Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 0156 giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 74 - 77)

2.3.1.1. Dư nợ và tỷ trọng tín dụng tiêu dùng

Biểu đồ 2.3: Tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)

Dư nợ tín dụng tiêu dùng qua các năm gần đây tăng trưởng mạnh. Dư nợ tín dụng tiêu dùng năm 2010 tăng trưởng 166,8 tỷ đồng, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2008, tăng 121,6 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2009. Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ tín dụng tiêu dùng năm 2008 là 2,8%, năm 2009 là 4,4% và năm 2010 là 8,9%. Tốc độ tăng tỷ trọng tín dụng tiêu dùng năm 2010 so với năm 2009 và năm 2009 so với năm 2008 tương ứng là 202% và 157% cho thấy quy mô của dư nợ vay tiêu dùng ngày càng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tiêu dùng cao cho thấy chi nhánh rất chú trọng đến phát triển tín dụng tiêu dùng và bước đầu mang lại hiệu quả nhất định.

2.3.1.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn

Bảng 2.12: Nợ quá hạn trong tổng dư nợ

nhanh nhưng chi nhánh vẫn duy trì tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp trong tổng dư nợ: năm 2008 là 0,12 %, năm 2009 giảm còn 0,08 %, năm 2010 do diễn biến thị trường bất lợi, các doanh nghiệp cá nhân gặp khó khăn nên nợ quá hạn tín dụng tiêu dùng tăng lên 0,09%, tuy nhiên vẫn ở mức thấp. Như vậy phát triển vay tiêu dùng ở chi nhánh trong 3 năm qua là khá hiệu quả và an toàn.

2.3.1.3. Tỷ trọng lợi nhuận từ tín dụng tiêu dùng trong tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Từ bảng 2.5- Kết quả kinh doanh năm 2008-2010, ta thấy lợi nhuận từ lãi của hoạt động tín dụng tiêu dùng không ngừng tăng lên về số tuyệt đối, năm 2008 là 2,7 tỷ đông chiếm 8,4% trong lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, năm 2009 là 3 tỷ đông chiếm 10,7%, năm 2010 là 3,7 tỷ đông chiếm 11,2% trong lợi nhuận từ hoạt động tín dung. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ tín dụng tiêu dùng năm 2010 so với 2009 và năm 2009 so với năm 2008 lần lượt là 23,3% và 11,1%. Sự tăng trưởng của lợi nhuận tín dụng tiêu dùng và tỷ trọng lợi nhuận tín dụng tiêu dùng trong tổng lợi nhuận cho thấy chi nhánh có sự quan tâm, chú trọng hơn đến lĩnh vực này, hiệu quả của hoạt động tín dụng

tiêu dùng ở chi nhánh mang lại tuy vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ tín dụng tiêu dùng từ năm 2008-2010 luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận từ hoạt động tín dụng nói chung. Với kết quả này, phát triển tín dụng tiêu dùng là một mục tiêu quan trọng chi nhánh cần thực sự chú trọng để mang lại lợi nhuận tối đa.

Việc phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng, không chỉ làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng mà bên cạnh đó còn mạng lại những lợi ích mang tính định tính cho chi nhánh:

Thứ nhất, phát triển tín dụng tiêu dùng góp phần đa dạng hoá danh mục sản phẩm tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh trên địa bàn. Cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng đã dẫn đến các ngân hàng phải làm sao thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với mình, thậm chí là giành giật khách hàng. Tín dụng tiêu dùng là lĩnh vực có số lượng khách hàng đông đảo với các nhu cầu về vốn rất đa dạng. Để thu hút được lượng khách hàng đông đảo ở lĩnh vực này đòi hỏi chi nhánh nói riêng, các NHTM nói chung phải đa dạng hoá về sản phẩm tiêu dùng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của BIDV đã dần được biết đến nhiều hơn thể hiện dư nợ tín dụng tiêu dùng tăng lên và cơ cấu sản phẩm cũng đa dạng lên.

Thứ hai, tín dụng tiêu dùng còn góp phần tạo dựng hình ảnh của chi nhánh vì hoạt động cho vay này nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo tầng lớp dân cư, từ đó làm tăng khả năng huy động vốn cũng như tạo ra nhiều mối quan hệ tốt giúp ngân hàng vừa có thể huy động vốn vừa tạo cơ hội cho ngân hàng cho vay để tăng thêm lợi nhuận. Mặt khác, từ việc phát triển tín dụng tiêu dùng, ngân hàng có thể phát triển các dịch vụ đi kèm như: dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng, dịch vụ ngân hàng tại nhà- Homebanking, dịch vụ

BSMS,.. .mang lại nguồn thu phí dịch vụ cho ngân hàng giúp chi nhánh tối đa hóa lợi nhuận.

Thứ ba, giúp ngân hàng hoạt động an toàn, phân tán rủi ro, các khoản tín dụng tiêu dùng là những khoản cho vay với số lượng khách hàng lớn nhưng số tiền cho vay thì nhỏ, do vậy khi xảy ra tình trạng khách hàng không trả được nợ thì tổn thất của Ngân hàng là không lớn và khả năng thu hồi thông qua xử lý tài sản bảo đảm là khá dễ dàng.

Thứ tư, phát triển tín dụng tiêu dùng tăng tính chủ động trong công tác tìm

kiếm khách hàng. Việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng đã góp phần làm

thay đổi quan niệm của cán bộ tín dụng tại chi nhánh. Họ đã chủ động hơn, sáng

tạo hơn trong công tác tìm kiếm, tiếp cận khách hàng, do khách hàng của tín dụng tiêu dùng, đại đa số là cá nhân và hộ gia đình, không có thói quen giao dịch

với ngân hàng, có tâm lý e ngại do không hiểu nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu 0156 giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w