BIDV xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
> Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể, DN phải có:
- Văn bản đang còn hiệu lực tạo cơ sở pháp lý cho việc to chức và hoạt động của pháp nhân:
+ Có Quyết định thành lập hoặc Giấy phép đầu tư; + Đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp;
+ Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải có giấy phép.
- Điều lệ về tổ chức và hoạt động; đối với doanh nghiệp liên doanh phải có hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Có vốn điều lệ. Đối với các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ thực có không được thấp hơn mức vốn pháp định.
- Có văn bản xác định rõ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người đại diện doanh nghiệp trong giao dịch với BIDV.
uỷ quyền phải thể hiện cụ thể số tiền vay hoặc mức tiền được vay cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn, bảo đảm tiền vay... và có cam kết chịu trách nhiệm trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ vay.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp tư nhân:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự như xác định đối với cá nhân.
Đối với khách hàng là công ty hợp danh:
- Đối với thành viên công ty hợp danh phải là cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự như xác định đối với cá nhân;
- Điều lệ của công ty hợp danh;
- Văn bản thỏa thuận của tất cả các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn về cử người đại diện vay vốn tại BIDV. Trường hợp Điều lệ công ty xác định rõ thì theo quy định trong Điều lệ.
> Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: BIDV cho khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi ngành nghề được phép theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép hành nghề (nếu có) của khách hàng.
> Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho BIDV trong thời hạn cam kết.
> Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả; dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của BIDV.
Thành
Quy trình trước khi phê duyệt tín dụng
Bước 1: Tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ:
- Tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của BIDV từ khách hàng;
- Hướng dẫn khách hàng cung cấp và lập Hồ sơ tín dụng theo quy định(lập Phiếu tiếp nhận hồ sơ khi nhận hồ sơ tín dụng từ khách hàng).
Bước 2: Phân tích, thẩm định tín dụng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng:
- Khảo sát thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, thu thập các thông tin liên quan để phục vụ cho mục đích phân tích, thẩm định tín dụng.
- Căn cứ hồ sơ khách hàng cung cấp và các thông tin thu thập được trong quá trình thẩm định khách hàng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng
- Trình cấp thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng. Trường hợp khoản tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh, trình Phó Giám đốc Quản lý khách hàng xem xét, có ý kiến trước khi trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng.
Bước 3. Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng:
- Cấp thẩm quyền xem xét hồ sơ và Báo cáo đề xuất tín dụng của Bộ phận Quản lý khách hàng, thực hiện phê duyệt trên Báo cáo đề xuất tín dụng.
- Nếu cấp tham quyền phê duyệt đồng ý đề xuất tín dụng, Bộ phận QLKH thực hiện:
- Chuyển hồ sơ tín dụng sang Bộ phận Quản lý rủi ro hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng (đối với khoản tín dụng không phải qua Bộ phận thẩm định rủi ro thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh).
- Trường hợp khoản tín dụng vượt thẩm quyền cấp tín dụng của Chi nhánh, trình Giám đốc Chi nhánh ký công văn đề xuất tín dụng, gửi hồ sơ tín dụng về Trụ sở chính.
- Nếu cấp thẩm quyền phê duyệt không đồng ý đề xuất tín dụng, Bộ phận Quản lý khách hàng thông báo từ chối cấp tín dụng với khách hàng.
Quy trình thực hiện sau phê duyệt
Bước 4: Kỷ kết Hợp đồng tín dụng
Sau khi có kết quả phê duyệt tín dụng từ cấp trên, cán bộ Quản lý khách hàng soạn thảo Hợp đồng tín dụng theo nội dung phê duyệt tín dụng. Hợp đồng tín dụng đảm bảo phải tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của BIDV và phải được các bộ phận kiểm soát xem xét và thông qua trước khi đàm phán với khách hàng. Khi đã được các cấp kiểm soát đồng ý, cán bộ QLKH tiến hành thông báo và thương lượng với khách hàng về điều khoản của hợp đồng để đi đến ý kiến thống nhất, đặc biệt phải phù hợp với những dự thảo mà lãnh đạo ngân hàng đưa ra. Các hợp đồng phải được ký kết bởi Người đại diện có thẩm quyền của Chi nhánh và Người đại diện có thẩm quyền của khách hàng theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của BIDV, khách hàng trong từng thời kỳ. Người đại diện BIDV ký kết hợp đồng có trách nhiệm rà soát nội dung hợp đồng, đảm bảo phù hợp với nội dung phê duyệt tín dụng, phù hợp với quy định của BIDV về hợp đồng và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Hợp đồng tín dụng được lưu thành 3 bản, một bản để lưu hồ sơ tín dụng, một bản làm căn cứ hạch toán kế toán của ngân hàng và một bản trả lại khách hàng.
Bước 5: Hoàn thiện các điều kiện cấp tín dụng trước khi giải ngân
- Cán bộ QLKH đàm phán với khách hàng để hoàn thiện các điều kiện cấp tín dụng trước khi giải ngân theo nội dung phê duyệt.
- Thực hiện các thủ tục giao dịch đảm bảo theo quy định, quy trình giao dịch bảo đảm của BIDV trong từng thời kỳ.
- Lưu hồ sơ, nhập thông tin vào Hệ thống.
Bước 6. Giải ngân
hiện giải ngân theo yêu cầu của khách hàng. Các hình thức giải ngân gồm có:
- Rút tiền mặt trực tiếp: áp dụng với các khoản vay lương, thưởng của doanh nghiệp.
- Thanh toán quốc tế: L/C, TT, TTR... có sử dụng hệ thống SWIFT. - Thanh toán chuyển khoản trên địa bàn và trong nội địa.
Hiện nay, BIDV Hà Thành đang thực hiện ưu tiên giải ngân bằng hình thức chuyển khoản trực tiếp, hạn chế giải ngân bằng tiền mặt. Nhờ đó mà rủi ro cũng giảm đáng kể.
Bước 7. Quản lỷ, giám sát
Cán bộ Quản lý khách hàng có trách nhiệm quản lý, theo dõi, giám sát khoản cấp tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng/tất toán khoản tín dụng theo quy định:
-Kiểm tra, rà soát sau:
+ Căn cứ kiểm tra: Hồ sơ tín dụng, so sách chứng từ kế toán của khách hàng, kiểm tra thực địa.
+ Kết thúc mỗi lần kiểm tra, Cán bộ Quản lý khách hàng phải lập Biên bản kiểm tra.
+ Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích/khách hàng không thực hiện đúng cam kết/dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng không hiệu quả như dự tính, biến động bất lợi về tài sản bảo đảm., Cán bộ Quản lý khách hàng lập Báo cáo kiểm tra và báo cáo Phó Giám đốc Quản lý khách hàng/Giám đốc Chi nhánh.
+ Bản chính Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm tra được chuyển cho Bộ phận liên quan để lưu hồ sơ tín dụng theo quy định.
- Thường xuyên liên lạc, nắm bắt các vấn đề sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng. Định kỳ không quá 6 tháng/lần kể từ thời điểm đánh giá liền trước Đề xuất cấp tín dụng, đánh giá định kỳ thực hiện lập Báo
STT Sản phẩm tín dụng
Γ^ Cho vay ngắn hạn 2 Cho vay trung dài hạn
cáo đánh giá biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản của khách hàng để kịp thời nhận diện các rủi ro tiềm ẩn, chuyển bộ phận liên quan để lưu hồ sơ tín dụng. Ngay khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, Bộ phận Quản lý khách hàng phải báo cáo ngay bằng văn bản về tình trạng của khách hàng và đề xuất biện pháp xử lý trình cấp có thẩm quyền.
- Lập bảng theo dõi nợ vay (áp dụng với nợ ngắn hạn từ thời điểm gia hạn nợ/quá hạn, khoản nợ trung, dài hạn), theo dõi tiến độ thực hiện dự án đối với cho vay đầu tư dự án (có thể theo dõi trên so hoặc trên file máy tính) để theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng khoản tín dụng.
- Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, phân loại nợ theo quy định của BIDV.
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cấp tín dụng của BIDV.
Bước 8: Thanh lỷ hợp đồng tín dụng
Khi khách hàng đã hoàn thành xong nghĩa vụ trả nợ, cán bộ Quản lý khách hàng lập biên bản bàn giao lại tài sản bảo đảm cho khách hàng (nếu có) trình kiểm soát, kiểm soát xem xét trình lên lãnh đạo ngân hàng ký phê duyệt. Biên bản cuối cùng được chuyển đến bộ phận liên quan để lưu trữ và hạch toán vào sổ kế toán của Chi nhánh. Sau mỗi hợp đồng tín dụng, Chi nhánh cần đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với hợp đồng đã được thanh lý, sau đó rút kinh nghiệm để hoàn thiện và chỉnh sửa sao cho nâng cao được chất lượng cho vay trong những hợp đồng tiếp theo.
2.2.5 Các sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp
Hiện nay, BIDV có rất nhiều sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, có thể kể đến các sản phẩm như sau:
5 Tài trợ doanh nghiệp vệ tinh 6 Tài trợ doanh nghiệp ngành dược 7 Cho vay thi công đóng tàu 8 Cho vay thi công xây lắp 9 Tài trợ chuỗi cung ứng lúa gạo 10 Tài trợ chuỗi cung ứng thủy sản
11 Cho vay đầu tư tài sản cố định gián tiếp 12 Cho vay thấu chi khách hàng to chức 13 Tài trợ nhà phân phối
14 Tín dụng đặc thù cho SME
15 Tài trợ nhà thầu của Tổng cục Hậu cần/Bộ Công an 16 Tài trợ chuỗi cung ứng Công ty CP Ô tô Trường Hải
17 Tài trợ chuỗi cung ứng Công ty CP Hyundai Thành Công Việt Nam
18 Tài trợ chuỗi cung ứng ô tô Fuso của Công ty TNHH Mercedes- Benz Việt Nam
19
Tài trợ chuỗi cung ứng ô tô CT CP Đô Thành, Công ty CP SXTMDV Nam Việt
1.1 KHDN Lớn Kháchhàng 106 119 8 12 6 13 1.2 KHDNNVV Kháchhàng 249 284 3 31 9 33 2 Tăng trưởng KHDN Khách hàng - 4 4 38 34 2.1 Tăng trưởng KHDN Lớn Khách hàng - 1 3 9 8 2.2 Tăng trưởng KHDNN _________________NV Khách hàng - 3 5 29 26 (Nguồn: BIDV)
2.3 Thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành
2.3.1 Chất lượng cho vay doanh nghiệp tại BIDV Hà Thành xét theo cácchỉ tiêu về định lượng chỉ tiêu về định lượng
a) Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay von tại BIDVHà Thành
Bảng 2.3: Tăng trưởng số lượng KHDN vay vốn của BIDV Hà Thành giai đoạn năm 2017 - 2020
1 Tong Dư nợ KHDN cuối kỳ Tỷ đồng 11.920 13.167 16.249 17.028
1.1 Dư nợ KHDNL Tỷ đồng 10.084 11.048 13.831 14.209 1.2 Dư nợ KHDNNVV________________ Tỷ đồng 1.836 2.119 2.418 2.819
I I
Tăng trưởng dư nợ KHDN Tỷ đồng - 1.247 3.082 779
% - 10,5% 23,4% 4,8%
1 Tăng trưởng dư nợ KHDNL Tỷ đồng - 964 2.783 378
% - 9,6% 25,2% 2,7%
2 Tăng trưởng dư nợ KHDNNVV Tỷ đồng - 283 299 401
% 15,4% 14,1% 16,6%
III Tỷ trọng dư nợ KHDN/Tổngdư nợ________________________ % 77,2% 79,0% 78,8% 74,0%
1 Tỷ trọng dư nợ KHDNL/Dư nợKHDN ___________________ % 84,6% 83,9% 85,1% 83,4% 2 Tỷ trọng dư nợ KHDNNNV/Dưnợ KHDN _______________________ % 15,4% 16,1% 14,9% 16,6%
(Nguồn: BIDVHà Thành)
Qua bảng trên ta thấy số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại BIDV Hà Thành tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ gia tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp bao gồm KHDNL và KHDNNVV đều giảm trong năm 2019 và năm 2020. Số lượng KHDN của BIDV Hà Thành năm 2018 đạt 403 KH, tăng 44 khách hàng so với năm 2017 (bao gồm 119 KHDNL, tăng 13 KH và 284 KHDNNVV, tăng 35 KH so với năm 2017). Đây là năm mà số lượng KHDN tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2018 - 2020. Năm 2019, số lượng KHDN đạt 441 KH, tăng 38 KH so với năm 2018 (bao gồm 128 KHDNL, tăng 9 KH và 313 KHDNNNV, tăng 29 KH so với năm 2018). Đến năm 2020, số lượng KHDN của BIDV Hà Thành đạt 475 KH, tăng 34 KH so với năm 2019 (bao gồm 136 KHDNL, tăng 8 KH và 339 KHDNNVV, tăng 26 KH so với
năm 2018). Việc gia tăng số lượng Khách hàng doanh nghiệp sẽ giúp Chi nhánh đang dạng hóa nền Khách hàng của Chi nhánh, phân tán rủi ro, hạn chế rủi ro tập trung vào một số khách hàng đặc biệt là đối với các khách hàng lớn. Trong cơ cấu số lượng khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh thì khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa có tỷ trọng lớn hơn so với khách hàng doanh nghiệp lớn, phù hợp với cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô của nền kinh tế và cơ cấu khách hàng doanh nghiệp theo quy mô của hệ thống Ngân hàng thương mại. Có thể thấy số lượng KHDN vẫn tăng trong năm 2019 và năm 2020, tuy nhiên số lượng KHDN tăng lên giảm dần và khá thấp so với năm 2018.
b) Dư nợ cho vay KHDN
Bảng 2.4: Tăng trưởng dư nợ cho vay KHDN cuối kỳ của BIDV Hà Thành giai đoạn năm 2017 - 2020
Qua bảng trên cho thấy dư nợ cho vay KHDN cuối kỳ của BIDV Hà Thành chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu dư nợ của toàn chi nhánh và có sự tăng trưởng nhưng không ổn định và không đều qua các năm. Trong cơ cấu dư nợ KHDN của Chi nhánh, dư nợ KHDNL chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với dư nợ KHDNNVV, cụ thể như sau:
Dư nợ KHDN năm 2018 đạt 13.167 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2017 chiếm tỷ trọng 79,0% cơ cấu tong dư nợ, bao gồm (dư nợ KHDNL đạt 11.048 tỷ đồng, chiếm 83,9% dư nợ KHDN và dư nợ KHDNNVV đạt 2.119 tỷ đồng, chiếm 16,1% dư nợ KHDN). Có thể nhận thấy tổng dư nợ của Chi nhánh phụ thuộc rất lớn vào dư nợ của KHDN, đặc biệt là KHDNL.
Năm 2019, dư nợ KHDN của Chi nhánh đạt 16.249 tỷ đồng, tăng 23,4% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 78,8% cơ cấu tổng dư nợ, bao gồm (dư nợ KHDNL đạt 13.831 tỷ đồng, chiếm 85,1% dư nợ KHDN và dư nợ KHDNNVV đạt 2.418 tỷ đồng, chiếm 14,9% dư nợ KHDN). Có thể thấy đây là năm mà dư nợ KHDN có tốc độ tăng trưởng lớn nhất của Chi nhánh trong giai đoạn 2017 - 2020. Phần lớn KHDN của Chi nhánh là những khách hàng có kết quả kinh doanh ấn tượng, khả năng hấp thụ vốn tốt (nhóm khách hàng Hòa Phát, nhóm