Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành (Trang 85 - 90)

a) Nguyên nhân chủ quan:

- Một là, Chi nhánh chưa làm tốt công tác dự báo và định hướng trong từng giai đoạn phát triển kinh tế từ đó đưa ra khuyến cáo lĩnh vực ưu tiên cho vay, lĩnh vực hạn chế cho vay và áp dụng trong việc phê duyệt cho vay. Những khuyến cáo về lĩnh vực, ngành hàng không nên cho vay, đầu tư hay khống chế

thường chỉ được đưa ra sau khi rủi ro tín dụng đã phát sinh ở một số Chi nhánh hay ngân hàng khác hay tín dụng đã tăng trưởng đến mức nóng.

- Hai là, hoạt động cho vay đối với KHDN có những khó khăn, phức tạp và tiềm ẩn rủi ro hơn các KHCN. Mặc dù đã xây dựng quy trình cho vay nhưng là quy trình áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp, chưa cụ thể theo ngành nghề, lĩnh vực hoặc quy mô.

- Ba là, quy trình cho vay hiện nay tại Chi nhánh tuy đã được thực hiện theo quy trình mới, nghĩa là khâu cho vay trước kia là Cán bộ quản lý khách hàng thực hiện toàn bộ quy trình tín dụng nhưng nay bộ phận tín dụng đã được tách ra làm ba bộ phận: bộ phận Quản lý khách hàng, Quản trị tín dụng và Quản lý rủi ro. Bộ phận Quản lý khách hàng là đầu mối tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, thực hiện việc tư vấn cho khách hàng, thẩm định hồ sơ xin vay, lập tờ trình, theo dõi khoản vay, định giá TSĐB,...Bộ phận Quản trị tín dụng thực hiện chức năng khởi tạo và theo dõi khoản vay trên hệ thống. Bộ phận Quản lý rủi ro thực hiện rà soát, thẩm định việc cho vay đối với khách hàng, thực hiện việc tư vấn trong việc ra quyết định cho vay. Tuy đã được tách bạch các bộ phận như vậy nhưng cán bộ quan hệ khách hàng vẫn phải thực hiện quá nhiều khâu dẫn tới tình trạng quá tải trong công việc, không có nhiều thời gian để đi kiểm tra thực tế vốn vay, tài sản đảm bảo, tiếp thị khách hàng mới và các yếu tố khác.

- Bốn là, trình độ cán bộ nhân viên, nhất là đội ngũ cán bộ đã được quan tâm đào tạo song còn nhiều bất cập. Cán bộ quản lý khách hàng hầu hết là đội ngũ trẻ mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên khả năng nhạy cảm, trình độ năng lực chưa sâu trong công tác thẩm định dự án, phân tích tài chính, tư vấn dự án xây dựng ... Do vậy, chưa phân tích đánh giá và khai thác thật hiệu quả tiềm năng từ phía khách hàng trong vay vốn.

- Năm là, cán bộ Quản lý khách hàng chủ yếu lấy các thông tin từ doanh nghiệp mà chưa quan tâm đến các nguồn thông tin khác và cũng chưa xác thực, kiểm tra lại các thông tin do doanh nghiệp cung cấp, chính vì vậy chất lượng thông tin chưa được đảm bảo, chỉ mang tính chất hình thức. Mặt khác thông tin về khách hàng lại vô cùng quan trọng trong quyết định cho vay, kiểm tra giám sát khách hàng trong và sau khi cho vay. Chính vì vậy, khi nguồn thông tin chưa được đảm bảo cũng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay các KHDN.

b) Nguyên nhân khách quan

- Một là, hệ thống thông tin tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới công tác quản trị điều hành và việc cập nhật thông tin phục vụ cho công tác thẩm định nên khả năng nghiên cứu đánh giá khách hàng, dự báo tình hình tín dụng còn yếu, bị động.

- Hai là, diễn biến của dịch bệnh gây khó khăn cho các doanh nghiệp nên ảnh hưởng năng lực trả nợ của họ:

Nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề gặp khó khăn, số lượng KHDN muốn có nhu cầu vay vốn mới rất nhiều. Tuy nhiên trên cơ sở đánh giá những khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng bởi Covid 19 và khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai, BIDV Hà Thành đã hạn chế cấp tín dụng đối với một số khách hàng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, khả năng trả nợ vốn không chắc chắn.

Việt Nam phát hiện ca nhiễm Covid 19 đầu tiên vào đầu năm 2020, để kiểm soát dịch bệnh tránh dịch bệnh lây lan trên diện rộng dẫn tới mất kiểm soát, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/03/2020 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid 19. Theo đó, trong thời gian này Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người dân ở nhà trừ các trường hợp cần thiết, chỉ có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết yếu: Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước;

nhiên liệu,...); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bo trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được tiếp tục hoạt động. Như vậy một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp, công trường, xí nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới nguồn trả nợ Ngân hàng của các doanh nghiệp, các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất như: Nhà hàng, khách sạn, hàng không, vận tải, du lịch.

Dịch bệnh Covid 19 lan rộng trên toàn cầu, để kiểm soát dịch bệnh, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành đóng cửa biên giới. Việt Nam là một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu hiện nay. Việc đóng cửa biên giới của nhiều nước trên thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam: Một lượng lớn nguyên vật liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Mỹ và các nước Châu Âu nhưng đã có những thời điểm các doanh nghiệp Việt Nam không thể nhập khẩu nguyên vật liệu làm gián đoạn khả năng sản xuất, điển hình là các doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng lớn trong giai đoạn đầu năm 2020. Việc đóng cửa biên giới tại Mỹ và Châu Âu cũng làm các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị hủy các hợp đồng xuất khẩu dẫn tới thiệt hại lớn về kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu này mà điển hình là các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2, tác giả đã giới thiệu về BIDV Hà Thành cùng những thông tin về cơ cấu to chức, nhân sự của Chi nhánh.

Để đánh giá chất lượng cho vay KHDN trước tiên là những phân tích chung về tình hình cho vay KHDN đang diễn ra tại Chi nhánh, sau đó căn cứ vào những chỉ tiêu định tính và định lượng tác giả tiến hành đánh giá chất lượng cho vay KHDN của Chi nhánh.

Sau khi đánh giá thực trạng, tác giả nhận thấy chất lượng cho vay KHDN tại BIDV Hà Thành đang có được những thành tựu đáng ghi nhận và song song với đó cũng có những hạn chế, đây là căn cứ để tác giả thực hiện chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành (Trang 85 - 90)