Tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành (Trang 28 - 37)

Các nhà kinh tế, các nhà phân tích ngân hàng, các cơ quan quản lý, các nhà quản lý ngân hàng khi đánh giá chất lượng cho vay ngân hàng đã sử dụng

rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau. Nhìn chung, khi đánh giá chất lượng cho vay KHDN người ta thường dùng các chỉ tiêu định tính và định lượng.

a) Các chỉ tiêu định tính: đây là những chỉ tiêu mang tính tương đối, rất khó xác định thường được dùng để đánh giá chất lượng cho vay KHDN một cách khái quát. Các chỉ tiêu định tính thường bao gồm:

- Thực hiện chính sách cấp tín dụng, quy trình cấp tín dụng:

Việc xây dựng và không ngừng cải tiến quy trình cấp tín dụng, cập nhật chính sách chấp tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng vốn tiềm an rất nhiều rủi ro góp phần nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM.

+ về mặt hiệu quả: Quy trình cấp tín dụng, chính sách cấp tín dụng hợp lý sẽ góp phần giúp NHTM đơn giản hóa hồ sơ tín dụng, xử lý nhanh chóng nhu cầu của KHDN từ đó giúp NHTM tăng trưởng tín dụng, gia tăng thị phần đồng thời vẫn nâng cao được chất lượng cho vay KHDN, giảm thiểu rủi ro tín dụng.

+ về mặt quản trị: Quy trình tín dụng xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân, từng bộ phận, chỉ ra mối quan hệ giữa các bộ phận trong quy trình nhằm nâng cao ý thức của yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất đối với việc kiểm soát rủi ro trong quá trình cho vay.

- Công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay:

Công tác kiểm tra giám sát sau cho vay là hoạt động quan trọng góp phần kiểm soát rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay KHDN của NHTM. Việc kiểm tra định kỳ, đột xuất sau cho vay giúp NHTM xác định xem KHDN đã sử dụng vốn vay đúng mục đích chưa, đồng thời cũng giúp NHTM kiểm tra sức khỏe tài chính, khả năng trả nợ của KHDN một cách thường xuyên để có biện pháp ứng xử nhanh, phù hợp nhất khi KHDN có tình hình tài chính bị suy yếu hay

khả năng trả nợ bị suy giảm giúp nâng cao chất lượng cho vay KHDN, hạn chế tối đa rủi ro tín dụng của NHTM.

- Hệ thống xếp hạng tín dụng, công tác dự báo, cảnh báo sớm rủi ro tín dụng:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng trên các bộ chỉ tiêu tài chính, phi tài chính để xếp hạng tín dụng của KHDN, từ đó phản ánh mức độ rủi ro, khả năng trả nợ của KHDN. Khả năng trả nợ của khách hàng nói chung và KHDN nói riêng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố và các yếu tố này liên tục thay đoi theo thời gian. Chính vì vậy thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được cập nhật thường xuyên sẽ giúp NHTM dự đoán độ an toàn của khoản vay.

- Cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng:

+ Hệ thống trang thiết bị, công nghệ hiện đại hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ một cách thuận lợi, hiệu quả.

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, khả năng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quá trình cho vay KHDN nhằm rút ngắn thời gian phục vụ nhưng vẫn đảm bảo thu thập, lưu trữ đầy đủ thông tin để giúp ngân hàng có thể khai thác, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro.

Tóm lại, các chỉ tiêu định tính rất khó xác định và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ Quản lý khách hàng và người quản lý cũng như các mối quan hệ của họ với KHDN vì vậy trên thực tế khi nói đến chất lượng cho vay thường người ta chú ý nhiều đến các chỉ tiêu mang tính định lượng nhiều hơn.

b) Các chỉ tiêu định lượng:

- Số lượng Khách hàng doanh nghiệp:

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng doanh nghiệp hiện đang vay vốn tại NHTM. Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn thể hiện mức độ phân tán rủi ro của NHTM cũng như thể hiện mức độ đa dạng của nền khách hàng, khả năng phát triển khách hàng doanh nghiệp mới của NHTM.

- Dư nợ cho vay Khách hàng doanh nghiệp:

Dư nợ KHDN = Tổng dư nợ KHDN đã quy đổi VNĐ (1.2)

- Chỉ tiêu này phản ánh khối lượng tiền cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm nhất định, ở luận văn này là khối lượng tiền cấp cho KHDN. Tong dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng không có khả năng mở rộng được mạng lưới KHDN, hoạt động cho vay yếu kém, khả năng tiếp thị KHDN chưa tốt. Tuy nhiên không phải chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng cho vay càng tốt bởi lẽ khi ngân hàng cho vay KHDN vượt quá mức giới hạn cũng là lúc ngân hàng bắt đầu chấp nhận những rủi ro về cho vay. Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô dư nợ đồng thời cũng phản ánh uy tín của ngân hàng. Khi so sánh tổng dư nợ của ngân hàng với thị phần cho vay của ngân hàng sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp.

- Tỷ lệ cho vay KHDN theo kỳ hạn:

Tỷ lệ cho vay Dư nợ cho vay KHDN theo kỳ hạn OI ____≤ . . .< = --- —∙i ---∙i— x 1tll∣r∕n) (1.3)

KHDN theo kỳ hạn Tổng dư nợ cho vay KHDN-7 7

Chỉ tiêu này thể hiện dư nợ KHDN của NHTM theo kỳ hạn. Để đánh giá chỉ tiêu này, các NHTM thường phân loại thành dư nợ ngắn hạn có kỳ hạn cho vay ≤ 12 tháng và dư nợ cho vay trung dài hạn có kỳ hạn cho vay > 12 tháng. Thông thường tỷ lệ cho vay KHDN trung dài hạn càng cao thì càng rủi ro cho NHTM trong quá trình thu hồi vốn vay.

- Tỷ trọng dư nợ KHDN của từng ngành nghề sản xuất kinh doanh so với tổng dư nợ KHDN:

Tỷ trọng dư nợ KHDN Dư nợ KHDN theo ngành nghề 100/07 ∖ ∩ 7∖

theo ngành nghề Tổng dư nợ KHDN x 0 '

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô dư nợ KHDN theo từng ngành nghề sản xuất kinh doanh, phản ánh danh mục cho vay của NHTM theo từng thời điểm

qua đó đánh giá mức độ tập trung rủi ro trong cho vay KHDN của NHTM. Tùy vào điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, thực trạng từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế tại mỗi thời kỳ và NHTM mở rộng hay thu hẹp phạm vi cho vay đối với từng ngành nghề kinh tế. Nếu NHTM quá tập trung cho vay ở một lĩnh vực ngành nghề nào thì rủi ro sẽ tăng cao và sẽ càng tăng cao khi đó đang là một ngành nghề có mức độ rủi ro lớn, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của NHTM.

- Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu KHDN:

Theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của to chức tín dụng ban hành kèm theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của to chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014, thì có các cách phân loại nợ như sau:

Phân loại nợ theo phương pháp định lượng (thời gian quá hạn):

Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm):

(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là to chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

+ Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

+ Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

+ Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

+ Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

+ Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với to chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Nợ nhóm 4 (Nợ nghỉ ngờ) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vii) Nợ của khách hàng là to chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Phân loại nợ theo phương pháp định tính (đánh giá khả năng trả nợ):

Nợ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

Nợ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.

Nợ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

Nợ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng ton thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

Nợ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Nợ quá hạn KHDN

Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà KHDN không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc và/hoặc lãi vay. Tỷ lệ nợ quá hạn được xác định theo công thức:

Tỷ lệ nợ quá hạn KHDN = Nợ qu'1, hạn KHDN x 100(%) (1.5) Tông dư nợ KHDN

về cơ bản, tỷ lệ nợ quá hạn của KHDN là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay có vấn đề - những khoản cho vay quá hạn của KHDN mà ngân hàng chưa thu hồi được. Mặc dù các khoản cho vay của KHDN có vấn đề là kết quả của nhiều yếu tố nhưng cơ bản là kết quả của sự không sẵn lòng chi trả của KHDN vay vốn, hoặc không có khả năng thực hiện hợp đồng để giảm bớt dư nợ hay toàn bộ khoản vay như đã thỏa thuận, cá biệt có âm mưu chiếm dụng vốn.

Tỷ lệ nợ quá hạn KHDN là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn KHDN và tổng dư nợ KHDN của NHTM ở một thời điểm nhất định thường là cuối tháng, cuối quí, cuối năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay KHDN của một NHTM. Tỷ lệ nợ quá hạn KHDN thấp biểu hiện chất lượng hoạt động tín dụng đối với KHDN tại ngân hàng có độ an toàn cao tức là mức độ rủi ro thấp. Tuy vậy, trên thực tế để đánh giá chính xác hơn chất lượng cho vay đối với KHDN của một ngân hàng thì người ta chia tỷ lệ nợ quá hạn KHDN thành hai loại: tỷ lệ nợ quá hạn KHDN có khả năng thu hồi và tỷ lệ nợ quá hạn

KHDN không có khả năng thu hồi. Ngân hàng có tỷ lệ nợ KHDN quá hạn cao nhưng trong đó bao nhiêu phần trăm là nợ KHDN có khả năng thu hồi và bao nhiêu phần trăm là nợ KHDN không có khả năng thu hồi, khi đó ta mới có thể đánh giá chính xác được chất lượng cho vay KHDN của ngân hàng.

Nợ xấu KHDN

Nợ xấu KHDN là toàn bộ các khoản nợ KHDN thuộc nhóm 3, 4, 5 theo

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w