chức tài chính tại Việt Nam
1.3.2.1. Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
ACB là ngân hàng đạt được rất nhiều thành tích suất sắc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như danh hiệu “ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2005”, “ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam”. Vào ngày 04/07/2006 ACB được nhận tiếp danh hiệu “ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Cả ba giải thưởng này đều có chung tiêu chí nổi bật là xét đến sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung ứng và hiệu quả của mạng lưới hoạt động, trong đó lĩnh vực tín dụng tiêu dùng là lĩnh vực mà ACB được đánh giá rất cao.
Ngay từ năm 2000 khi NHNN cho phép các NHTM cho vay không có đảm bảo đối với CBCNV ACB đã bắt tay vào việc phát triển các loại hình sản phẩm của tín dụng tiêu dùng. Ngoài cho vay thế chấp và tín chấp ACB đã có chương trình hỗ trợ tiêu dùng hoàn toàn dựa vào thu nhập của người vay UIL
- Unscured Installment Loan. Đây là chương trình liên kết giữa ACB và Citibank (chuyển giao kỹ thuật tín dụng tiêu dùng). Với chương trình này, ngân hàng sẽ phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro và quy định từng mức vay cụ thể phù hợp với thu nhập của ngân hàng.
Vào quý II/2005, ACB đã xây dựng những tiêu chí cho vay vốn tín chấp và
có hệ thống chấm điểm áp dụng tại các chi nhánh. Đồng thời gắn kết tín dụng tiêu dùng với các khách hàng hiện hữu có tài khoản tại ACB và CBCNV của các
doanh nghiệp đang giao dịch tại ACB. Những việc làm này đã góp phần rất lớn
vào việc nâng cao chất lượng và doanh số tín dụng tiêu dùng của ngân hàng. Việc phát triển các sản phẩm và nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng ngày càng được ngân hàng quan tâm bằng cách tạo thủ tục đơn giản, lãi suất cạnh tranh, phương thức trả nợ linh hoạt. Khách hàng có thể vay tiêu dùng lên tới 500 triệu đồng, đặc biệt có thể vay tín chấp lên tới 250 triệu đồng.
1.3.2.2. Kinh nghiệm của công ty tài chính SG Viet Finance (SGVF)
SG Viet Finance là một tổ chức tài chính phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng số 05/GP-NHNN ngày 08/05/2007. Với vốn đầu tư ban đầu là 20 triệu USD. Đây là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam. Đặc điểm của SGVF đó là không mở tài khoản và không thực hiện chuyển tiền cho khách hàng.
Mới đi vào hoạt động bắt đầu từ ngày 06/09/2007 nhưng công ty này đã là điểm đến của rất nhiều khách hàng. Hiện nay công ty đã có trên 20 điểm dịch vụ tín dụng tiêu dùng tại TP HCM vì có những ưu điểm nổi trội hơn so với sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp như: Thủ tục vô cùng nhanh chóng nhờ vào các ứng dụng trên mạng, khoản vay có thể được đáp ứng trong vòng 10 phút nếu như khách hàng đáp ứng đủ yêu cầu, chất lượng dịch vụ cao, các khoản cho vay đều không ký quỹ và không bảo chứng nên không yêu
cầu TSĐB.
SGVF đảm bảo và kiểm soát chất lượng tín dụng của các khoản vay bằng cách: Thực hiện chấm điểm tín dụng bằng hệ thống phần mềm đánh giá theo các chỉ tiêu định tính và định lượng mà khách hàng cung cấp, xác minh thông tin về thu nhập hàng tháng của người vay để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, bố trí hệ thống nhân viên tiếp thị, tư vấn tới khách hàng vừa giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm, hình thức vay thích hợp, vừa để xác minh thông tin về khách hàng, thành lập bộ phận chuyên biệt để theo dõi các hợp đồng từ khi nộp hồ sơ tới khi kết thúc nghĩa vụ thanh toán của khách hàng.
Với tất cả những nền tảng và kết quả như trên tổ chức này dự kiến trong vòng 3 năm tới sẽ thiết lập được khoảng 1000 cửa hàng có cung cấp loại hình tín dụng này với số lượng nhân công là 1.500 nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu có thể tiếp cận khoản vay của công ty một cách tiện lợi nhất.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, nội dung chính của Chương 1 bao gồm các vấn đề sau:
1. Tìm hiểu các lý luận cơ bản về tín dụng tiêu dùng của ngân hàng thương mại.
2. Tìm hiểu các chỉ tiêu, nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng tiêu dùng.
3. Đưa ra được bài học kinh nghiệm về mở rộng tín dụng tiêu dùng của một số ngân hàng trong và ngoài nước.
Tóm lại, những nghiên cứu mang tính lý luận được trình bày ở Chương 1 là cơ sở để luận văn đánh giá đúng mức thực trạng mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Hà Nội được trình bày ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG HÀ
NỘI 2.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV ĐÔNG HÀ NỘI
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Đông Hà Nội
Thuộc hệ thống NHĐT&PT, Chi nhánh NHĐT&PT Đông Hà Nội được thành lập vào năm 1967 với tên gọi là Chi điếm 4 Đông Anh trực thuộc Ngân hàng kiến thiết Hà Nội, với số cán bộ ban đầu chỉ có 10 người. Chức năng của Chi điếm lúc này là thực hiện quản lý cấp phát và cho vay các công trình ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn. Năm 1983 tách ra làm Chi nhánh Ngân hàng Đông Anh với tên gọi Phòng đầu tư và xây dựng Đông Anh và Chi nhánh Ngân hàng Sóc Sơn. Năm 1987 nhập về thành Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng Đông Anh. Cho đến năm 1990, Chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh trực thuộc NHĐT&PT Hà Nội, thực hiện các hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với các nghiệp vụ cơ bản là: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Hoà nhịp cùng sự phát triển chung của nền kinh tế, của hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, BIDV Đông Anh đã thực hiện triển khai Đề án Cơ cấu lại(2001-2005), và dự án Hiện đại hoá triển khai năm 2004, BIDV Đông Anh tạo ra bước chuyển mới: là một trong những cơ sở đi tiên phong trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng, hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến, theo đúng dự án hiện đại hóa ngân hàng Việt Nam hiện nay.
đấu của toàn thể CBCNC, cùng với những kết quả chi nhánh đã được, ngày 01/12/2006, Chi nhánh NHĐT& PT Đông Anh được nâng lên cấp1 trực thuộc NHĐT&PT Việt Nam. Việc nâng cấp chi nhánh NHĐT&PT Đông Anh phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính BIDV đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế.
Tháng 10/2008, theo chỉ đạo chung của BIDV Việt Nam, Chi nhánh NH ĐT&PT Đông Anh cùng các chi nhánh BIDV trên cả nước đã hoàn tất việc chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình tổ chức theo dự án TA2.
Ngày 28/11/2008, được sự chấp thuận của BIDV Việt Nam, Chi nhánh NH ĐT&PT Đông Anh đổi tên thành Chi nhánh Đông Hà Nội, khẳng định quy mô hoạt động rộng lớn hơn và vị thế mới của mình trên địa bàn.
Năm 2010 là năm cuối cùng của giai đoạn kế hoạch 5 năm 2006-2010; trong suốt quá trình nỗ lực phấn đấu, Chi nhánh Đông Hà Nội đã được Thống đốc NHNN, Ban lãnh đạo BIDV ghi nhận, đánh giá cao và phê duyệt nâng hạng
Chi nhánh từ Chi nhánh cấp 1-hạng 2 trưởng thành lên Chi nhánh cấp 1-hạng 1.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Đông Hà Nội
Trên cơ sở Nghị quyết số 182/NQ-HĐQT ngày 11/5/2007 và Nghị quyết số 398/NQ-HĐQT ngày 17/6/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) về việc chuyển đổi mô hình tổ chức theo dự án TA2, mô hình hoạt động của BIDV Đông Hà Nội từ ngày 01/10/2008 được mô tả theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.1: Mô hình hoạt động của BIDV Đông Hà Nội
Ban Giám đốc gồm có Giám đốc và 3 Phó Giám đốc phụ trách các khối: Tác nghiệp, quản lý nội bộ, quan hệ khách hàng và khối trực thuộc.
Hiện nay, BIDV Đông Hà Nội có tổng số 137 cán bộ công nhân viên với tuổi đời bình quân là 30 tuổi; trong đó trình độ đại học là 107 người; còn lại là cao đẳng và trung cấp.
Đến thời điểm hiện tại, BIDV Đông Hà Nội có mạng lưới ngân hàng gồm:
- Trụ sở chính tại Đường Cao Lỗ, Thị trấn Đông Anh, Hà Nội: với 10 phòng tổ và 1 quỹ tiết kiệm đặt tại trụ sở chính.
Đông Anh, Hà Nội.
- Phòng giao dịch số 2 tại Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội.
- Phòng giao dịch số 3 tại Thôn Miếu Thờ, Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội. - Phòng Giao dịch số 6 tại Đồng Dầu, Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội.
2.1.3. Phạm vi và nội dung hoạt động của BIDV Đông Hà Nội
Phạm vi hoạt động của BIDV Đông Hà Nội trải rộng khắp trên hai huyện ngoại thành là Đông Anh và Sóc Sơn. Tuy nhiên, do quy mô hoạt động còn hạn chế nên chi nhánh chủ yếu hoạt động trên địa bàn huyện Đông Anh.
Đông Anh là huyện ngoại thành Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên là 18.201 ha, trong đó có 10.000 ha đất canh tác. Đông Anh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Phát huy những tiềm năng sẵn có, hiện tại huyện đang xây dựng một cơ cấu công nông nghiệp, dịch vụ, du lịch khá hợp lý. Cơ sở hạ tầng toàn huyện và khu công nghiệp tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ. Hệ thống giao thông phát triển đồng đều (cả đường bộ, đường sắt và thuận tiện nếu sử dụng đường hàng không thì rất gần sân bay quốc tế Nội Bài), hệ thống thông tin liên lạc khá hiện đại. Huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh với số dân phi nông nghiệp trên 7 vạn người trên tổng số trên 33 vạn dân số của huyện.
Theo quy hoạch chi tiết phát triển đô thị và công nghiệp của thành phố Hà Nội thì cho đến năm 2020, 49% diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ được chuyển thành đất đô thị. Trên địa bàn huyện cũng được đầu tư xây dựng và củng cố thêm về cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp và đô thị. Đông Anh sẽ là một đô thị hiện đại trong tương lai với lượng các khách hàng là tổ chức kinh tế (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp) sẽ tăng lên mạnh. Đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ đó, đời sống người dân sẽ được cải thiện và ngày một nâng cao. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhu cầu về các
sản phẩm ngân hàng của các cá nhân trên địa bàn chắc chắn sẽ là rất lớn.
Hoạt động trên một địa bàn tiềm năng như trên là một thuận lợi cho BIDV Đông Hà Nội, thế nhưng Chi nhánh cũng gặp phải không ít khó khăn mà trước tiên là sự cạnh tranh gắt gao của các TCTD trên địa bàn, gồm có 2 chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh, 10 chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần, 1 Chi nhánh kho bạc và các quỹ tín dụng nhân dân. Trong tương lai gần, đây là vị trí mà rất nhiều ngân hàng nhắm đến. Vì vậy để thu hút được khách hàng, Chi nhánh đã chú ý quan tâm và cố gắng tạo sự khác biệt trong nội dung hoạt động của mình.
Là một ngân hàng thương mại quốc doanh, BIDV Đông Hà Nội được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan như kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung: nhận tiền gửi, sử dụng tiền để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán theo đúng định hướng chỉ đạo điều hành của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
Theo xu hướng phát triển chung, BIDV Đông Hà Nội cũng tiến tới trở thành một ngân hàng đa doanh, với mục tiêu là ngân hàng phục vụ cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực xây dựng cơ bản, sản xuất công nghiệp, thương nghiệp tốt nhất; mở rộng thị phần bán lẻ trong khu vực; đẩy mạnh các dịch vụ điện tử và các dịch vụ thẻ, nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ gia tăng để tăng tính hấp dẫn của các dịch vụ ngân hàng cung cấp thông qua hệ thống ATM, POS,...
2.1.4. Một số kết quả đạt được của BIDV Đông Hà Nội
Nền kinh tế trong nước và thế giới giai đoạn 2008 - 2010 ghi nhận những biến động lớn khó lường: Năm 2008, giá xăng dầu đắt chưa từng thấy; lạm phát hai con số cao nhất từ năm 1990 trở lại đây đã được kiểm soát thành công; nguy cơ suy giảm kinh tế lộ diện; FDI lập kỷ lục mới; VN-Index sụt gần 70% giá trị; giá đôla vượt mốc 19.000đ; giá vàng lập kỷ lục 19,5trđ một
9 0 Tổng tài sản 2.53 4 2.98 4 4.19 3 Nguồn vốn huy động 2.16 3 2.82 3 3.79 3
CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2009 NĂM 2008
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng TỔNG NVHĐ 3,79 3 10 0 2,82 3 100 2,16 3 1O0 1. Theo kỳ hạn 3,79 3 10 0 2,82 3 100 2,16 3 10 0 Không kỳ hạn 30 9 _____ 31 3 ______ 172 ______ Có kỳ hạn < 12 tháng_______ 1,70 1 45 1,45 9 52 1,59 5 7 4 Có kỳ hạn >= 12 tháng______ 1,78 3 47 1,05 1 37 396 _______
2. Theo loại tiền tệ_________ 3,79 3 10 0 2,82 3 100 2,16 3 10 0 Nội tệ___________________ 3,26 2 ______ 2,48 4 88 1,82 5 8 4
lượng; bất động sản giảm mạnh; ngành ngân hàng vật lộn với khủng hoảng... Năm 2009, nền kinh tế trong nườc và thế giới tiếp tục đối mặt với khủng hoảng tài chính và suy thái kinh tế; một số thị trường như thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động chịu ảnh hưởng của khủng hoảng đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Năm 2010, kinh tế thế giới mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có nhữn g chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Năm 2010 là năm có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng, đây là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2010 là cơ sở và đặt nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, năm đầu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm