Kinh nghiệm mở rộng tín dụng tiêu dùng của Trung Quốc

Một phần của tài liệu 0156 giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 36)

Sức ép cạnh tranh đối với các Ngân hàng Trung Quốc đang gia tăng sau khi nước này chính thức gia nhập WTO vào cuối năm 2001. Theo các nhà phân tích, tương lai của các Ngân hàng Trung Quốc phụ thuộc vào việc xây dựng một mô hình kinh doanh thực sự và mang tính thương mại cao. Cơ hội tốt nhất để các Ngân hàng Trung Quốc có thể thành công là phát triển lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.

Thực tế, các điều kiện để phát triển tín dụng tiêu dùng của Trung Quốc đã chín muồi. Thu nhập quốc nội đầu người Trung Quốc đạt 800 USD/ nằm ở nhu cầu nhà ở tư nhân dự kiến tăng trong tương lai. Tiêu dùng ô tô cũng sẽ tăng sau khi Trung Quốc xóa bỏ những thuế quan quan trọng phù hợp với các tiêu chuẩn của WTO. Về mặt kỹ thuật, công nghệ xử lý số liệu đã được sử

dụng rội rãi và có thể hỗ trợ cho việc xây dựng một hệ thống báo cáo tín dụng quốc gia. Mặc dù các Ngân hàng đã quan tâm đến tín dụng tiêu dùng, nhưng đây vẫn là "mảnh đất" chưa được khai phá mạnh ở Trung Quốc.

* Sự phát triển tín dụng tiêu dùng ở Trung Quốc

Các khoản tín dụng tiêu dùng được bắt đầu ở Trung Quốc vào giữa những năm 1980 và đã phát triển nhanh kể từ năm 1998. Vào năm 1998, Chính phủ bắt đầu thực hiện một chính sách tài chính chủ động và chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải để thúc đẩy nhu cầu trong nước và khuyến khích phát triển các khoản tín dụng tiêu dùng, bao gồm các khoản cho vay mua nh à ở cho vay sinh viên.

Phù hợp với sự khuyến khích của Chính phủ, NHTW Trung Quốc đã ban hành những quy địnhh cụ thể về các khoản tín dụng tiêu dùng. Kể từ năm 1998, Ngân hàng đã ban hành 18 văn bản chính sách để phát triển các khoản tín dụng tiêu dùng.

Với những rào cản đã được dỡ bỏ và điều kiện bên ngoài chín muồi, các khoản tín dụng tiêu dùng đã phát triển với tốc độ rất nhanh. Vào cuối năm 1997, các khoản tín dụng tiêu dùng của Trung Quốc đạt 17,2 tỷ NDT (2,007 tỷ USD), chiếm 0,3% tổng dư nợ tín dụng của cả hệ thống Ngân hàng. Số lượng các khoản tín dụng tiêu dùng lên tới 646,4 tỷ NDT (77,88 tỷ USD) vào tháng 10/2001 - gấp 38 lần con số của năm 1997 . Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng cũng tăng lên tới 6% trong tổng dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng.

Nhưng so với các nước phát triển, dịch vụ tín dụng tiêu dùng của Trung Quốc vẫn còn thấp. Ở Mỹ và châu Âu, các khoản tín dụng tiêu dùng thường chiếm từ 20-40% tổng số dư nợ của hệ thống Ngân hàng, có trường hợp tỷ lệ này lên tới 60%. Các khoản tín dụng tiêu dùng cũng đã trở thành nguồn thu nhập chính của các Ngân hàng ở các nước này, 44% thu nhập của Ngân hàng

Citibank ở Mỹ trong năm 2000 là từ các khoản tín dụng tiêu dùng.

Tại Trung Quốc, các khoản tín dụng tiêu dùng cũng đã được sử dụng ngày càng nhiều để mua hàng hoá, trong đó chủ yếu là để mua nhà ở. 5 năm qua, trong chương trình mở rộng chi tiêu để chống giảm phát, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư khá nhiều vào việc phát triển nhà ở tại các đô thị. Đồng thời, do thu nhập của người dân tăng lên và hàng triệu người có nhu cầu mua nhà ở, nên các khoản cho vay mua nhà ở trả chậm chiếm tới 90% tổng dự nợ tín dụng tiêu dùng ở Trung Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 30%/năm. vào tháng 10/2001, số dư của các khoản cho vay mua nhà ở tại Trung Quốc là 511,8 tỷ NDT (1,66 tỷ USD). Theo ước tính, với tốc độ tăng trưởng Trung Quốc sẽ đạt 1,6 tỷ NDT. Giả sử, mức chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay mua nhà trả chậm vẫn được duy trì như hiện nay thì các Ngân hàng có thể thu lợi khoảng 100 triệu NDT mỗi năm. Đây là một lĩnh vực kinh doanh khá lớn, tự do và ít chịu những tác động chính trị, là một trong những lĩnh vực mà các Ngân hàng Trung Quốc có thể dựa vào để bắt đầu xây dựng mô hình kinh doanh thực sự cho 5 năm tới.

Các khoản cho vay sinh viên chiếm vị trí thứ hai trong các loại hình tín dụng tiêu dùng. Vào tháng 9/2001, 4,03 tỷ NDT (485,5 tỷ USD) các khoản cho vay sinh viên đã được cấp cho 1,074 triệu sinh viên tốt nghiệp. Bên cạnh đó, các khoản tín dụng tiêu dùng cũng được sử dụng để mua ô tô và nhiều vật dụng khác trong nhà.

Cho vay mua nhà trả chậm sẽ được ưu tiên hơn vì chúng ít rủi ro hơn so với các hình thức khác của tín dụng tiêu dùng. Các NHTM đang được khuyến khích cấp các khoản vay cho các gia đình có mức thu nhập trung bình và thu nhập thấp. NHTW cũng yêu cầu các NHTM phải cải thiện dịch vụ của họ bằng cách củng cố công tác quản lý nội bộ và cải thiện dịch vụ khách hàng.

các công cụ tài chính được sử dụng ngày càng tăng, như thế chấp bằng trái phiếu kho bạc, thư tiền gửi hay các thẻ tín dụng.

* Những khó khăn trong việc phát triển tín dụng tiêu dùng ở Trung Quốc

Sự phát triển tín dụng tiêu dùng ở Trung Quốc đang gặp phải 5 khó khăn lớn:

Thứ nhất là thu nhập không ổn định. Sự giảm sút trong thu nhập của những người nông dân và một bộ phận dân thành thị trong những năm gần đây đã làm giảm kỳ vọng của họ vào thu nhập trong tương lai, do đó tác động tiêu cực đến sự phát triển của lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.

Thứ hai, cho đến nay, Trung Quốc chưa thành lập hệ thống tín dụng cá nhân, chưa có các hệ thống xác nhận chứng minh của người dân, hệ thống đánh giá tài khoản cá nhân, nguồn thu nhập, tài sản cá nhân cũng như tình trạng tín dụng trong quá khứ. Ngoài ra, Trung Quốc chưa có hệ thống đăng ký tài sản gia đình.

Thứ ba, hệ thống bảo hiểm thương mại chưa tham gia vào lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.

Thứ tư, các chính sách, qui định liên quan đến tín dụng tiêu dùng chưa hoàn thiện. Ví dụ, những quy định hiện hành về bảo lãnh chưa có đủ các điều khoản liên quan đến tín dụng tiêu dùng, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn cách thức bảo lãnh khi muốn vay một khoản tín dụng tiêu dùng. Sự phát triển chậm của thị trường bất động sản thứ cấp và phí đăng ký quá cao cũng cản trở người tiêu dùng. Ngoài ra, việc bán các tài sản đối với những ngôi nhà đã được dùng làm tài sản thế chấp cũng rất khó khăn. Bên cạnh đó, thuế và phí đối với ô tô cũng rất cao, ở một chừng mực nào đó đã hạn chế nhu cầu tín dụng tiêu dùng.

Thứ năm, cấu trúc tài sản của các Ngân hàng vẫn chưa hợp lý. Thời hạn của các khoản cho vay mua nhà thường trên 10 năm, thậm chí tới 30 năm,

trong khi nguồn vốn của các Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi không có kỳ hạn hoặc kỳ hạn lớn nhất cũng là 5 năm.

* Các chính sách cần tăng cường

Để phát triển tín dụng tiêu dùng, NHTW Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường xây dựng các hệ thống thích hợp và các chính sách hỗ trợ. NHTW sẽ thúc

đẩy việc xây dựng hệ thống này trong toàn hệ thống tài chính ở Trung Quốc và sẽ sớm đưa ra về phát hành trái phiếu. Trên cơ sở này, những NHTM có đủ tiêu

chuẩn sẽ được phép phát hành trái phiếu nhà ở để mở rộng tín dụng mua nhà trả

chậm đồng thời hạ thấp rủi ro khả năng thanh toán của các Ngân hàng.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần phải tiến hành các biện pháp để tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là nông dân, phát triển cơ sở hạ tầng để giảm giá điện và giá dịch vụ viễn thông.

* Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam

Cải thiện dịch vụ tín dụng tiêu dùng không những giúp các Ngân hàng trong nước tránh các thách thức từ các đối thủ cạnh tranh mà còn là chìa khoá để thúc đẩy tiêu dùng trong nước, giúp duy trì tăng trưởng kinh tế.

Các khoản tín dụng tiêu dùng cũng thúc đẩy đầu tư, ví dụ khi Chính phủ khuyến khích người dân mua nhà và xoá bỏ hệ thống cũ về phân phối trợ cấp nhà ở, khối lượng lớn các khoản cho vay mua nhà trả chậm đã thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực bất động sản.

Một chức năng khác của các khoản tín dụng tiêu dùng là chúng có thể cải thiện chất lượng tài sản của các định chế tài chính. Thực tế ở Trung Quốc cho thấy, tháng 10/2001, số dư cho vay nhà ở của 4 Ngân hàng thương mại là 572,4 tỷ NDT (68,96 tỷ USD), tương đương 9% tổng dư nợ của 4 Ngân hàng này. Trong tổng số các khoản tín dụng tiêu dùng, nợ khó đòi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 1% so với mức chung là 26,6% tổng dư nợ ở các Ngân hàng này.

Tuy nhiên, rủi ro trong lĩnh vực này chưa thực hiện đầy đủ. Tín dụng tiêu dùng là một hình thức tín dụng còn khá mới mẻ với cả người tín dụng và Ngân hàng nên hậu quả của vấn đề rủi ro chưa thể hiện đầy đủ. Hầu hết, các khoản tín dụng tiêu dùng là các khoản vay trung và dài hạn, với thời hạn từ 10-30 năm, nên khả năng trả nợ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng gia đình, sức khoẻ và công việc của người đi vay. Một số Ngân hàng không có đầy đủ đánh giá về rủi ro tiềm năng cũng như kinh nghiệm để ngăn chặn những rủi ro biết trước. Vì vậy, NHTW cần đưa ra một số biện pháp để kiểm soát rủi ro của các khoản tín dụng tiêu dùng, như quy định các giới hạn chặt chẽ hơn trong việc cấp các khoản tín dụng tiêu dùng của các NHTM. Một trong những biện pháp quan trọng nhất là thành lập hệ thống đánh giá chất lượng tín dụng trên toàn quốc. Bằng việc phân loại các hồ sơ tín dụng, các định chế tài chính có thể hạ thấp rủi ro khi cấp khoản tín dụng tiêu dùng đến các cá nhân.

Một phần của tài liệu 0156 giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w