Trích lập dự phòng của các hình thức cho vay tiêu dùng tại VPBank

Một phần của tài liệu 0180 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85)

Bảng 2.15: Trích lập dự phòng cho vay tiêu dùng năm 2009 - quý III năm 2012

Cho vay mua nhà - xây dựng - sửa chữa nhà 26.00 9 43.19 5 66.0 8 343.855 696.0 5 397.46 5 15.5 9 Cho vay trả góp mua ô tô 7 48.76 0 56.60 616.0 323.015 0 470.7 3529.95 6 64.0 Cho vay hỗ trợ tài chính đi

du học 7.58 6 7.44 7 - 1.83 41.679 459.6 5 25.02 6 - 39.96 Cho vay cá nhân tín chấp 2 6.50 6 10.42 560.3 52.099 9 399.6 6 88.32 0 100.0

Cho vay thấu chi - - - - - 17.66

5

100.0 0 Cho vay thông qua phát

hành thẻ 5.41 9 8.93 7 64.9 3 62.519 599.5 6 103.04 6 64.8 2 Cho vay tiêu dùng khác 8 14.08 2 22.34 958.5 218.817 9 879.3 2310.61 5 41.9

Tỷ lệ trích lập dự phòng cho vay tiêu dùng so với cho vay

24.76% 28.61

% 19.31%

13.50 %

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Ngân hàng VPBank)

về chất lượng tín dụng: Mặc dù VPBank đã thực hiện các biện pháp rà soát, xử lý nợ xấu, củng cố bộ máy thu hồi nợ ở Hội sở và các chi nhánh, nhưng do ảnh hưởng chung từ những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước các doanh nghiệp là khách hàng của VPBank cũng gặp nhiều khó khăn, nên tỷ lệ nợ xấu tăng cao là điều không tránh khỏi. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu giảm dần tại thời điểm cuối năm 2010, 2011 so với năm 2009, nhưng không tránh khỏi tình trạng không tốt của nền kinh tế đến hết quý III năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng

71

gia tăng trở lại. Qua bảng trên về tỷ lệ trích lập dự phòng các món vay quá hạn và các món vay tiêu dùng ta thấy, tỷ lệ trích lập dự phòng cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ rất cao và có xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2009 đến năm 2012, điều này lý giải việc tăng dư nợ cho vay tiêu dùng đã làm gia tăng nợ quá hạn và việc gia tăng dư nợ đó đã dẫn đến nhiều khách hàng có tài sản đảm bảo cho món vay không mạnh. Điều này giúp VPBank có định hướng và chiến lược cụ thể hơn đối với các món vay tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong CVTD nói riêng và cho vay nói chung.

2.4. Đánh giá chung về chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

2.4.1. Kết quả đạt được

Như vậy thông qua đánh giá về quy mô và hình thức cho vay tiêu dùng, đánh giá về nợ xấu, nợ quá hạn, Thu lãi và trích lập dự phòng từ các hình thức cho vay tiêu dùng tại VPBank trong giai đoạn 2009- quý III năm 2012 ta nhận thấy Ngân hàng triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng là một chính sách hoàn toàn hợp lý. Hoạt động này đã thu được một số thành công đáng kể như sau:

- Quy mô của hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng tăng và tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng theo, báo hiệu VPBank có thể mở rộng thị trường và có thể phát triển thêm nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng để thu hút sự tiêu dùng của khách hàng nhằm gia tăng lãi cho Ngân hàng.

- Qua bảng phân tích hoạt động thu - chi của từng hình thức cho vay tiêu dùng trên chúng ta nhận thấy tiềm năng của hoạt động CVTD rất cao, khả năng sinh lời của hoạt động CVTD cao hơn rất nhiều so với hoạt các hoạt động khác, báo hiệu đây sẽ là thị trường rất nhiều tiềm năng cho ngân hàng VPBank.

- Để góp phần đem lại hiệu quả trong cho vay tiêu dùng nói trên, một số chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay tiêu dùng từ những năm 2009, chẳng hạn như chi nhánh Đông Đô, chi nhánh Ngô Quyền, chi nhánh Thăng Long, chi nhánh Hồ Chí Minh, chi nhánh Đà Nang,.... Thực ra hiệu quả cho vay tiêu dùng VPBank còn phát

72

huy hơn nữa nếu không có chỉ thị 01-2011/CT-NHNN về hạn chế cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về khống chế dư nợ cho vay tiêu dùng nhằm kiềm chế lạm phát. Do đó, VPBank cũng theo xu hướng chung của các Ngân hàng là đầy mạnh cho vay lĩnh vực sản xuất và hạn chế có thời gian còn dừng cho vay tiêu dùng trong năm 2011 và năm 2012. Làm tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng có chững lại nhưng kết quả thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng thì vẫn cao hơn các loại hình cho vay khác.

- Ngân hàng liên tục tăng dư nợ CVTD trong những năm trở lại đây, nợ trong hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, nợ quá hạn luôn chiếm một phần nhỏ trong dư nợ CVTD. Nhưng tốc độ tăng dư nợ quá hạn nhanh hơn tốc độ tăng dư nợ trong hạn, thể hiện dư nợ CVTD tăng đồng nghĩa với dư nợ quá hạn tăng lên, mặc dù dư nợ quá hạn vẫn là con số bé trong tổng dư nợ, nhưng điều đó cũng cần lưu ý, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng.

- Trong cơ cấu nợ quá hạn thì chủ yếu đến từ các khoản vay không có tài sản đảm bảo. Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) vẫn duy trì các con số bé nhưng biểu hiện một phần chất lượng tín dụng đã bị giảm. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở mức thấp, cho thấy những nỗ lực của Ngân hàng VPBank trong việc thu hồi các khoản nợ đến hạn, và kiểm soát chất lượng tín dụng của các chi nhánh.

Trong đó, có một số năm dư nợ CVTD chi tiết theo sản phẩm chưa cao cũng góp phần làm cho nợ quá hạn chiếm tỷ lệ ít, vì các khoản CVTD ít nên các cán bộ tín dụng không phải theo dõi quá nhiều khoản nợ, nên độ tập trung theo dõi nợ sẽ cao hơn, giúp giảm thiểu các khoản nợ quá hạn.

Vì hoạt động CVTD chưa được ưu tiên nên ngân hàng rất thận trọng trong CVTD, tức là khi lựa chọn khách hàng cho vay cán bộ tín dụng phải xem xét rất kỹ về khả năng an toàn của khách hàng với khoản vay, điều này góp phần làm giảm các khoản nợ xấu xuống, nhưng có hạn chế nhiều khách hàng bị ngân hàng bỏ qua không cấp tín dụng cho họ mặc dù độ an toàn của họ cũng rất cao nhưng độ an toàn của họ không đáp ứng đủ điều kiện cho vay của ngân hàng.

Có kết quả trên là do: (1) Ngân hàng đã và đang thực hiện tốt các chỉ đạo từ Ban Lãnh đạo Ngân hàng triển khai các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tiêu dùng.

73

Ngân hàng thực hiện phân loại các khoản nợ theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước đề ra. Ngân hàng còn đầu tư vào việc nghiên cứu tìm kiếm các lý do xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng để có biện pháp phòng ngừa và giải quyết; (2) Ngân hàng VPBank triển khai các bộ phận kiểm toán nội bộ, giám sát từ xa nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay đối với các sản phẩm cho vay tiêu dùng nhằm tránh những sai sót về mục đích vay hay quy trình cấp tín dụng trong hoạt động cho vay này; (3) Ngân hàng VPBank luôn được khách hàng vay nói chung và khách hàng vay tiêu dùng nói riêng đánh giá tốt về thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên thông qua việc không những Ngân hàng phát triển được thêm khách hàng mới mà còn giữ chân được khách hàng cũ. Đời sống của khách hàng vay tiêu dùng ngày một nâng cao, Ngân hàng luôn đảm bảo được an toàn - lợi nhuận - sức mạnh trong cạnh tranh với các Ngân hàng bạn.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân2.4.2.1. Hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế

Tuy chất lượng tín dụng của Ngân hàng VPBank được đánh giá tương đối tốt trong mặt bằng chung của hệ thống Ngân hàng nhưng so với các quy định về mức độ an toàn của một NHTM, chất lượng tín dụng vẫn còn thấp, thể hiện ở những mặt sau:

- Nợ quá hạn vẫn còn cao: Mặc dù ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm xong đây vẫn là con số cao. Mặt khác, nhìn vào cơ cấu nợ quá hạn, ta thấy nợ quá hạn trên 360 ngày có xu hướng tăng, trong đó tập trung chủ yếu là cho vay mua ô tô; hai là dư nợ thẻ tín dụng và cho vay tín chấp lương. Đây một phần hậu quả từ chính sách kích cầu tiêu dùng, việc mở thẻ tín dụng ồ ạt cho khách hàng để lấy chỉ tiêu dư nợ thẻ tín dụng nên việc thẩm định bị xem nhẹ. Hơn nữa, những khoản nợ quá hạn có tài sản bảo đảm thì việc phát mại tài sản đảm bảo là xe ô tô thường mất giá trị lớn do quá trình sử dụng và không bảo quản, thu hồi tài sản gặp nhiều khó khăn do con nợ bỏ trốn, tài sản có tranh chấp, hoặc không thu hồi được tài sản...

- Cùng với dư nợ CVTD tăng lên thì dư nợ xấu cũng tăng theo, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tiêu dùng, vì nếu cứ tăng dư nợ CVTD cùng

74

tăng dư nợ xấu là báo hiệu kinh doanh không hiệu quả. Ngân hàng không nên duy trì quá nhiều tỷ lệ nợ xấu.

- Cơ cấu dư nợ theo thời gian tuy chuyển dịch theo chiều hướng tích cực nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong dài hạn nếu như không có sự sàng lọc nâng cao chất lượng từng khoản tín dụng phê duyệt. Bởi những lý do, trên sao kê chi tiết dư nợ nhóm dư nợ ngắn hạn tập trung ở các sản phẩm: cho vay bổ sung vốn kinh doanh, cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh chứng khoán, trong năm 2011 cho vay ngắn hạn kinh doanh, đầu tư kinh doanh bất động sản tăng mạnh, từ 220.545 triệu đồng năm 2010 tăng lên 234.371 triệu đồng năm 2011 tương ứng mức tăng 6,3%. Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản trong những năm qua biến động thất thường do ảnh hưởng của thị trường thế giới, tâm lý nhà đầu tư, hiện tượng đầu cơ, làm giá...nên nhiều nhà đầu tư cũng bị điêu đứng tài chính bị khó khăn. Mà thường những người kinh doanh chứng khoán, buôn bán bất động sản sử dụng đòn bẩy tài chính lại có dư nợ lớn nên khi đã gặp khó khăn thì khả năng trả nợ ngân hàng cũng rất mong manh. Nên đẩy mạnh cho vay ngắn hạn sản phẩm này khi thẩm định cũng cầm tính toán kỹ đến phương án xấu nhất, đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

- Trong hoạt động kinh doanh cạnh tranh về giá là chiến lược lớn quyết định tới thành công của Doanh nghiệp. Đối với ngân hàng thì lãi suất cho vay chính là giá của sản phẩm. Thực tế, lãi suất cho vay của VPBank trong những năm qua vẫn ở mức cao, cao hơn khối các ngân hàng nhà nước 3-4%/năm, khối các ngân hàng TMCP 1-2%/năm tùy từng thời điểm. Do đó làm giảm hiệu quả cạnh tranh của ngân hàng. Đồng thời, tác dụng sàng lọc rủi ro thông qua chính sách lãi suất bị giảm tác dụng. Bởi những khách hàng tư cách tốt, khả năng trả nợ đảm bảo sẽ không chấp nhận mức lãi suất cao, và tìm đến các ngân hàng khác. Còn khách hàng khả năng tài chính yếu hơn đi vay ngân hàng khó thì sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất cao miễn là vay được tiền. Chính vì thế mức lãi suất kém cạnh tranh như hiện nay của VPBank đã gián tiếp gia tăng rủi ro cho ngân hàng.

75

2.4.2.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

Một là, việc tuân thủ quy chế, quy trình về tín dụng của VPBank đôi khi còn chưa chặt chẽ. Đặt biệt là thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng. Trong việc thẩm định tài sản đảm bảo nhiều cán bộ thẩm định còn xem nhẹ việc thẩm định nhân thân mối quan hệ giữa chủ tài sản và người vay, xuống thực địa xem tài sản. Nên khi xẩy ra quá hạn, xem lại tài sản thì đã qua muộn. Đối với ban tín dụng, hội đồng tín dụng khi xem xét duyệt vay đôi khi vẫn bị sự chi phối dẫn dắt của cán bộ tín dụng, hay bị yếu tố cá nhân xem vào như khách hàng là chỗ người quen, tin tưởng cán bộ tín dụng

Công tác kiểm tra, giám sát nợ vay, thu hồi nợ còn mang nặng tính hình thức. Cán bộ tín dụng hầu như chỉ giám sát khoản vay dựa trên những tài liệu định kỳ doanh nghiệp cung cấp. Việc kiểm tra trực tiếp cơ sở sản xuất của doanh nghiệp không được tiến hành liên tục, thường xuyên. Định kỳ 6 tháng, có khi 1 năm một lần, cán bộ tín dụng mới xuống làm việc với khách hàng về khoản vay, đôi khi có một số trường hợp cán bộ tín dụng giải ngân cho vay mà chưa một lần xuống thực địa doanh nghiệp. Do đó, cán bộ tín dụng không thể nắm bắt được thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của dự án.

Hai là, năng lực thẩm định món vay của chi nhánh còn hạn chế. Khả năng thu thập thông tin về năng lực tài chính, khả năng trả nợ cũng như tính khả thi của món vay tại chi nhánh còn chưa thật hiệu quả. Khi thẩm định cho vay, việc đánh giá những biến động của thị trường chưa được tập trung chú ý nên nhiều món vay khi thẩm định có tính khả thi, có phương án trả nợ tốt nhưng khi thực hiện lại không có hiệu quả, không có khả năng trả nợ nên đã phát sinh lãi treo và nợ quá hạn.

Sự phối hợp giữa thẩm định và tín dụng chưa được đồng bộ, ảnh hưởng đến tốc độ xử lý và chất lượng công việc. Bên cạnh đó, quy định trách nhiệm từng bộ phận còn mang tính hình thức, chưa quyết liệt.

Ba là, huy động vốn có sự tăng trưởng cao nhưng năm 2010 chưa đáp ứng được cho vay tại chi nhánh. Nguồn huy động dài hạn vẫn ít, xu hướng tiết kiệm

76

tăng ở kỳ hạn theo tuần, cũng là gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng khi lượng khách rút tiền ồ ạt. Mặt dù quán triệt các khoản cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp yêu cầu chuyển hoạt động tài khoản qua VPBank nhưng doanh số phát sinh các giao dịch chưa nhiều. Một phần do các khách hàng này đã mở tài khoản và thường xuyên giao dịch ở ngân hàng khác, một phần vì chất lượng phục vụ của bộ phận giao dịch còn nhiều cứng nhắc, nguyên tắc nên khách hàng mới tâm lý không thích.

Bốn là, đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ ít kinh nghiệm. Tuy đã qua đào tạo 100% tại các trường Đại học, có nền tảng kiến thức vững chắc nhưng kinh nghiệm thẩm định thực tế còn ít; kỹ năng giao tiếp, khai thác thông tin từ khách hàng còn hạn chế. Điều này thể hiện rõ ở những ý kiến trình chưa sắc sảo, chưa phân tích được những vấn đề về thị trường, đối thủ cạnh tranh... để có những dự báo chính xác.

* Nguyên nhân thuộc về khách hàng

Môt là, dư nợ chiếm tỷ trọng lớn số lượng khách hàng cá nhân nên ý thức trả nợ của khách hàng rất quan trọng. Tại chi nhánh có những món vay phát sinh quá hạn đôi khi không phải vì họ không có tiền nộp mà khách hàng có chút mê tín nên nhất khoát không đi nộp tiền vào ngày đầu tháng, hay chưa qua rằm.hoặc có trường hợp khách hàng đi công tác, đi du lịch. Vì vậy, nợ quá hạn luôn có nguy cơ bị chuyển nhóm.

Hai là, các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vay tiêu dùng chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn mang tính chất gia đình, trình độ quản lý, quản trị rủi ro trong kinh doanh ít được quan tâm. Do vậy khi kinh doanh gặp phải khó khăn, thị trường đầu ra, đầu vào biến động hoặc chỉ sự thay đổi trong

Một phần của tài liệu 0180 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w