Kinh nghiệm của một số NHTM về nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp,

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành (Trang 43 - 48)

nghiệp, bài học cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành

1.3.1 Kinh nghiệm cho vay doanh nghiệp của một số Ngân hàng khác

a) Kinh nghiệm của ngân hàng ACB

ACB - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011, 2012” do các tạp chí quốc tế uy tín: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia, The Asset, World Finance bình chọn; “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010”; 2 giải thưởng “Doanh nghiệp công bố thông tin tốt nhất do bạn đọc bình chọn và “Báo cáo thường niên xuất sắc nhất” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư chứng khoán và Dragon Capital phối hợp to chức; giải thưởng “Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010” do người tiêu dùng bình chọn - Báo Sài Gòn Giải Phóng là đơn vị tổ chức khảo sát). ACB nắm bắt được tâm lý và nhu cầu thiết thực của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại là rất mong muốn một đơn vị ngân hàng lớn và uy tín có thể trợ giúp vốn nhằm phát triển và đổi mới công nghệ. Hoạt động của ngân hàng và hoạt động của DN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi các DN hoạt động có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt được. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả, mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Thực tế cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng ACB cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra rủi ro, thua lỗ cho ngân hàng trong một số giai đoạn.

Mặt khác, do chưa có kinh nghiệm với những khoản vay KHDN bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên ngân hàng ACB không biết cách quản lý khi có phát sinh thua lỗ tín dụng với KHDN và hậu quả nghiêm trọng của việc trì hoãn những biện pháp dứt khoát đối với các KHDN vay vốn có rủi ro, do đó mức lỗ lại của ngân hàng không thể giải quyết nhanh chóng và với phí ton thấp hơn. Hiện nay ngân hàng ACB đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được của những khoản nợ xấu KHDN.

b) Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam.

Tháng 4/2012, Tạp chí chuyên xếp hạng Forbes của Hoa Kỳ đã công bố danh sách thường niên 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới.Vietinbank là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách này. Ngày 29/12/2012, Vietinbank chính thức được công bố đứng đầu ngành ngân hàng.

Hai sự kiện nổi bật của Vietinbank năm 2012 là tiếp tục kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao, nâng cao năng lực quản trị điều hành, kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh; tiếp tục triển khai chiến lược hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, chuẩn hóa các nghiệp vụ, chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành, quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế. Trong thời kì phát triển của nền kinh tế cùng với sự bùng nổ về dân số, nhiều ngân hàng đã ban hành nhiều chính sách để phát triển cho vay KHDN. Tuy nhiên, có thể thấy hoạt động cho vay KHDN của ngân hàng Vietinbank hiện nay đang có dấu hiệu suy giảm và chất lượng không cao. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ:

Dư nợ tín dụng cho vay doanh nghiệp quá nhanh, trong khi cho vay các lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng là những nguồn trả nợ thứ yếu mà không có nguồn trả nợ chính.

Coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng như: trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả; Không văn bản hóa thỏa thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

Giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thỏa đáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,.. .Không có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

1.3.2 Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành

- Chính sách cho vay nói chung và chính sách cho vay đối với các KHDN cần năng động, phù hợp với các loại hình hoạt động của Ngân hàng.

- Thường xuyên chú trọng việc nghiên cứu thị trường và phát triển các loại sản phẩm mới, nhất là các sản phẩm trọn gói phục vụ nhu cầu đa dạng của KHDN. Có chính sách cho vay phù hợp với từng đối tượng KHDN và phân đoạn thị trường để thiết kế các sản phẩm cho vay khác nhau phù hợp với từng đối tượng (lãi suất, mức cho vay, thời hạn cho vay, mức vốn tự có tham gia, tài sản đảm bảo, thủ tục vay vốn.). Đồng thời, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ để phục vụ khách hàng. Hoàn chỉnh hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng để sàng lọc những khách hàng yếu kém. Hệ thống thông tin đầy đủ (số lượng và chất lượng).

- Tăng cường quản lý, giám sát KHDN: Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, song song với việc mở rộng phạm vi và quy mô cho vay, đối tượng

KHDN cũng ngày càng phong phú, theo đó khả năng thất thoát vốn cũng ngày càng tăng, đe dọa sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng nghiệp vụ đánh giá KHDN phân tích nhận định tình hình khách hàng trước, trong và sau khi cho vay, nó có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng cho vay. Đánh giá tình hình khách hàng càng chính xác, chất lượng cho vay càng cao, bởi thông qua đánh giá ngân hàng sẽ phân loại được KHDN, từng bước thanh lọc những KHDN yếu kém, thu hút và tập trung đầu tư cho những khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả. Hạn chế đến mức tối đa rủi ro thất thoát vốn, đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng.

Chú trọng đào tạo và đào tạo lại cán bộ: Các loại hình doanh nghiệp có sự thay đoi và tiến hóa theo thời gian để thích nghi với môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và cạnh tranh. Do đó cán bộ quản lý khách hàng luôn phải tự rèn luyện đạo đức, trau dồi kiến thức để đủ trình độ kiểm soát được các hoạt động của KHDN. Từ đó có thể thấy không thể đạt được sự tiến bộ thực sự về chất lượng cho vay nếu không có sự hợp tác và cam kết đầy đủ của toàn bộ tập thể, cán bộ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ nghiệp vụ nhận thức xã hội, hiểu biết pháp luật tốt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1, tác giả tập trung làm rõ các khái niệm liên quan đến hoạt động cho vay và cho vay KHDN, vì những đặc điểm riêng biệt nên cho vay KHDN cũng mang những đặc thù riêng so với cho vay KHCN.

Do đặc thù là kênh trung gian vốn chủ yếu tại Việt Nam nên hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay KHDN vẫn là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn thu của các NHTM tại Việt Nam. Đồng nghĩa với việc chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu, dư nợ cho vay KHDN thường lớn hơn hẳn dư nợ cho vay KHCN nhưng lại tập trung vào một số lượng ít KHDN lớn do đó cho vay KHDN cũng mang lại những nguy cơ rủi ro tiềm an cho các NHTM. Tại Việt Nam, đã từng có một số NHTM cho vay tập trung vào một nhóm KHDN với dư nợ rất lớn, khi nhóm khách hàng này không còn khả năng trả nợ thì cũng dẫn tới NHTM không còn khả năng thanh khoản, âm vốn dẫn tới phải sáp nhập vào Ngân hàng khác. Nâng cao chất lượng cho vay KHDN cần đáp ứng được nhu cầu khắt khe của đối tượng này, đồng thời phải cân đối được mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với đảm bảo an toàn vốn, lợi nhuận với rủi ro, giữa tăng trưởng tín dụng với phát triển kinh tế xã hội. NHTM đã thể hiện rõ vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, do đó chất lượng cho vay không những là chỉ tiêu đánh giá sức khỏe, khả năng tồn tại và phát triển của chính NHTM mà còn đánh giá sức khỏe, tiềm năng phát triển của cả nền kinh tế. Mỗi NHTM tùy vào đặc thù hoạt động, nền khách hàng, điểm mạnh, điểm yếu của mình cần tìm ra cách thức cung cấp sản phẩm cho vay, xây dựng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay KHDN, quản lý chất lượng cho vay KHDN theo các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w