Chất lượng cho vay doanh nghiệp tại BIDVHà Thành xét theo các

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành (Trang 66 - 82)

chỉ tiêu về định lượng

a) Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay von tại BIDVHà Thành

Bảng 2.3: Tăng trưởng số lượng KHDN vay vốn của BIDV Hà Thành giai đoạn năm 2017 - 2020

1 Tong Dư nợ KHDN cuối kỳ Tỷ đồng 11.920 13.167 16.249 17.028

1.1 Dư nợ KHDNL Tỷ đồng 10.084 11.048 13.831 14.209 1.2 Dư nợ KHDNNVV________________ Tỷ đồng 1.836 2.119 2.418 2.819

I I

Tăng trưởng dư nợ KHDN Tỷ đồng - 1.247 3.082 779

% - 10,5% 23,4% 4,8%

1 Tăng trưởng dư nợ KHDNL Tỷ đồng - 964 2.783 378

% - 9,6% 25,2% 2,7%

2 Tăng trưởng dư nợ KHDNNVV Tỷ đồng - 283 299 401

% 15,4% 14,1% 16,6%

III Tỷ trọng dư nợ KHDN/Tổngdư nợ________________________ % 77,2% 79,0% 78,8% 74,0%

1 Tỷ trọng dư nợ KHDNL/Dư nợKHDN ___________________ % 84,6% 83,9% 85,1% 83,4% 2 Tỷ trọng dư nợ KHDNNNV/Dưnợ KHDN _______________________ % 15,4% 16,1% 14,9% 16,6%

(Nguồn: BIDVHà Thành)

Qua bảng trên ta thấy số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại BIDV Hà Thành tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ gia tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp bao gồm KHDNL và KHDNNVV đều giảm trong năm 2019 và năm 2020. Số lượng KHDN của BIDV Hà Thành năm 2018 đạt 403 KH, tăng 44 khách hàng so với năm 2017 (bao gồm 119 KHDNL, tăng 13 KH và 284 KHDNNVV, tăng 35 KH so với năm 2017). Đây là năm mà số lượng KHDN tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2018 - 2020. Năm 2019, số lượng KHDN đạt 441 KH, tăng 38 KH so với năm 2018 (bao gồm 128 KHDNL, tăng 9 KH và 313 KHDNNNV, tăng 29 KH so với năm 2018). Đến năm 2020, số lượng KHDN của BIDV Hà Thành đạt 475 KH, tăng 34 KH so với năm 2019 (bao gồm 136 KHDNL, tăng 8 KH và 339 KHDNNVV, tăng 26 KH so với

năm 2018). Việc gia tăng số lượng Khách hàng doanh nghiệp sẽ giúp Chi nhánh đang dạng hóa nền Khách hàng của Chi nhánh, phân tán rủi ro, hạn chế rủi ro tập trung vào một số khách hàng đặc biệt là đối với các khách hàng lớn. Trong cơ cấu số lượng khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh thì khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa có tỷ trọng lớn hơn so với khách hàng doanh nghiệp lớn, phù hợp với cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô của nền kinh tế và cơ cấu khách hàng doanh nghiệp theo quy mô của hệ thống Ngân hàng thương mại. Có thể thấy số lượng KHDN vẫn tăng trong năm 2019 và năm 2020, tuy nhiên số lượng KHDN tăng lên giảm dần và khá thấp so với năm 2018.

b) Dư nợ cho vay KHDN

Bảng 2.4: Tăng trưởng dư nợ cho vay KHDN cuối kỳ của BIDV Hà Thành giai đoạn năm 2017 - 2020

Qua bảng trên cho thấy dư nợ cho vay KHDN cuối kỳ của BIDV Hà Thành chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu dư nợ của toàn chi nhánh và có sự tăng trưởng nhưng không ổn định và không đều qua các năm. Trong cơ cấu dư nợ KHDN của Chi nhánh, dư nợ KHDNL chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với dư nợ KHDNNVV, cụ thể như sau:

Dư nợ KHDN năm 2018 đạt 13.167 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2017 chiếm tỷ trọng 79,0% cơ cấu tong dư nợ, bao gồm (dư nợ KHDNL đạt 11.048 tỷ đồng, chiếm 83,9% dư nợ KHDN và dư nợ KHDNNVV đạt 2.119 tỷ đồng, chiếm 16,1% dư nợ KHDN). Có thể nhận thấy tổng dư nợ của Chi nhánh phụ thuộc rất lớn vào dư nợ của KHDN, đặc biệt là KHDNL.

Năm 2019, dư nợ KHDN của Chi nhánh đạt 16.249 tỷ đồng, tăng 23,4% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 78,8% cơ cấu tổng dư nợ, bao gồm (dư nợ KHDNL đạt 13.831 tỷ đồng, chiếm 85,1% dư nợ KHDN và dư nợ KHDNNVV đạt 2.418 tỷ đồng, chiếm 14,9% dư nợ KHDN). Có thể thấy đây là năm mà dư nợ KHDN có tốc độ tăng trưởng lớn nhất của Chi nhánh trong giai đoạn 2017 - 2020. Phần lớn KHDN của Chi nhánh là những khách hàng có kết quả kinh doanh ấn tượng, khả năng hấp thụ vốn tốt (nhóm khách hàng Hòa Phát, nhóm khách hàng FPT, nhóm khách hàng Tập đoàn điện lực, các dự án điện mặt trời, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện...). Chi nhánh Hà Thành đã tận dụng những đặc điểm này để tăng dư nợ đối với khách hàng tốt để có được mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng trong năm 2019, trong đó mức tăng trưởng dư nợ của KHDNL vượt trội so với KHDNNVV: dư nợ KHDN lớn tăng 2.783 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 25,2% so mức KHDNNVV tăng 299 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 14,1%. Đây cũng là năm mà dư nợ KHDNL vượt trội so với

dư nợ KHDNNVV: dư nợ KHDN lớn chiếm 85,1% dư nợ KHDN so với tỷ trọng của KHDNNVV chỉ là 14,9% dư nợ KHDN.

Đến năm 2020, dư nợ KHDN của Chi nhánh đạt 17.028 tỷ đồng, tăng 4,8% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 74,0% cơ cấu tong dư nợ, bao gồm (dư nợ KHDNL đạt 14.209 tỷ đồng, chiếm 83,4% dư nợ KHDN và dư nợ KHDNNVV đạt 2.819 tỷ đồng, chiếm 16,6% dư nợ KHDN). Đây là năm có tốc độ tăng trưởng dư nợ của KHDN thấp nhất trong giai đoạn 2017 - 2020. Tuy đã rất nỗ lực trong việc tăng trưởng dư nự với các khách hàng tốt, ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng KHDN của Chi nhánh năm 2020 chỉ đạt 4,8%. Tuy nhiên, bức tranh dư nợ KHDN của Chi nhánh vẫn có những điểm sáng nhất định: dư nợ của KHDNNVV tăng 401 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 16,6% so với dư nợ của KHDNL tăng 378 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 2,7% so với năm 2019. Việc tăng trưởng dư nợ nhóm KHDNNVV sẽ giúp Chi nhánh giảm bớt rủi ro tập trung dư nợ vào một số KHDNL.

c) Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng Doanh nghiệp

Để đánh giá cụ thể hơn về dư nợ cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh, ta tiến hành đánh giá về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn, thành phần kinh tế. Qua việc đánh giá này sẽ cho ta biết được hiện tại Chi nhánh đang tập trung cho vay ngắn hạn hay trung dài hạn, hỗ trợ cho vay doanh nghiệp với thành phần kinh tế nào, nhóm ngành nào. Từ đó có thể đánh giá, nhận biết được những tiềm năng có thể khai thác cũng như rủi ro mà Chi nhánh có thể gặp phải trong tương lai để có những định hướng điều chỉnh, cơ cấu lại danh mục cho vay đối với đối tượng khách hàng phù hợp hơn.

- Dư nợ cuối kỳ theo kỳ hạn

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN theo kỳ hạn của BIDV Hà Thành giai đoạn năm 2017 - 2020

1 Dư nợ KHDN ngắn hạn đồng 7.295 7.387 8.839 8.843 - Tỷ trọng dư nợ NH/Dư nợ KHDN % 61,2% 56,1% 054,4% 51,9% 2 Dư nợ KHDN TDH Tỷ đồng 4.625 5.780 7.410 8.185 - Tỷ trọng dư nợ TDH/ Dư nợ KHDN % 38,8% 43,9% 45,6% 0 48,1%

dài hạn đều tăng qua các năm. Dư nợ ngắn hạn tuy có tăng qua các năm nhưng tỷ trọng lại giảm dần trong cơ cấu dư nợ KHDN, cụ thể: Tỷ trọng dư nợ KHDN ngắn hạn trong cơ cấu dư nợ KHDN tại các năm 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 61,2%; 56,1%; 54,4% và 51,9%. Đồng thời, tỷ trọng dư nợ KHDN trung dài hạn lại tăng dần qua các năm, cụ thể: Tỷ trọng dư nợ KHDN trung dài hạn trong cơ cấu dư nợ KHDN tại các năm 2017, 2018, 2019, 2020 lần lượt là 38,8%; 43,9%; 45,6% và 48,1%. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tăng dần qua các năm sẽ làm tăng rủi ro tiềm ẩn đối với chất lượng cho vay KHDN của Chi nhánh.

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số

tiền Cơ cấu

(%)

Số

tiền Cơ cấu(%) Số tiền Cơ cấu(%) tiềnSố Cơ cấu(%) Dư nợ KHDN cuối kỳ__________ 11.920 100,0% 13.167 100,0% 16.249 100,0% 17.028 100,0% Sản xuất, công nghiệp chế biến chế tạo____________ 3.47 4 29,1 % 3.81 1 28,9 % 6.590 40,6 % 6.75 5 39,7 % Thương mại và dịch vụ____________ 1.87 0 15,7 % 1.78 9 13,6 % 1.804 11,1 % 1.80 1 10,6 % Kinh doanh bất động sản và xây dựng______________ 2.06 5 17,3 % 2.79 5 21,2 % 2.480 15,3 % 2.78 7 16,4 % Vận tải 1.88 1 15,8 % 1.98 6 15,1 % 1.614 9,9% 2.06 4 12,1 % Khác 2.63 0 %22,1 6 2.78 %21,2 3.761 %23,1 1 3.62 %21,3

Biểu đồ 2.4: Tỷ dư nợ KHDN theo kỳ hạn cho vay

(Đơn vị: %)

Tỷ trọng dư nợ KHDN theo kỳ hạn cho vay

■ Tỷ trọng dư nợ NH/dư nợ KHDN ■ Tỷ trọng dư nợ TDH/dư nợ KHDN

(Nguồn: BIDVHà Thành)

Qua số liệu phân tích cho thấy, cơ cấu dư nợ cho vay KHDN tại BIDV Hà Thành chủ yếu tập trung ở dư nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Kỳ hạn cho vay ngắn hạn chủ yếu cho vay tài trợ bo sung vốn lưu động đối với KHDN, đây là kỳ hạn mà Chi nhánh có nhiều ưu thế cạnh trạnh, kiểm soát được rủi ro, tuy nhiên NIM tín dụng của dư nợ ngắn hạn lại thấp mang lại hiệu quả kinh doanh chưa cao. Dư nợ ngắn hạn có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2017 - 2020, nhưng tỷ lệ tăng trưởng còn thấp với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,0%. Ngược lại với dư nợ KHDN ngắn hạn, dư nợ KHDN trung dài hạn lại có mức tăng trưởng tốt hơn nhiều,tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2017 - 2020 đạt 21,2%. Nhờ đó mà tỷ trọng dư nợ KHDN trung dài hạn trong cơ cấu dư nợ KHDN tăng dần trong giai đoạn 2017 - 2020. Dư nợ trung dài hạn chủ yếu là dư nợ cho vay đầu tư dự án, cho vay đầu tư tài sản cố định.. .Dư nợ KHDN trung dài hạn có mức

độ rủi ro cao hơn so với dư nợ ngắn hạn, tuy nhiên NIM tín dụng của dư nợ trung dài hạn thường cao mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho Chi nhánh trong công tác tín dụng.

Việc mở rộng cho vay KHDN là cần thiết, hiệu quả song song phải có chọn lọc theo chủ trương chung của toàn hệ thống nhằm đảm bảo tỷ lệ cho vay trung dài hạn, khả năng cân đối nguồn vốn.

- Dư nợ cuối kỳ theo theo ngành nghề

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN theo ngành nghề BIDV Hà Thành giai đoạn năm 2017 - 2020

mại và dịch vụ; kinh doanh bất động sản và xây dựng; vận tải, cụ thể:

Ngành sản xuất, công nghiệp chế biến chế tạo luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ cho vay KHDN của BIDV Hà Thành và luôn có sự tăng trưởng qua các năm. Dư nợ ngành sản xuất, công nghiệp chế biến chế tạo

các năm 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt đạt 3.474 tỷ đồng, 3.811 tỷ đồng; 6.590 tỷ đồng và 6.755 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lần lượt là 29,1%; 28,9%; 40,6% và 39,7% trong cơ cấu dư nợ KHDN. Dư nợ cho vay ngành sản xuất, công nghiệp chế biến chế tạo tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ KHDN là do Ban lãnh đạo của Chi nhánh xác định ngành này là ngành nghề bền vững, ít chịu ảnh hưởng bởi thị trường, là ngành nghề cốt lõi tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nên đã ưu tiên và tập trung cho vay đối với lĩnh vực này, tiêu biểu một số khách hàng của BIDV Hà Thành như: Vinfast, nhóm khách hàng Hòa Phát...

Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu dư nợ KHDN là nhóm ngành kinh doanh bất động sản và xây dựng. Dư nợ của nhóm ngành này được duy trì khá ổn định, không có biến động mạnh trong giai đoạn 2017 - 2020, cụ thể: Dư nợ ngành kinh doanh bất động sản và xây dựng các năm 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt đạt 2.065 tỷ đồng, 2.795 tỷ đồng, 2.480 tỷ đồng và 2.787 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lần lượt là 17,3%; 21,2%; 15,3% và 16,4% trong cơ cấu dư nợ KHDN. Dư nợ đối với lĩnh vực này của BIDV Hà Thành không có sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2017 - 2020 là do thị trường trong giai đoạn này không thực sự sôi động nên Ban Lãnh đạo Chi nhánh chỉ cho vay đối với một số Chủ đầu tư và một số nhà thầu có uy tín trên thị trường để hạn chế rủi ro, một số khách hàng chủ yếu của Chi nhánh trong lĩnh vực này như: các đơn vị thuộc tập đoàn VinGroup, Tập đoàn Xây dựng Delta...

Ngành vận tải cũng ngành có dư nợ duy trì khá ổn định trong giai đoạn 2017 - 2020, cụ thể: Dư nợ ngành vận tải các năm 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt đạt 1.881 tỷ đồng, 1.986 tỷ đồng, 1.614 tỷ đồng và 2.064 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lần lượt là 15,8%; 15,1%; 9,9% và 12,1% trong cơ cấu dư nợ KHDN. Dư nợ ngành vận tải của BIDV Hà Thành chủ yếu vào các doanh nghiệp đầu ngành như Vietnamairline, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam... Có thể nhận

định rằng, đây là một trong những nhóm ngành nghề chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ đại dịch Covid 19. Số lượng khách hàng sụt giảm mạnh dẫn tới những khoản lỗ lớn của những doanh nghiệp này, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả nợ Ngân hàng của doanh nghiệp cũng như chất lượng tín dụng của BIDV Hà Thành đối với lĩnh vực này.

Ngành thương mại và dịch vụ cũng duy trì dư nợ ổn định trong giai đoạn 2017 - 2020, cụ thể: Dư nợ ngành thương mại và dịch vụ các năm 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt đạt 1.870 tỷ đồng, 1.789 tỷ đồng, 1.804 tỷ đồng và 1.801 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lần lượt là 15,7%; 13,6%; 11,1% và 10,6% trong cơ cấu dư nợ KHDN. Có thể nhận thấy tỷ trọng dư nợ của ngành thương mại và dịch vụ giảm dần trong cơ cấu dư nợ KHDN của BIDV trong giai đoạn 2017 - 2020. Đây cũng là một trong những ngành nghề bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh Covid 19 khi nhu cầu tiêu dùng trong nước có dấu hiệu sụt giảm so với trước đại dịch.

Các lĩnh vực cho vay khác như: khai khoáng, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, nông nghiệp... có dư nợ các năm 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt đạt 2.630 tỷ đồng, 2.786 tỷ đồng, 3.761 tỷ đồng và 3.621 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lần lượt là 22,1%; 21,2%; 23,1% và 21,3% trong cơ cấu dư nợ KHDN. Tỷ trọng dư nợ nhóm ngành này được duy trì khá ổn định trong cơ cấu dư nợ KHDN trong giai đoạn 2017 - 2020.

Qua phân tích trên cho thấy cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế của Chi nhánh đang cho vay chủ yếu tập trung vào ngành, lĩnh vực thế mạnh phát triển của nền kinh tế và định hướng tăng trưởng cho vay của Chi nhánh. Đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, đây là ngành nghề mà Ban lãnh đạo Chi nhánh đánh là là ngành nghề cốt lõi của nền kinh tế, mang lại giá trị gia tăng cao và giúp nên kinh tế nên Chi nhánh đã và tiếp tục sẽ định hướng tập trung cho vay lĩnh vực này.

ã) Nợ quá hạn, nợ xấu

lần lượt là 0,86%; 0,21%; 0,20% và 0,16%.

Dư nợ xấu KHDN của Chi nhánh năm 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 6 tỷ đồng, 9 tỷ đồng, 50 tỷ đồng và 19 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu KHDN lần lượt là 0,05%; 0,07%; 0,31% và 0,11%.

Trong năm 2020, thực hiện Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 của Ngân hàng Nhà nước Quy định về việc to chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, BIDV Hà Thành đã thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với 9 KHDN với tổng dư nợ cơ cấu là 1.822 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 10,7% tổng dư nợ KHDN). Như vậy có thể thấy số lượng KHDN bị ảnh hưởng bởi Covid 19 phải cơ cấu dư nợ của BIDV Hà Thành không nhiều, cho thấy dư nợ của Chi nhánh đã tập trung vào những ngành nghề ít bị ảnh hưởng hơn từ đại dịch Covid 19, đồng thời Chi nhánh đã có sự chọn lọc khách hàng tốt, năng lực

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành (Trang 66 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w