Phương pháp thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0241 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40)

Phương pháp thẩm định DAĐT của DNNVV về cơ bản cũng giống với phương pháp thẩm định các DAĐT thông thường. Mỗi một nội dung thẩm định có tính đặc thù, căn cứ trên các phương tiện, điều kiện của người thẩm định cần xác định phương pháp thẩm định cho phù hợp và hiệu quả nhất, mỗi một nội dung thẩm định cần kết hợp đồng bộ nhiều phương pháp có thể.

Để đánh giá tính khả thi một dự án có nhiều phương pháp khác nhau, sau đây là các phương pháp chính:

Phương pháp thẩm định theo trình tự: Việc thẩm định dự án được tiến hành

theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau Thẩm định tổng quát: là việc xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án như : hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án.

Thẩm định chi tiết: được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết tới từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án.

Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu: đây là phương pháp được áp

dụng phổ biến và thông dụng đối với mọi dự án, đặc biệt là của các DNNVV. Ưu điểm lớn của phương pháp này là khắc phục nhược điểm của người thẩm định không có am hiểu chuyên môn sâu về công nghệ của dự án, khi đó việc so sánh sẽ giúp cho người thẩm định nghiên cứu có trọng tâm và đặt ra các câu hỏi đúng. Việc thực hiện so sánh được tiến hành theo ba cách: (i) so sánh các nội dung tương tự của các chỉ tiêu, yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn của ngành, của Nhà nước với dự án; (ii)

so sánh các chỉ tiêu, thông số của các dự án tương tự đã thực hiện với dự án đang tiến hành thẩm định; (iii) so sánh các chỉ tiêu, thông số của dự án theo thời gian trong quá trình dự án được hình thành phát triển để chuẩn xác số liệu.

Phương pháp phân tích độ nhạy : Phân tích độ nhạy là phương pháp hiện

đại và được áp dụng ngày càng nhiều trong các DAĐT, với sự hỗ trợ của công cụ tin học, phân tích độ nhạy cho chúng ta nhận biết được những yếu tố tác động đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án, mức độ của tác động, dự báo những rủi ro có thể xảy ra từ đó đưa ra biện pháp quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tư và vận hành dự án. Qua phân tích độ nhạy, người ta đưa ra được kết luận về tính vững chắc và ổn định của dự án khi chịu tac động của các yếu tố bất lợi, những thay đổi của những yếu tố bên trong và bên ngoài dự án. Đối với DNNVV, do quy mô nhỏ, công nghệ không hiện đại, vị thế doanh nghiệp chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp thì việc thẩm định phân tích độ nhạy của dự án rất quan trọng, cho phép cán bộ thẩm định dự báo được các khả năng diễn biến của các yếu tố tác động đến dự án, nhận biết rủi ro có thể xảy ra và đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro.

Phương pháp dự báo: khi xác định hiệu quả dự án ta không thể thiếu được dự

báo thị trường và điều kiện vĩ mô trong thời gian tới. Các kết quả thẩm định của dự án được xác định trên các cơ sở của thông tin quá khứ, hiện tại và thể hiện ở trong tương lai, để xác định được các chỉ tiêu của dự án cần phải áp dụng phương pháp dự báo. Các

thông tin dự báo có thể được thu thập từ các văn kiện của Đảng, các quy định của Nhà nước như quy hoạch phát triển ngành, vùng hoặc từ các kết quả dự báo của các đơn vị, tổ chức có năng lực hay thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê, toán học và các phương pháp phân tích lợi ích, chi phí, hiệu quả dự án.

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phương pháp phỏng vấn không chỉ đơn

giản là để thẩm định dự án mà rộng hơn là thể hiện văn hóa, hình ảnh của đơn vị thẩm định đối với khách hàng, sự thiện chí hợp tác, hướng dẫn khách hàng có điều kiện tốt nhất tiếp cận nguồn vốn vay. Qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cán bộ thẩm định phần nào có cảm quan cá nhân để đánh giá, nhận xét tình hình doanh nghiệp, tư cách người đi vay và một số yếu tố thuộc về cảm quan khác. Phương pháp thường được sử dụng rộng rãi khi thực hiện thẩm định dự án đầu tư của các

DNNVV khi mà các phương pháp yêu cầu kỹ thuật cao chưa thể áp dụng.

1.2. CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.2.1. Khái niệm chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệpnhỏ và vừa nhỏ và vừa

Hoạt động cho vay đặc biệt là cho vay theo dự án của NHTM là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn, đòi hỏi các NHTM phải luôn thận trọng khi đưa ra quyết định cho vay. Nếu khâu thẩm định dự án không tốt dẫn đến đưa ra quyết định sai, ngân hàng có thể không thu hồi được vốn, giảm lợi nhuận thậm chí không đủ thanh toán cho những khoản tiền gửi dẫn đến mất uy tín và phá sản. Do vậy, nâng cao chất lượng thẩm định dự án luôn là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của mỗi ngân hàng.

Chất lượng nói chung được định nghĩa là tập hợp các đặc tính của một thực thể,

đối tượng tạo cho thực thể, đối tượng đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. Mặc dù chất lượng thẩm định là một khái niệm khá trừu tượng, tuy nhiên đứng

trên các góc độ khác nhau thì chất lượng thẩm định dự án đầu tư được hiểu như sau:

Dưới góc độ nhà đầu tư: Việc thẩm định có chất lượng có nghĩa là cung

cấp cho chủ đầu tư những thông tin mang ý nghĩa cơ sở đáng tin cậy cho việc lựa chọn được dự án đầu tư (trong số các dự án hay hay là sự giới hạn nguồn lực) có hiệu quả tài chính cao nhất (mang lại lợi nhuận cao nhất cho chủ đầu tư).

Dưới góc độ quản lý của cơ quan Nhà nước: chất lượng thẩm định dự án

đầu tư là việc chấp thuận, phê duyệt những dự án có tính khả thi về mặt tài chính, mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và góp phần thực hiện định hướng kinh tế xã hội cho đất nước trong từng thời kỳ (cũng như dự án được lựa chọn là dự án tốt nhất trong số các dự án xem xét đứng trên quan điểm xã hội).

Dưới góc độ ngân hàng, chất lượng thẩm định tài chính dự án thể hiện ở

việc trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, sâu sắc, ngân hàng quyết định tài trợ cho dự án mà sau này dự án đó mang lại hiệu quả tài chính cũng như trả được gốc và lãi cho ngân hàng như dự kiến. Có nghĩa là sau khi thẩm

định, ngân hàng đánh giá được dự án nào là khả thi và có khả năng đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao chất lượng cho vay, hỗ trợ việc ra quyết định cho vay với phương châm sinh lợi và an toàn. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đứng dưới góc độ ngân hàng để đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư củadoanh nghiệp nhỏ và vừa doanh nghiệp nhỏ và vừa

Công tác thẩm định tài chính dự án được coi là có chất lượng khi nó hỗ trợ đắc lực cho việc đưa ra quyết định của ngân hàng và quyết định đó là đúng đắn .Chất lượng thẩm định là một khái niệm trừu tượng, khó có thể định lượng chính xác. Tuy nhiên, có thể dựa vào một vài chỉ tiêu để phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án.

1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính

Một là, xem xét việc cho vay tuân thủ đúng quy trình thẩm định của NHTM. Việc xây dựng quy trình thẩm định này nhằm đảm bảo cho việc thực hiện công tác thẩm định nói chung, thẩm định tài chính nói riêng đạt chất lượng cao nhất. Mỗi NHTM đều có bộ quy trình thẩm định riêng phù hợp với mô hình tổ chức và tuân thủ quy định của pháp luật và NHNN. Việc chấp hành tuân thủ các điều kiện vay vốn, điều kiện đầu tư, bảo lãnh và các điều kiện khác theo đúng quy trình quy định của hội sở chính của mỗi NHTM thì cũng là đang đảm bảo cho chất lượng thẩm định.

Để giám sát việc tuân thủ quy trình quy định của chi nhánh, các NHTM đều có

các phòng ban Trụ sở chính và hệ thống đánh giá tuân thủ riêng. Việc đánh giá tuân thủ

quy trình quy định là một tiêu chí để đánh giá chất lượng thẩm định tốt hay không. Hai là, mô hình tổ chức công tác quản lý cho việc thẩm định tài chính dự án có hiệu quả không. Hơn nữa, mô hình tổ chức phải thực sự tinh giản, gọn nhẹ, tránh tình trạng chồng chéo công việc cũng như trách nhiệm.

Ba là, nội dung thẩm định cần đảm bảo tính đầy đủ, cập nhật, đảm bảo xây dựng được hệ thống chỉ tiêu tài chính một cách khoa học, đầy đủ, chính xác. Các chỉ tiêu tài chính được lựa chọn để tính toán và phân tích phải phản ánh và

đánh giá được chính xác hiệu quả của dự án đầu tư.

Bốn là, yếu tố thông tin. Thông tin thu thập cần đảm bảo tính đầy đủ, đa dạng, cập nhật, uy tín và chính xác. Thông tin cần đảm bảo có độ tin cậy cao, luôn cập nhật trong từng giai đoạn, tránh tình trạng thông tin kém thời sự dẫn đến đánh giá sai lệch về dự án. Đồng thời, hệ thống thông tin cần được tổ chức lưu trữ khoa học, xử lý thông tin chính xác, toàn diện.

Năm là, đảm bảo vai trò tư vấn trong quá trình thẩm định. Mỗi dự án đầu tư có thể tồn tại những yếu tố không hợp lý như quy mô đầu tư, cơ cấu nguồn đầu tư hay kế hoạch giải ngân, kế hoạch trả nợ... Vì vậy, trong quá trình thẩm định tài chính dự án, NHTM cần đưa ra những ý kiến tư vấn cho nhà đầu tư sao cho dự án đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao nhất.

Sáu là, dự báo được rủi ro có thể xảy ra và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Mọi biến động của dự án về thị trường tiêu thụ sản phẩm, các yếu tố đầu vào (số lượng, chất lượng, nguồn cung cấp, giá cả), các điều kiện về nhân lực, cơ sở hạ tầng, môi trường. đều cần được dự báo.Phát hiện và dự báo được xu hướng, rủi ro liên quan đến dự án và đưa ra những biện pháp phòng tránh rủi ro. Kết quả của việc đánh giá rủi ro, tính khả thi, khả năng trả nợ của dự án là hợp lý.

1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng

Trong các chỉ tiêu định lượng, có các chỉ tiêu phản ánh trực tiếp chất lượng thẩm định dự án đầu tư và có những chỉ tiêu phản ánh gián tiếp.

a. Chỉ tiêu phản ánh trực tiếp chất lượng thẩm định

- Tỷ lệ dự án triển khai thành công trên thực tế gồm hai chỉ tiêu sau:

τ^, ọ 1 , ∙Λ 11 ∙ j1 . 1 . So úựánưién khai thành côn? j

Tỷ lệ dự án triển khai thành công = —-- -——-— _ ——— X 100

Tũng SO dự án được phê duyệt chữ vay

1λ . , -À 11∙,1, , ~ Dư nợ các Cirantrienkhajthanhcong j„„

Tỷ lệ dư nợ triển khai thành công = ----—— '---———7≡ X IOO

Tong dư nự các dự ãn được phê duyệt

Hai chỉ tiêu trên cho phép ngân hàng thấy được hiệu quả của mình trong công tác thẩm định tốt nhất, nó chỉ ra rằng trong số những dự án được phê duyệt thì có bao nhiêu dự án triển khai thành công. Trong số các dự án triển khai thành công,

có các dự án với tổng mức đầu tư lớn, phức tạp, đòi hỏi việc thẩm định kỹ lưỡng, tỉ mỉ mới đạt được kết quả như mong đợi. Do đó, ngoài việc đánh giá về số lượng thì chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ dự án triển khai thành công cũng rất quan trọng. Dự án được coi là triển khai thành công là những dự án đảm bảo thanh toán được nợ gốc và lãi cho ngân hàng đầy đủ, đúng hạn. Tỷ số này càng cao chứng tỏ chất lượng thẩm định càng cao.

- Tỷ lệ dự án phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính so với những dự án ban đầu khi được phê duyệt gồm hai chỉ tiêu:

rτ,, 1λ 1 1 ,. .∙A 1,11- sổ dự án đỉeu chình, cơ cấu thài hạn Tỷ lệ dự án phải điều chỉnh lại = —— .—. , . ι . ,—-— XlOO

■ Tangsa dự ân được phể duyệt cho vay

rτ,, 1, 1 1 , 1 ,∙ .∙A 1 , 1 1 • Dư nợ cãc dự án dỉeu chình, cơ cấu thời hạn j„„

Tỷ lệ dư nợ dự án phải điều chỉnh lại = ———;—■—:———---———X 100

I ang dư nợ cíc dự án đươc P hè duyệt

Sau một thời gian triển khai dự án, có những dự án thay đổi về tổng mức đầu tư hoặc điều chỉnh kế hoạch trả nợ khác so với phê duyệt ban đầu. Khi đó, Ngân hàng sẽ phải tính toán, thẩm định lại hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Nếu tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng thẩm định không tốt do chưa đánh giá và dự báo chính xác được các chỉ tiêu không hợp lý.

b. Chỉ tiêu phản ánh gián tiếp chất lượng thẩm định

Cho vay theo dự án đầu tư là một trong các loại hình tín dụng trung dài hạn của NHTM. Vì vậy, một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn thể hiện chất lượng công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.

- Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ trung dài hạn:

Tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn = . , XlLD Tông du nợ tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô của các khoản tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hoạt động cho vay theo dự án còn kém phát triển hay số lượng dự án tốt mà ngân hàng tìm kiếm để có thể đầu tư là ít chứng tỏ chất lượng thẩm định ở lĩnh vực này chưa được phát huy tốt. Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng thẩm định thì phải đánh giá tổng thể với các

chỉ tiêu khác.

- Để phản ánh rõ hơn chất lượng khoản tín dụng nói chung và cho vay theo dự án đầu tư nói riêng thì còn phải xem xét đến chỉ tiêu về nợ quá hạn.

Chỉ tiêu nợ quá hạn trung và dài hạn:

rτ,, ,, Nffquahantrungdajhan

Tỷ lệ nợ quá hạn = —- -—— - —— Λ LOO Táng dư nạ tín dựng trung dãi hạn

TIọ , 1 ,,r ...Nợ quả hạn khð đùi trung và úàl hạn j,,λ

Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi = -7—-———... XlOO

Tông dưnợ tín dụng trung và dài hạn

Tỷ lệ này cao chứng tỏ có nhiều khoản vay trung dài hạn không thanh toán được nợ gốc, lãi cho ngân hàng. Điều này phản ánh chất lượng công tác thẩm định là kém khi không loại bỏ được các dự án kém hiệu quả, làm tổn hại đến vốn đầu tư của ngân hàng.

- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng trung dài hạn

ʊ, ; ,, 1 , 1,.1 Diaanhsotiiunfftmngdaihan j„„

Vòng quay vốn tín dụng trung dài hạn = —— —————— X 100

Tông dưnọ trung dài hạn bình quân

Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ quay vòng vốn trung dài hạn của ngân hàng trong một thời kỳ. Vòng quay càng lớn chứng tỏ nguồn vốn trung và dài hạn được

Một phần của tài liệu 0241 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40)