân phải có quy trình xếp hạng khách hàng riêng cho các khách hàng này.

Hoạt động CVTD có độ rủi ro rất cao, ngân hàng cần nghiên cứu đưa ra quy trình

cho vay cụ thể đối với hoạt động CVTD, để giảm bớt rủi ro của hình thức cho vay này

và nâng cao chất lượng tín dụng lên. Tránh được mức dư nợ tín dụng quá hạn cao, luôn

luôn duy trì mức dư nợ tín dụng nhóm 1, 2 ở mức cao.

Trước hết cần quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và có chiến lược lâu dài phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Bởi vì theo nguyên lý con người là yếu tố quyết định. Để nâng cao chất lượng tín dụng trước yêu cầu hội nhập cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chình độ chuyên môn ghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng.

Cán bô tín dụng là nguồn lực tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là đối tượng đánh giá trung thực nhất đến chất lượng tín dụng ngân hàng đang cấp. Có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi và trung thực là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất làm cho chất lượng tín dụng của ngân hàng nâng lên.

Ngân hàng cần chú trọng nhiều nhất đến đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi và nhiệt tình, trung thực là đã thực hiện kinh doanh rất hiệu quả.

Thay vì gọi là kiểm tra giám sát khoản vay ngân hàng chuyển sang chế độ chăm sóc khách hàng phù hợp: một mặt theo dõi sử dụng khoản vay, một mặt làm cho khách hàng không cảm thấy mình bị “theo dõi”.

Nhiều khách hàng khó tính hoăc xấu hổ khi có người khác luôn theo dõi các thu nhập định kỳ của họ, và họ tỏ ra khó tính khi bị kiểm soát. Cho nên khi giám sát các hoạt động cho vay các cán bộ tín dụng phải rất khéo léo. Để giai quyết vướng mắc này ngân hàng nên có chương trình công khai chăm sóc khách hàng thường xuyên. Định kỳ theo như định trước cán bộ tín dụng gọi điện hoặc đến gặp khách hàng quảng cáo các chương trình ngân hàng đang ưu tiên triển khai, giới thiệu cho khách hàng biết đồng thời hỏi thăm nguồn tín dụng khách hàng đang vay ngân hàng đã và đang được sử dụng đúng mục đích không, và khả năng tài chính của khách

35

- Đầu tư vào khoa học công nghệ ngân hàng: một mặt tạo tính bảo mật cao, mặt kia đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Công nghệ ngân hàng rất quan trọng đối với hoạt động ngân hàng hiện đại, ngân

hàng có công nghệ cao thực hiện việc quản lý năng suất làm việc của đội ngũ cán bộ ngân hàng hiệu quả, công nghệ ngân hàng tốt sẽ quản lý được tốt đến chất lượng tín dụng ngân hàng ở mọi thời điểm. Sỏ dĩ thực hiện được như vậy là vì hoạt động ngân hàng thực hiện trực tiếp qua hệ thống công nghệ.

Hoạt động đối thủ cạnh tranh đề đưa ra chính sách phù hợp đúng thời điểm, đúng lúc.

Biết được tiềm lực đối thủ cạnh tranh của mình và các chính sách đối thủ đang đưa ra có trùng lặp với các chính sách ngân hàng mình không, và thời điểm mình đưa

ra có sau hay trước đối thủ.. .nhận biết được các tình hình kinh doanh của đối thủ ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc đưa ra các hướng giải quyết hiệu quả nhất.

- Thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng.

Thông tin phản hồi thường xuyên từ phía khách hàng rất quan trọng, cho biết được chất lượng dịch vụ ngân hàng đang cung cấp tốt hay không tốt, nhưng ngân hàng phải có hệ thống sàng lọc thông tin, nắm bắt được thông tin nào tốt, thông tin nào nên cần dùng.

Chất lượng CVTD rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, ngân hàng thực hịên tốt chất lượng CVTD mới nâng cao được hoạt động của mình lên, mới tăng thu nhập từ hoạt động CVTD. Ngân hàng không chỉ thực hiên mở rộng cho vay tiêu dùng mà còn cần tăng về chất lượng hoạt động này mới chứng tỏ vị thế của mình trong lĩnh vực này.

Ket luận chương 1:

Chương 1 đã đề cập những vấn đề cơ bản về NHTM và hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM; chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM, các chỉ tiêu về chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM làm nền tảng khoa học cho việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Việt Nam

36

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG

TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Vỉệt Nam Thịnh Vượng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam) (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm.

Trụ sở chính tại số 8, Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của Thủ đô Hà Nội bên hồ Hoàn Kiếm. Cùng với sự thay đổi tên gọi, VPBank cũng chính thức đưa vào sử dụng logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Với tên gọi và hình ảnh mới, VPBank chính thức bước sang giai đoạn phát triển mới mà mục tiêu xuyên suốt là thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Vốn điều lệ khi mới thành lập là 20 tỷ đồng, theo thời gian VPBank đã không ngừng lớn mạnh nhiều lần tăng vốn điều lệ, đến gần cuối năm 2012 vốn điều lệ đã đạt 5.050 tỷ đồng. Trong năm năm gần đây, VPBank đã không ngừng chú trọng đổi mới công nghệ, cải tiến áp dụng toàn hệ thống phần mền tiên tiến, hiện đại Core Banking của Thụy Sỹ, triển khai chiến lược phát triển với sự tư vấn của Công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới - McKinsey. Liên kết hợp tác với nhiều định chế tài chính, các tập đoàn để đa dang hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ khách hàng.

Về mạng lưới hoạt động, VPBank đã có tổng số 201 điểm giao dịch: (53 Chi nhánh đã năng và 148 chi nhánh chuẩn) tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nằng, Bình Định, Bình Thuận, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Vũng

37

Tàu, Bình Dương; Cùng với 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union; VPBank còn có các công ty trực thuộc : Công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC) và Công ty TNHH Chứng khoán VPBank (VPBS).

Về nhân sự, ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tông, số lượng CBNV chỉ có vẻn vẹn 18 người. Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng. Đến gần hết năm 2012 tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là: 3.642 CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% CBNV có trình độ đại học và trên đại học.

Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. VPBank thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. Với lực lượng lao động trẻ, sáng tạo, VPBank đã liên tục giành được các danh hiệu, giải thưởng uy tín trong và ngoài nước:

Năm 2005, VPBank nhận bằng khen của thống đốc NHNN dành cho tập thể lao động xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ ngành Ngân hàng.

Năm 2006, VPBank nhận bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam cho tập thể

cán bộ, Nhân viên VPBank về thành tích công tác xuất sắc và được NHNN xếp loại A.

Năm 2007, giành chứng nhận kỷ lục Guinness Việt Nam - là Ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ Chip tại Việt Nam - cho sản phẩm thẻ Chip VPBank Platinum Master Card và tiếp tục được NHNN xếp loại A 2 năm liên tiếp,...

Nhiều năm liên tục giành chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do các tổ chức uy tín nước ngoài trao tặng: Union Bank - Mỹ, The Bank of New York, CitiBank - Mỹ, Wachovina Bank - Mỹ,.. Được NHNN xếp hạng trong nhóm G12; Được khách hàng bình chọn là “Thương hiệu mạnh năm 2011”; Giải thưởng vì cộng đồng năm 2011.

VPBank cũng là doanh nghiệp đi đầu trong phong trào, hoạt động xã hội do Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung Ương

38

2.1.2. Mô hình tổ chức và nhân sự của Ngân hàng TMCP ViệtNam Thịnh Vượng

- Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của VPBank, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ quy định.

- Hội đồng quản trị: Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh VPBank để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của VPBank, trừ những vấn đề của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.

- Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của Ngân hàng. Ban kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra hoạt động tài chính của VPBank; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của VPBank; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của VPBank.

- Các Uỷ ban của Hội đồng quản trị: các Uỷ ban là cơ quan giúp việc cho Hội đồng quản trị, có vai trò tham mưu cho Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị và thực hiện một số nhiệm vụ do Hội đồng quản trị phân công.

+ Uỷ ban nhân sự: + Uỷ ban quản trị rủi ro

- Các hội đồng: do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản

trị Ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu

quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Các hội đồng của VPBank bao gồm:

+ Hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có (ALCO): có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

+ Hội đồng đầu tư: có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

39

+ Hội đồng tín dụng: quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi theo quy chế xét miễn giảm lãi.

+ Hội đồng khen thưởng: quyết định sử dụng quỹ khen thưởng của VPBank để thưởng cho cán bộ công nhân viên VPBank hoặc những cá nhân tập thể có sáng kiến hoặc đóng góp mang lại hiệu quả hoạt động cho VPBank.

+ Hội đồng hỗ trợ kỹ thuật: thay mặt HĐQT VPBank phối hợp các thành viên khác của đối tác chiến lược OCBC trong việc vạch ra và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ kỹ thuật trên các lĩnh vực quản lý rủi ro, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, quản lý và kinh doanh tiền tệ, quản trị ngân hàng,...

- Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc, cá Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

- Các phòng nghiệp vụ và các trung tâm: Theo sơ đồ khối nêu trên, VPBank đã thành lập các phòng nghiệp vụ để thực hiện các chức năng kinh doanh Ngân hàng và trợ giúp các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống. Ngoài các phòng nghiệp vụ, VPBank có 6 trung tâm lớn là:

+ Trung tâm thẻ với chức năng cung cấp các dịch vụ về thẻ cho khách hàng; + Trung tâm tin học với chức năng quản lý tập trụng hoạt động liên quan tới công nghệ thông tin của Ngân hàng và các đơn vị trực thuộc;

+ Trung tâm kiều hối và chuyển tiền nhanh với chức năng quản lý hoạt động kiều hối và chuyển tiền nhanh Western Union;

+ Trung tâm thanh toán để phục vụ hoạt động thanh toán trong nước của VPBank và hoạt động thanh toán quốc tế;

+ Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ khu vực Hà Nội và Trung tâm hỗ trợ khu vực Tp Hồ Chí Minh là nơi tập trung nghiệp vụ thẩm định tài sản, kế toán và hành chính của tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn.

40

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Chỉ tiêu vốn huy động Năm 2009 Tỷ trọn g (%) Năm 2010 Tỷ trọn g (%) Năm 2011 Tỷ trọn g (%) Hết quý III năm 2012 Tỷ trọng (%)

41

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần đây

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán,

Một phần của tài liệu 0180 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w