Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lập niềm tin nơi ban lãnh

Một phần của tài liệu 0156 giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 90)

đạo

Giải pháp về nhân sự là giải pháp mang tính quyết định. Trong môi trường kinh doanh mang tính hội nhập, một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề nhân sự luôn được đặt lên hàng đầu, một ngân hàng có được những chuyên viên giỏi, những cán bộ quản lý trung và cao cấp giàu tâm huyết và đạo đức nghề nghiệp tốt thì nhất định sẽ là thế mạnh rất lớn để phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng khác trong quá trình phát triển.

Năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng là một vấn đề then chốt ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tín dụng. Do yêu cầu công việc, để có thể làm tốt công việc đòi hỏi những cán bộ tín dụng hội đủ nhiều yếu tố như trình độ nghiệp vụ, khả năng nắm bắt diễn biến và phân tích thị trường, am hiểu về luật pháp, thái độ làm việc tích cực, cởi mở trong giao tiếp với khách hàng.

Để có được đội ngũ cán bộ tín dụng tốt, Chi nhánh cần có giải pháp tích cực từ khâu lựa chọn cán bộ, đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ cũng như

hoàn thiện chính sách thù lao và đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng.

Tuyển chọn những người có năng lực chuyên môn tốt cho vị trí cán bộ tín dụng:

Cán bộ tín dụng có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, họ có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng có thể đem đến rủi ro cho ngân hàng. Do vậy để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ tín dụng cần phải làm chặt chẽ và cần có một số tiêu chuẩn cơ bản sau:

+ Phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường đại học có uy tín.

+ Có khả năng ngoại ngữ, tin học, điều kiện để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong việc tính toán, thẩm định dự án...

+ Có phẩm chất đạo đức: Đây chính là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh.

+ Hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp: Yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng phục vụ trong xử lý nghiệp vụ.

Tiến hành đào tạo cán bộ tín dụng một cách liên tục:

Ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo kiến thức và nghiệp vụ một cách có hệ

thống và khoa học nhằm phát huy tối đa khả năng của nhân viên. Việc tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ phải đảm bảo yêu cầu cơ bản là: vừa đáp ứng

được yêu cầu hoạt động kinh doanh bình thường vừa đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ. Chính vì vậy cần đa dạng hóa các hình thức đào tạo:

+ Ngân hàng cần tăng cường cử cán bộ, nhân viên tham dự các khoá học về nghiệp vụ ngân hàng, về các vấn đề thời sự trong ngành ngân hàng chuyên

gia của ngân hàng nước ngoài, các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước tổ chức.

+ Không chỉ dừng lại ở đó, ngân hàng nên xem xét việc cử các cán bộ, nhân viên có trình độ, năng lực tham dự các chương trình đào tạo ở nước ngoài cũng như là khảo sát về các sản phẩm- dịch vụ và hoạt động ngân hàng của các nước phát triển. Đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung, việc thu thập, tích luỹ được kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển sẽ tạo ra những nền tảng, những điều kiện cần thiết để phát triển hoạt động ngân hàng trong tương lai.

+ Tổ chức giao lưu, học hỏi trong nội bộ nhân viên để giúp mỗi nhân viên có thể có kiến thức về tất cả các hoạt động tại ngân hàng, đặc biệt là đối với nhân viên quan hệ khách hàng.

Hoàn thiện chính sách thù lao và đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng:

Tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, người làm công tác tín dụng đòi hỏi nhiều yêu cầu, hơn nữa áp lực công việc và rủi ro nghề nghiệp là rất lớn vì vậy ngân hàng phải có chính sách đãi ngộ tốt thì mới thu hút và giữ được nhân tài, không bị chảy máu chất xám.

Chính sách tiền lương của BIDV còn nhiều bất cập, việc đánh giá cống hiến của cán bộ còn mang tính cào bằng, hình thức nhiều khi không phản ánh đúng năng lực và sự cống hiến của từng cá nhân. Trong thơi gian tới, để khuyến khích và thúc đẩy sự phấn đấu của cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân thì chính sách tiền lương nên được cải cách theo hướng sau:

+ Nên áp dụng khung lương cho những người làm công tác tín dụng, thẩm định cao hơn các lĩnh vực khác.

+ Xây dựng và bố trí phân công kế hoạch đến từng người một cách khoa học, có như vậy đến cuối năm mới có căn cứ để xét thưởng một cách công

bằng, tránh để tình trạng người cống hiến nhiều cho ngân hàng cũng được thưởng tương đương như những người khác.

+ Thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt, vừa xét tăng lương theo định kỳ vừa tăng trước thời hạn cho những cán bộ tín dụng hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

Bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân phải tạo lập niềm tin nơi ban lãnh đạo, từ đó có thể nâng cao quyền phán quyết nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của BIDV nhằm rút ngắn thời gian giải quyết khoản vay để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu 0156 giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 90)

w