Hoàn thiện chính sách tín dụng đối vớikhách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành (Trang 95 - 100)

Chính sách cho vay KHDN là nền tảng để quản trị hoạt động cho vay có hiệu quả. Chính sách cho vay KHDN đặt ra mục tiêu, định hướng cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Nếu chính sách được xây dựng khoa học, thông suốt, dễ hiểu từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn cho vay của mình, tránh rủi ro và đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh. Một chính sách cho vay tốt phải đưa ra được định hướng cho cán bộ Quản lý khách hàng là khoản vay nào nên cho vay, áp dụng loại sản phẩm nào, với những điều kiện như thế nào. Chính sách cho vay tốt sẽ nâng cao chất lượng khoản vay. Đặc biệt ở những nước đang phát triển như Việt Nam, chính sách cho vay lại càng quan trọng hơn vì ngân hàng phải thích ứng với môi trường kinh tế biến đổi liên tục.

Đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp, chính sách cho vay phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau:

- về định hướng chỉnh sách khách hàng:

Chi nhánh tập trung đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tiềm năng phát triển, có uy tín trong quan hệ tín dụng, có khả năng thích nghi nhanh với sự biến động của môi trường kinh doanh để xem xét, hỗ trợ tư vấn, có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhằm tạo mối quan hệ bền vững.

Đối với các doanh nghiệp, nhất là các công ty có tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, yếu kém, nợ tồn đọng lớn, kéo dài, cần có biện pháp tích cực để thu hồi nợ cũ, nợ quá hạn. Các biện pháp thu hồi nợ cần linh hoạt theo từng khách hàng cụ thể. Đối với doanh nghiệp không còn khả năng hoạt động thì tuyệt đối không được các khoản vay mới, tập trung vào việc quản lý dòng tiền và phát mại tài sản để thu hồi công nợ. Đối với các doanh nghiệp vẫn còn khả năng hoạt động, các khoản cho vay mới phải được xem xét trên cơ sở có hiệu quả, có khả năng trả nợ, đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng và đảm bảo không làm tăng tong dư nợ tại hệ thống BIDV. Việc cho vay sẽ thực hiện theo đầu mối lớn (tại các Chi nhánh của BIDV có dư nợ lớn) để kiểm soát được tín dụng nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng cho vay.

- về các giới hạn cho vay:

Quy định mức giới hạn cho vay tối đa đối với từng loại doanh nghiệp, tỷ lệ vốn tự có tối thiểu tham gia vào dự án/phương án kinh doanh phù hợp với đặc điểm, mức độ rủi ro của từng lĩnh vực ngành nghề. Cần có nghiên cứu, đánh giá khả năng tăng trưởng, phát triển của từng nhóm ngành nghề theo các giai đoạn để có thể đưa ra chính sách, giới hạn cho vay với từng ngành nghề, đảm bảo cho vay tập trung đúng ngành nghề có sự On định và khả năng tăng trưởng từ đó giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng trong quá trình cho vay khách hàng doanh nghiệp.

Để xem xét cho vay, điều kiện tiên quyết là phương án kinh doanh của doanh nghiệp phải khả thi, có hiệu quả. Tức nguồn trả nợ của doanh nghiệp phải là dòng tiền từ hoạt động sản suất kinh doanh cung cấp dịch vụ. Tài sản bảo đảm là biện pháp phòng ngừa rủi ro sau cùng khi khách hàng không còn khả năng trả nợ sau khi đã huy động tất cả các nguồn vốn mà doanh nghiệp vẫn không trả được nợ. Hiện nay BIDV nói chung và BIDV Hà Thành nói riêng có chính sách cấp tín dụng cụ thể là chính sách về tài sản bảo đảm theo hạng của khách hàng. Việc áp dụng chính sách tài sản bảo đảm theo hạng của khách hàng cũng còn có nhiều điểm hạn chế như khả năng đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm của doanh nghiệp vay vốn với quy mô dư nợ nhỏ sẽ cao hơn đối với doanh nghiệp vay vốn với quy mô dư nợ lớn. Với chính sách tài sản bảo đảm này có thể gây khó khăn cho những doanh nghiệp lớn, có phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ nhưng xếp hạng tín dụng không cao, không có khả năng đáp ứng điều kiện về tài sản bảo đảm. Do đó Ngân hàng nên áp dụng chính sách tài sản bảo đảm linh hoạt đối với từng khách hàng cụ thể, đảm bảo không bỏ qua những khách hàng tốt có khả năng mang lại quy mô dư nợ cũng như nguồn thu của Ngân hàng. Ngược lại có những doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản bảo đảm cao, có thể lên đến 100% nhưng phương án kinh doanh không khả thi, hiệu quả, nguồn trả nợ không chắc chắn có khả năng trở thành nợ xấu rất cao ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Để xử lý tài sản bảo đảm sẽ gây mất thời gian và chi phí cho Ngân hàng, đặc biệt là tài sản có tranh chấp thì khả năng mất vốn của Ngân hàng là rất cao.

Bên cạnh đó, Ngân hàng có thể đa dạng các hình thức bảo đảm tiền vay. Đối với các doanh nghiệp thi công xây lắp truyền thống, uy tín, có lịch sử quan hệ tín dụng có thể thế chấp khoản phải thu theo khối lượng xây lắp hoàn thành, đối với doanh nghiệp nhập khẩu có thể thế chấp lô hàng nhập, đối với doanh nghiệp xuất khẩu có thể thế chấp bằng LC và các biện pháp bảo đảm khác. Đối

với các khoản vay trung dài hạn, Ngân hàng có thể cho thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, Ngân hàng cũng cần tăng cường khâu quản lý, kiểm tra các tài sản được cầm cố, thế chấp để tránh trường hợp Ngân hàng dùng một tài sản để thế chấp cho nhiều khoản vay ở các Ngân hàng khác nhau, hay tránh trường hợp tài sản hao mòn không còn giá trị hoặc đã được doanh nghiệp bán mất. Đặc biệt Ngân hàng phải định giá tài sản bảo đảm sát với giá thị trường trong đó nên thuê đơn vị thẩm định giá độc lập có uy tín, chuyên môn, đảm bảo khả năng và giá trị phát mại khi cần thiết tránh tình trạng rất nhiều Ngân hàng hiện nay đang gặp phải là hạ giá tài sản phát mại rất nhiều lần nhưng vẫn không có người mua.

- về điều kiện vay vốn của doanh nghiệp:

Đối với các doanh nghiệp vay đầu tư dự án, vay theo món, vay thi công xây lắp cần có vốn tự có tham gia: Ngân hàng cần thẩm định tong mức đầu tư, phương án kinh doanh đảm bảo tổng mức đầu tư, chi phí của phương án kinh doanh hợp lý tránh trường hợp doanh nghiệp có tình hình tài chính không mạnh nâng khống tổng mức tổng mức đầu tư, nâng khống chi phí của phương án khi đó nguồn vốn chủ yếu là vốn vay và vốn chiếm dụng khi đó toàn bộ rủi ro sẽ bị đẩy về phía ngân hàng, điều này tiền ẩn rủi ro, nguy cơ mất khả năng thanh toán.

- Xây dựng và hoàn thiện sản phẩm tín dụng gắn với đặc thù của từng ngành nghề

Chính sách cấp tín dụng đối với doanh nghiệp là những điều kiện cơ bản nhất để bước đầu cấp tín dụng cho một khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên chính sách cấp tín dụng chưa đề cập tới từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Trong khi đó mỗi ngành nghề, lĩnh vực cụ thể lại có những đặc điểm, đặc thù riêng mà không thể dùng chính sách cấp tín dụng của lĩnh vực ngành nghề này để áp dụng cho lĩnh vực ngành nghề khác. Do đó, xây dựng và

hoàn thiện sản phẩm cho vay gắn với đặc thù của từng ngành nghề có thể giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp do:

- Xác định đặc điểm, đặc thù riêng từ đó xây dựng hình thức cấp tín dụng, phương thức cho vay, doanh số cho vay tối đa, cách thức kiểm tra, giám sát trong và sau khi cho vay phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể, từ đó có thể tối ưu từ khâu hồ sơ không bị trùng lặp đến khi giải ngân và quản lý sau cho vay giữa các ngành nghề.

- Xây dựng và hoàn thiện sản phẩm tín dụng gắn với đặc thù của từng ngành nghề thông qua cẩm nang theo từng lĩnh vực giúp cán bộ Quản lý khách hàng và các bộ phận liên quan trong quy trình cấp tín dụng đánh giá tương đối chính xác về các rủi ro đặc thù theo ngành nghề từ đó có thể đưa ra quyết định cho vay chính xác. Sản phẩm cho vay gắn với đặc thù ngành nghề cũng xác định rõ hình thức tài sản bảo đảm nào là phù hợp và đưa ra cách thức quản lý phù hợp: Lĩnh vực thi công xây lắp nhận biện pháp đảm bảo tiền vay là quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng thi công xây lắp, quản lý theo dòng tiền của từng công trình; lĩnh vực thương mại nhận biện pháp đảm bảo tiền vay là hàng tồn kho, quản lý theo dòng tiền và hàng tồn kho...

- Xây dựng cơ cấu dư nợ theo ngành nghề cho vay hợp lý

Việc nghiên cứu, xây dựng sản phẩm gắn liền với từng lĩnh vực ngành nghề và nghiên cứu chuyên sâu theo từng lĩnh vực ngành nghề không những giúp Ngân hàng thẩm định và ra quyết định cho vay chính xác mà còn chỉ ra đặc điểm, rủi ro riêng của từng lĩnh vực ngành nghề trong từng giai đoạn khác nhau từ đó giúp Ngân hàng xác định được và tập trung cho vay đối với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh hiệu quả, có mức độ ổn định cao và có tiềm năng phát triển trong tương lai đồng thời cũng xác định được và hạn chế cho vay đối với lĩnh vực ngành nghề đang gặp khó khăn trên thị trường, có mức độ rủi ro cao

hoặc tiềm ẩm rủi ro trong tương lai, có khả năng ảnh hưởng tới khả năng trả nợ Ngân hàng.

Căn cứ vào đó, đơn vị nên đưa ra các giới hạn dư nợ tối đa theo từng lĩnh vực ngành nghề tạo ra một cấu trúc dư nợ an toàn có tính rủi ro thấp và chủ động kiểm soát được chất lượng tín dụng cho vay, lường trước được những rủi ro có khả năng phát sinh trong tầm kiểm soát và trong mức độ có thể chấp nhận được. Từ đó sẽ nâng cao được chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành (Trang 95 - 100)