dùng
Công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.
Tín dụng tiêu dùng là hình thức cho vay có độ rủi ro cao, vì thứ nhất, vay tiêu dùng thường dựa trên tín chấp (uy tín của người vay vốn để trả nợ, không có tài sản đảm bảo); thứ hai, nguồn trả nợ của người vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, tài năng và sức khoẻ của người vay.Vì vậy, để hạn chế rủi ro cần thực hiện kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động này, đặc biệt đối với những nguồn vay không có tài sản đảm bảo.
Hiện Chi nhánh đã có Phòng quản lý rủi ro có chức năng kiểm tra nội bộ, thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với tất cả các hoạt động của ngân hàng như kế toán, thanh toán quốc tế, tín dụng. Với khối lượng công việc rất lớn nhưng hiện phòng chỉ có 6 người, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, hơn nữa nhiều cán bộ trẻ mới được tuyển dụng chưa hề có kinh nghiệm về tín dụng nên công tác này đôi khi còn hời hợt, hình thức.
Vì vậy, trong thời gian tới, cần thiết phải tăng cường cả về lượng và chất cho Phòng Quản lý rủi ro để đảm bảo phòng này hoàn thành tốt vai trò của mình. Để nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đặc biệt là tín dụng tiêu dùng, cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát.
+ Trong quá trình kiểm tra có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc quản trị tín dụng cùng phối hợp kiểm tra.
+ Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ Phòng Quản lý rủi ro.
+ Cần quy trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến khích, thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.
linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.
3.3.10. Mở rộng các kênh phân phối
Hệ thống các kênh phân phối là cơ sở để các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến được với khách hàng. Trên thị trường Việt Nam hiện nay hai kênh phân phối vẫn tồn tại song hành đó là kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại cùng mang lại hiệu quả không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác.
Hiện nay, kênh phân phối truyền thống vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trên thị trường Việt Nam (chiếm 90%). Nhưng với tốc độ phát triển khoa học công nghệ, trình độ quản lý, tiềm lực tài chính trong các ngân hàng ngày càng lớn như hiện nay thì xu hướng đổi chiều giữa hai kênh phân phối này sẽ được tiến hành nhanh chóng. Chính vì vậy mà việc mở rộng, phát triển các kênh phân phối theo hướng hiện đại cần phải được chi nhánh chú trọng phát triển hơn nữa trong thời gian tới trên cơ sở quy mô, tốc độ phát triển của thị trường, khối lượng khách hàng, tần số sử dụng sản phẩm, dịch vụ, đối thủ cạnh tranh... có thể theo các hướng như:
- Kết hợp với hệ thống siêu thị, các trung tâm bán sỉ, bán lẻ lớn trên địa bàn tỉnh như: Siêu thị Hapromart, Siêu thị điện thoại Thế giới di động. để triển khai các sản phẩm, dịch vụ TDTD của chi nhánh đến với khách hàng.
- Ký kết hợp đồng với các công ty chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng như: Ôtô, vật dụng gia đình, thiết bị xây dựng. trong việc tài trợ cho nhu cầu vốn của khách hàng.