Thực trạng chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu 0241 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68)

nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương VN - Chi nhánh Ba Đình

2.2.2.1. Theo chỉ tiêu định tính

Thứ nhất, về tuân thủ quy trình thẩm định. Hiện nay, toàn bộ các dự án đầu

tư của DNNVV đều được chi nhánh thực hiện theo đúng quy định của NHCT, các cán bộ tại NH đều ý thức được việc phải thực hiện đúng các bước của quy trình do Trụ sở chính đề ra sao cho có hiệu quả nhất từ bước tiếp nhận hồ sơ đến khi kết thúc thẩm định đưa ra quyết định đầu tư, từ cán bộ QHKH đến CBTĐ đều nắm rõ và tuân thủ đúng quy trình, quy định.

Chỉ tiêu này được đo lường dựa trên kết quả kiểm tra của Trụ sở chính NHCT thông qua các phòng ban: Kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực, Kiểm toán nội bộ. NHCT đánh giá mức độ tuân thủ của chi nhánh thông qua Chỉ số lỗi tuân thủ dựa trên kết quả theo dõi chi nhánh của các phòng nghiệp vụ Trụ sở chính và bên ngoài. Các hồ sơ thẩm định dự án phải tuân thủ các quy trình, quy định sau:

- Quy định khung chính sách cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam theo quyết định số 165/2017/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 15/03/2017;

- Quy định khung hoạt động cho vay đối với khách hàng theo quyết định số 167/2017/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 15/03/2017

- Quy định về thực hiện bảo đảm cấp tín dụng Quyết định số 1718/2014/QĐ- HĐQT-NHCT35 ngày 25/12/2014 và văn bản sửa đổi bổ sung lần thứ nhất số 080/2017/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 06/02/2017

Đối chiếu theo các quy trình, quy định trên, NHCT đưa ra Hệ thống chỉ số lỗi tuân thủ của NHCT đối với công tác thẩm định như sau:

đúng theo quy

định/quy trình doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạch kinh doanh,phương án/dự án... của KH theo quy định

Trọng Yếu Thẩm định không

đúng theo quy định/quy trình

Không thực hiện/không có nội dung thẩm định phương án/dự án đề nghị cấp tín dụng của KH Không Trọng Yếu Thẩm định không đúng theo quy định/quy trình

Không rà soát mối quan hệ của khách hàng với các khách hàng khác đang quan hệ tín dụng tại NH cấp tín dụng để xác định nhóm khách hàng liên quan Không Trọng Yếu Thẩm định cao hơn so với thực tế

Lợi dụng công việc được giao, nhận hối lộ/gợi ý khách hàng đưa hối lộ để thẩm định năng lực tài chính của khách hàng cao hơn so với thực tế

Trọng Yếu Lập hồ sơ thẩm định giả mạo/hướng dẫn cho khách hàng

Lập hồ sơ thẩm định giả mạo/hướng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ giả mạo

Trọng Yếu

Quyết định cấp tín dụng không đúng theo quy định

Không đánh giá lợi ích và rủi ro nếu cấp tín dụng cho KH (rủi ro pháp lý, rủi ro kinh doanh, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá...) và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro Không Trọng Yếu Quyết định cấp tín dụng vượt thẩm quyền

Quyết định cấp tín dụng vượt thẩm quyền (vượt thẩm quyền về người quyết định và vượt thẩm quyền về mức cấp tín dụng và vi phạm điều kiện cấp tín dụng)

Trọng Yếu

yếu Hồ sơ cấp tín dụng

không đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định

Nội dung tại hồ sơ cấp tín dụng mẫu thuẫn, không hợp pháp, hợp lý (Mẫu dấu, chữ ký và thẩm quyền của các bên liên quan ký trên các hồ sơ cấp tín dụng)

Không Trọng Yếu Tẩy xóa hồ sơ

giấy mà chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Tẩy xóa/ sửa chữa hồ sơ cấp tín dụng khống/không được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo chiều hướng bất lợi, tiềm ẩn rủi ro cho NHCT)

Trọng Yếu

Quyết định cấp tín dụng không đúng theo quy định

Quyết định cho vay với phương thức cho vay/ thời hạn cho vay/ xác định lịch trả nợ không phù hợp với đặc điểm SXKD và chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng cho vay; không phù hợp với thời gian thu hồi vốn từ PA/ DA và/hoặc theo quy định của sản phẩm

Không Trọng Yếu 57

của DNNVV, kết luận của kiểm tra kiểm soát nội bộ là chi nhánh không có hồ sơ vi phạm trọng yếu về quy trình thẩm định.

Thứ hai, về mô hình tổ chức quản lý. Chi nhánh Ba Đình là một trong tám

chi nhánh đầu tiên trong hệ thống NHCT thực hiện chuyển đổi mô hình mới từ tháng 10 năm 2014. Việc thay đổi mô hình mới trong vòng một năm qua thể hiện cái nhìn bao quát hơn trong tổ chức của hệ thống NHCT trong hoạt động kinh doanh. Theo mô hình trước đây, một cán bộ tín dụng sẽ thực hiện xuyên suốt toàn bộ các khâu từ khâu tiếp cận khách hàng, thu thập hồ sơ, thẩm định hồ sơ đến khâu giải ngân và kiểm soát sau vay. Theo mô hình mới, có sự phân chia thành cán bộ QHKH, cán bộ thẩm định, cán bộ hỗ trợ tín dụng. Việc tổ chức thực hiện theo mô hình thẩm định mới này thấy rõ sự phân công nhiệm vụ khoa học, rõ ràng hơn. Việc phân chia nhiệm vụ giữa cán bộ QHKH và CBTĐ có thể tránh tình trạng chồng chéo, chuyên môn hóa hơn. Song bên cạnh đó là những bất cập như thủ tục rườm rà, thời gian thẩm định lâu hơn, trong quá trình thẩm định có thể phát sinh những

mâu thuẫn trong ý kiến đánh giá của các cán bộ khác nhau.

Thứ ba, về nội dung thẩm định. Nhìn chung nội dung thẩm định dự án mới

chỉ dừng lại ở các nội dung chủ yếu đặc trưng nhất. Do điều kiện năng lực chuyên ngành cũng như do mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng là việc dự án có thu được gốc lãi đầy đủ hay không, nội dung thẩm định vì thế tập trung chủ yếu vào việc phân tích tài chính của dự án.Về nội dung thẩm định tài chính dự án, chi nhánh tính toán và phân tích các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả tài chính dự án như NPV, IRR, PP. Tuy nhiên các chỉ tiêu này không được so sánh với các dự án khác cùng ngành nghề, khu vực hay lĩnh vực để thấy được hiệu quả thực sự của dự án. Vì thế, chỉ tiêu về nội dung thẩm định dự án chưa thực sự đảm bảo chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là cao nhất.

Thứ tư, về thu thập thông tin. Chủ yếu thông tin mà NHCT Ba Đình có được

là từ phía khách hàng cung cấp. Đây là nguồn thông tin được đánh giá là quan trọng, song lại có mức độ tin cậy thấp vì thế độ chính xác của thông tin chưa cao, dẫn đến chất lượng thẩm định tài chính dự án bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam lại có một hệ thống trang thiết bị thông tin hiện đại, kết nối toàn hệ thống, việc mua thông tin, tổ chức theo dõi phân tích và dự báo theo mặt hàng, ngành hàng và lĩnh vực kinh tế được thực hiện tại Hội sở chính và chuyển về cho các Chi nhánh thông qua hệ thống mạng nội bộ. Các hệ thống lưu trữ thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định bao gồm: Hệ thống VCRM, hệ thống quản lý văn bản, hệ thống core banking. NH TMCP Công Thương Việt Nam luôn đi đầu trong việc đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động tác nghiệp nói chung và hoạt thẩm định dự án nói riêng. Về mặt này, có thể nói NHCT đã có hệ thống lưu trữ khoa học, hiện đại và vẫn đang không ngừng hoàn thiện.

Thứ năm, về vai trò tư vấn. Hiện tại, NHCT Ba Đình đang phát triển hơn

nữa vai trò này của mình. Tuy nhiên những tư vấn này còn chưa mang tính chất chuyên môn cao, mới chỉ là những đóng góp tương đối nhỏ và sơ bộ của cán bộ thẩm định như điều chỉnh một số chi phí của dự án chưa phù hợp, tư vấn về lãi suất, kỳ hạn trả nợ...

Thứ sáu, về dự báo rủi ro và đưa ra các biện pháp khắc phục.Với phương

pháp phân tích độ nhạy một chiều, độ nhạy nhiều chiều thì phần nào NH đã dự đoán được các rủi ro có thể xảy ra theo các biến động khác nhau của thị trường như yếu tố giá cả đầu vào, đầu ra, sản lượng tiêu thụ của dự án... Tuy nhiên, sau khi dự án đi vào triển khai thực tế, việc cảnh báo rủi ro chưa thực sự được chú trọng và chưa có đội ngũ phân tích một cách có hệ thống.

2.2.2.2. Theo chỉ tiêu định lượng

a. Chỉ tiêu phản ánh trực tiếp đến dự án

- Tỷ lệ dự án triển khai thành công trên thực tế:

Tỷ lệ dự án triển khai thành công (%) 875 89.0 100.0 100.0

Chỉ tiêu

2013 2014 2015 2016

Tổng dư nợ dự án được phê duyệt cho vay 280 300 320 450

Dư nợ dự án triển khai thành công 271 295 320 450

Tỷ lệ dư nợ dự án triển khai thành công (%) 97 98 100 100

Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT Chi nhánh Ba Đình

Trong 4 năm trở lại đây, số dự án được phê duyệt tăng lên, từ 8 dự án năm 2013 lên 12 dự án năm 2016, cho thấy nhu cầu vay đầu tư dự án của các DNNVV tăng lên. Cùng với đó, tỷ lệ dự án đầu tư của DNNVV tăng lần lượt qua các năm là 87.5%, 89.0%, 100.0%, 100.0% cho thấy việc triển khai các dự án trên thực tế đạt kết quả tốt. Tỷ lệ này cho thấy chất lượng thẩm định tài chính tại ngân hàng tương đối tốt, cải thiện qua các năm.

Bảng 2.8: Tỷ lệ dư nợ DAĐT của DNNVV triển khai thành công giai đoạn 2013-2016

Số dự án được phê duyệt 8 9 11 12

Số dự án phải điều chỉnh 1 1 0 0

Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh (%) 125 rũ 0 0

Năm

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

Dư nợ dự án được phê duyệt 280 300 320 450

Dư nợ dự án phải điều chỉnh 50 58 0 0

Tỷ lệ dư nợ dự án phải điều chỉnh (%) 18 19 0 0

Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT Chi nhánh Ba Đình

60

Tổng dư nợ dự án được phê duyệt tăng từ 280 tỷ đồng năm 2013 lên 450 tỷ đồng năm 2016, cùng với đó, tỷ lệ dư nợ dự án triển khai thành công tăng từ 97% năm 2013 lên 100% năm 2016. Xét tổng thể 4 năm, tỷ lệ này cho thấy chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tương đối tốt, song để đánh giá chính xác hơn nữa về chất lượng thẩm định dự án còn cần xem xét nhiều chỉ tiêu khác dưới đây.

Tỷ lệ dự án phải điều chỉnh lại

Bảng 2.9: Tỷ lệ số DAĐT của DNNVV điều chỉnh lại giai đoạn 2013-2016

Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT Chi nhánh Ba Đình

Số dự án được phê duyệt tăng, đồng thời số dự án phải điều chỉnh lại giảm, một mặt thể hiện chất lượng của các dự án được triển khai, chất lượng tín dụng được cải thiện, một mặt cho thấy chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư là tương đối tốt. Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại giảm dần trong giai đoạn 2013- 2016, lần lượt qua các năm là 12.5%, 11.1%, 0%, 0%.

Bảng 2.10: Tỷ lệ dư nợ DAĐT của DNNVV điều chỉnh giai đoạn 2013-2016

điều chỉnh (tỷ đ

ồ n g) chỉnh

2013 50 Đầu tư xây dựng

nhà máy gạch

Cơ cấu thời hạn trả nợ

Khách hàng chịu tác động bởi suy thoái kinh tế, ngành xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng không phát triển được dẫn đến đầu ra giảm sút.

2014 58 Đầu tư xây dựng

nhà xưởng, mua máy móc thiết bị in Cơ cấu thời hạn trả nợ Khách hàng không kiểm soát được khoản phải thu, đối tác chậm thanh toán.

Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT Chi nhánh Ba Đình

Qua hai bảng số liệu trên, ta thấy được tỷ lệ số lượng dự án phải điều chỉnh lại thấp, đều dưới 13%. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ phải điều chỉnh lại tương đối cao, năm 2014 chỉ 1 dự án điều chỉnh nhưng dư nợ điều chỉnh là 19% cho thấy chất

61 lượng thẩm định các dự án lớn chưa đạt yêu cầu.

Doanh số cho vay Tỷ đồng 271 295 320 450

Doanh số thu nợ Tỷ đồng 243 256 270 368

Dư nợ cho vay dự án Tỷ đồng 352 391 441 523

Tổng dư nợ Tỷ đồng 1,453 1,512 2,057 1,812

Tỷ lệ cho vay dự án/tổng dư nợ % 242 259 214 28.9

Năm

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

Nợ quá hạn trung dài hạn 88 50 40 30

Tổng dư nợ trung dài hạn 1,453 1,512 2,057 1,812

Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn (%) 60 33 19 16

Từ các nguyên nhân điều chỉnh của các dự án phải điều chỉnh lại, ta thấy chất lượng công tác thẩm định còn chưa cao. Các dự án chưa được cảnh báo các ảnh hưởng của nền kinh tế hoặc cảnh báo chưa chính xác mức độ rủi ro khi các yếu tố đầu vào, đầu ra biến động.

b. Các chỉ tiêu gián tiếp phản ánh chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư

- Tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn:

Dự án đầu tư của DNNVV được thẩm định tại NHCT Ba Đình có quy mô đa dạng, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và quy mô công ty. Vốn đầu tư từ vài tỷ đến vài chục tỷ, thậm chí lên đến cả trăm tỷ đồng, như dự án mua sắm dây chuyền sản xuất kính dán, kính hộp của Công ty TNHH Vinh Oanh có tổng vốn đầu tư là 14 tỷ đồng; dự án đầu tư nhà máy nhôm thanh của Công ty CP Euroha có tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Lake Garden của Công ty LILAMA có tổng vốn đầu tư 360 tỷ đồng,...

Lĩnh vực hoạt động của các dự án vay vốn được thẩm định tại NHCT-Chi 62

nhánh Ba Đình ngày càng đa dạng, từ hoạt động đầu tư mua sắm dây chuyền thiết bị sản xuất, máy móc phục vụ thi công công trình đến các dự án đầu tư xây dựng các khu nhà ở, trung tâm thương mại,...

Bảng 2.12: Số liệu DAĐT của DNNVV được thẩm định và cho vay giai đoạn 2013-2016

Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT Chi nhánh Ba Đình

Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ đối với DNNVV trong giai đoạn 2013-2016 nhìn chung có xu hướng tăng từ 24.2% lên 28.9%. Tỷ lệ này ngày càng tăng phần nào thể hiện tại ngân hàng các dự án đầu tư có chất lượng ngày càng được ngân hàng chấp nhận đầu tư. Qua đây, ta có thể thấy được phần nào chất lượng thẩm định dự án đầu tư tăng lên để có thể quyết định đầu tư vào mảng trung dài hạn của ngân hàng ngày càng lớn.

- Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn

được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả thì khả năng trả nợ của khách hàng được đảm bảo, vì thế tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm là thấp và có xu hướng giảm

dần. Tỷ lệ nợ quá hạn tại NHCT Ba Đình cao nhất là năm 2013, đến năm 2014 đã giảm xuống 3.3% và 2015, 2016 giảm xuống dưới 2%. Qua đây, có thể thấy được sự cố gắng của Chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án trong những năm gần đây.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.3.1. Ket quả đạt được

Thứ nhất, chỉ tiêu về tuân thủ quy trình thẩm định

Hiện nay quy trình thẩm định mới được NHCT áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư theo mô hình tổ chức mới được gần ba năm. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã xây dựng thống nhất một quy trình thẩm định trong toàn hệ thống. Hoạt động có định hướng, có chuẩn mực rõ ràng, chất lượng hoạt động thẩm

Một phần của tài liệu 0241 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w