Thực trạng mở rộng tín dụng tiêu dùng tại BIDVĐông Hà Nội

Một phần của tài liệu 0156 giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 61 - 74)

2.2.2.1. Cơ sở pháp lý đối với tín dụng tiêu dùng của BIDV Đông Hà Nội

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật mà hình thức biểu hiện bên ngoài là tập quán pháp, tiền lệ pháp và các văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật là một trong những yếu tố cơ bản của kiến trúc thượng tầng xã hội, phải thù hợp với cơ sở hạ tầng là nền tảng kinh tế. Mỗi một điều kiện kinh tế phát sinh đòi hỏi phải có sự ra đời của một quy phạm pháp luật để điều chỉnh, cơ sở pháp lý như một hành lang để người thực hiện hoạt động lấy đó làm tiêu thức để không vi phạm.

Tín dụng tiêu dùng ra đời ở Việt Nam cách đây chưa lâu, vào những năm 1993-1994. Cơ sở pháp lý lúc đó là Quyết định số 18/QĐ-NH5 ngày 16/02/1994 của thống đốc NHNN ban hành “Thể lệ cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình và tín dụng tiêu dùng”. Theo đó, một trong những điều kiện cho vay vốn là cơ quan quản lý hoặc cơ quan trả lương, trợ cấp cho viên chức đó cam kết trích lương, trợ cấp hàng tháng cho TCTD nếu đến hạn người vay không trả được nợ gốc và lãi. Sau một thời gian hoạt động, do mở rộng đối tượng khách hàng vay, quy mô cho vay, các hình thức cho vay nhưng không có sự hỗ trợ đầy đủ của công cụ pháp luật, các TCTD thực hiện tín dụng tiêu dùng vấp phải nhiều vướng mắc, hạn chế.

Các TCTD gặp khó khăn khi Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực ngày 01/10/1998 và Quyết định số 324/QĐ-NHNN1 ngày 30/09/1998 của Thống

đốc NHNN ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, theo đó quy định các TCTD phải thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN. Thực tế Quyết định 324 đã thay thế toàn bộ các quyết định ban hành các thể lệ cho vay trước đây.

Mặt khác, Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch đảm bảo được ban hành sau đó hoàn toàn không quy định cụ thể trường hợp nào thì các TCTD được phép cho vay không có tài sản bảo đảm. Sau khi xem xét đề nghị của các TCTD, cơ sở pháp lý nước ta cũng như thông lệ quốc tế, qua tham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan đại diện cho quyền lợi của người lao động, ngày 03/12/1999, NHNN đã có công văn số 938/CV-CSTT3 về việc cho vay phục vụ đời sống đảm bảo an toàn vốn của TCTD bằng biện pháp thu nợ từ lương, trợ cấp của CBCNV, trong đó nêu: “Việc TCTD cho vay phục vụ đời sống đối với CBCNV có sự thoả thuận của người vay và cơ quan quản lý thu nhập về việc khấu trừ tiền lương, trợ cấp thu nợ cho TCTD là thuộc hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Hình thức cho vay nói trên, luật pháp hiện hành không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay mặc dù có nhu cầu thực tiễn phát sinh từ cả hai phía TCTD và khách hàng vay, trong trường hợp được sự chấp thuận của cơ quan hữu quan đại diện cho quyền lợi của người lao động thì TCTD mới được thực hiện việc cho vay theo hình thức này.”

Song, có một số ý kiến cho rằng tiền lương là nguồn thu nhập cơ bản của người lao động, một phần để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho con người, còn lại để tái sản xuất sức lao động giản đơn và mở rộng cho người lao động. Nếu thực hiện biện pháp này người lao động sẽ lâm vào tình trạng khó khăn về đời sống. Như vậy, chính thức từ công văn số 938, hoạt động tín dụng tiêu dùng bị tạm ngừng.

178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của TCTD, cho phép TCTD cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức, đoàn thể xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo. Trên cơ sở đó, văn bản số 34/CV-NHNN1 ngày 07/01/2000 và văn bản số 98/CV-NHNN1 ngày 28/01/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam hướng dẫn, cho phép các TCTD cho vay không có tài sản bảo đảm đối với CBCNV và thu nợ từ lương, trợ cấp và các khoản thu nhập khác. Đến ngày 04/04/2000, NHNN ban hành thông tư số 06/2000/TT-NHNNl hướng dẫn thực hiện Nghị định 178.

Nhằm hướng dẫn cụ thể hơn nữa, tạo điều kiện cho các TCTD chủ động trong kinh doanh mà vẫn tuân thủ pháp luật, NHNN ban hành một số văn bản khác, đó là Quyết định số 266/2000/QĐ-NHNN ngày 18/08/2000 về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các NHTMCP, Công ty tài chính cổ phần, và ngân hàng liên doanh; Quyết định số 284/QĐ-NHNN1 ngày 25/08/2000 về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, thay thế cho Quyết định số 324/QĐ-NHNN1 ngày 30/09/1998.

Căn cứ tình hình thực tế phát sinh, ngày 31/12/2001, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD với khách hàng, thay thế Quyết định số 284/QĐ-NHNN1. Quy chế mới này được đánh giá là có độ mở rất cao, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng, tăng năng lực hoạt động kinh doanh để cạnh tranh hiệu quả hơn. Ví dụ như điều kiện vay vốn đã được nới lỏng hơn, khách hàng chỉ cần có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, khả năng tài chính đảm bảo trả được nợ trong thời gian cam kết, có phương án kinh doanh, dự án khả thi, thực hiện các quy định về đảm bảo...; Ngày 03/02/2005 NHNN ra quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 1627 cho phù hợp với thực tế hơn.

hợp và rõ ràng, tiến gần đến thông lệ quốc tế nên hoạt động cho vay nói chung và hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng có môi trường hết sức thuận lợi để phát triển.

Ngày 15/05/2007, NHNN đã ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ theo Quyết định số 20/2007/QĐ - NHNN. Theo đó, các dịch vụ về thẻ có cơ sở pháp lý để phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và loại hình thẻ, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đi đầu trong lĩnh vực thẻ phải kể đến Vietcombank, ACB, Đông Á Bank, ...

Năm 2008 là năm chịu nhiều tác động, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát bùng nổ, chỉ số giá cả tăng vọt, lãi suất tiền gửi, tiền vay đều có sự biến động mạnh. Để giảm thiểu rủi ro, các ngân hàng thương mại đã thực hiện chính sách thắt chặt, hạn chế tín dụng tiêu dùng.

Cuối năm 2008, Chính phủ đã có Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó một loạt các giải pháp kích cầu nền kinh tế đã được ban hành như Quyết định 131/QĐ- TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh; văn bản số số 627/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 01 năm 2009 của của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận của các tổ chức tín dụng;

Trên cơ sở này, Thống đốc NHNN đã ban hành thông tư số 01/2009/TT- NHNN Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2009 v/v: Hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để tín dụng tiêu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình được thúc đẩy trở lại. Điểm đáng chú ý là nhiều ngân hàng chuyển sang mục tiêu

khai thác tín dụng tiêu dùng.

Ý thức được vai trò, vị trí của hoạt động tín dụng tiêu dùng và sự cần thiết phải xác lập khuôn khổ pháp lý chặt chẽ ngay từ trong nội bộ cho nghiệp vụ tín dụng này, BIDV Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn về tín dụng tiêu dùng: Văn bản số 1057/CV-PCCĐ ngày 30/05/2000 về việc cho vay đối với CBCNV, trong đó nêu rõ “ Chi nhánh được cho vay không có tài sản bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV nhằm phát triển kinh tế gia đình và giải quyết nhu cầu tiêu dùng. Trước mắt, chi nhánh triển khai cho vay đối với CBCNV làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, DNNN đóng trụ sở trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố với Chi nhánh cho vay. Các đối tượng khác, Giám đốc Chi nhánh cân nhắc xem xét, quyết định cụ thể”. Ngày 22/08/2000 BIDV Việt Nam đã ban hành công văn số 1759/CV-PCCĐ hướng dẫn cụ thể thực hiện công văn số 1057, theo đó “Các CBCNV khác ở điểm 3 công văn 1057/CV-PCCĐ bao gồm những CBCNV làm việc tại các Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp liên doanh và cho vay đối với CBCNV làm việc tại Chi nhánh nhưng các cán bộ tín dụng, thẩm định, trưởng phó phòng tín dụng không được trực tiếp thẩm định cho món vay của chính mình. Chi nhánh xem xét cho vay đối với trưởng phòng kế toán, kiểm tra trưởng và kiểm tra viên”

Để mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng, BIDV Việt Nam đã ban hành công văn số 1342/CV-TDV3 ngày 30/03/2004 hướng dẫn tạm thời cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở. BIDV cho vay hỗ trợ một phần vốn giải quyết nhu cầu mua, sửa chữa, xây dựng mới và trang trí nội thất đối với nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. Ngân hàng không cho vay đối với nhu cầu chỉ dừng lại ở việc mua đất ở mà phải gắn liền với việc mua đất và xây dựng nhà ở (được thể hiện trong tổng thể chi phí đầu tư bao gồm cả tiền mua đất và tiền xây dựng nhà ở), thực hiện cho vay đối với người dân đang sinh sống, làm việc thường

xuyên, có hộ khẩu thường trú trên cùng địa bàn với chi nhánh cho vay. Đối với khu vực thành phố thuộc Trung ương, chi nhánh có thể xem xét để cho vay đối với những đối tượng theo diện KT3 đã được cấp giấy đăng ký tạm thời trên địa bàn từ 03 năm trở lên. Mức cho vay đối với tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá áp dụng theo quy định hiện hành của ngân hàng và không phân biệt người vay ở khu vực nào.

Ngày 23/11/2006, BIDV Việt Nam đã ban hành Quy định cho vay nhu cầu về nhà ở đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, thay thế công văn số 1342/CV-TDV3 ngày 30/03/2004. Theo đó quy định cụ thể hơn về điều kiện, trình tự thủ tục cho vay mua nhà với tỷ lệ cho vay lên tới 70% tổng giá trị và thời gian cho vay tối đa lên tới 15 năm.

Tiếp theo đó, ngày 08/12/2006, BIDV Việt Nam đã ban hành Quyết định Số 9614/QĐ-TD3 Quy định về cho vay đối với cán bộ công nhân viên, hoàn chỉnh và thay thế cho công văn số 1057/CV-PCCĐ ngày 30/05/2000, 1709/CV-PCCĐ ngày 22/8/2000.

Cuối năm 2008, BIDV Việt Nam đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng bán lẻ nói chung, đặc biệt đã soạn thảo và ban hành Quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ kèm theo Quyết định số 4321/QĐ-TD3 ngày 27/08/2008, trong đó, BIDV ban hành một loạt các sản phẩm tín dụng bán lẻ và các quy trình thực hiện đi kèm làm cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh mảng nghiệp vụ đầy tiềm năng này.

Ngày 15/7/2009, BIDV đã ban hành quy định số 4072/QĐ-PTSPBL1 quy định về cấp tín dụng bán lẻ. Đây là cơ sở cho việc cấp tín dụng bán lẻ nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng được thống nhất, đồng bộ trong hệ thống BIDV và từng bước theo chuẩn thông lệ quốc tế. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, từng cấp và từng cá nhân tham gia trong quá trình cấp tín dụng bán lẻ, trình tự cấp tín dụng được quy định chặt

chẽ, rõ ràng, tiện lợi, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Sau đó, ngày 25/10/2010, BIDV Việt Nam đã ban hành công văn số 5450/QĐ-NHBL2 v/v: Quy định Tín dụng tiêu dùng tín chấp đối với Khách hàng cá nhân. Văn bản này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục vay vốn đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống (tiêu dùng) với nguồn trả nợ là thu nhập từ tiền lương (hoặc có tính chất lương) thường xuyên, ổn định hàng tháng/quý và các khoản thu nhập hợp pháp khác.

Như vậy, hiện tại BIDV Đông Hà Nội đã có đầy đủ quy trình riêng về cho vay bán lẻ nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng với các sản phẩm khá đa dạng, linh hoạt về giá trị cũng như thời hạn cho vay. Đây chính là công cụ quan trọng để hệ thống BIDV nói chung và BIDV Đông Hà Nội triển khai mở rộng và phát triển mảng thị trường tín dụng tiêu dùng, đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách chuyên nghiệp nhất.

2.2.2.2.Tình hình tín dụng tiêu dùng tại BIDVĐông Hà Nội thời kỳ 2008-2010

Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng của người dân và hộ gia đình ngày càng tăng lên. Đây chính là điều kiện tất yếu cho việc mở rộng tín dụng tiêu dùng. Và đây cũng là thị trường màu mỡ mà các ngân hàng TMCP đã nhắm đến và phát triển từ rất lâu. Có thể nói BIDV Đông Hà Nội cũng như hệ thống BIDV là những người đi sau trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng trên thị trường Việt nam.

Trước xu thế phát triển tất yếu này, trên cơ sở những định hướng, chỉ đạo của BIDV Việt Nam, chi nhánh Đông Hà Nội đã triển khai các sản phẩm tín dụng tiêu dùng nhằm thu hút khách hàng và tăng trưởng dư nợ tín dụng tiêu dùng. Việc mở rộng tín dụng tiêu dùng đã góp phần nâng cao hình ảnh của không chỉ của chi nhánh Đông Hà Nội mà còn là của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đồng thời, Chi nhánh đã nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Hội sở chính về

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%) trịGiá Tỷ lệ(%) Tổng dư nợ 1.771 ĩõ õ" 2.152 ĩõõ" 2.433 ĩõõ” Dư nợ TDTD 48 8 2,8 94 4,4 215,6 89

mô hình tổ chức, nhân lực cho hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm nâng cao chất

lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiến tới phục vụ khách hàng ngày càng toàn diện. Tháng 12/2009, được sự đồng ý của NHĐT&PT Việt Nam, Giám đốc Chi nhánh Đông Hà Nội đã thành lập phòng Quan hệ khách hàng cá nhân với số nhân sự ban đầu là 4 cán bộ và đến hết năm 2010 là 6 cán bộ với nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ phân khúc thị trường bán lẻ khách hàng cá nhân,

hộ gia đình với mục tiêu cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ tốt nhất, hiện đại nhất nhằm khai thác, đáp ứng nhu cầu, tiềm năng khách hàng cá nhân trên địa bàn. Việc thành lập phòng Quan hệ khách hàng cá nhân đã đáp ứng

được đòi hỏi, yêu cầu cấp bách của thị trường cũng như của khách hàng. Từ

Một phần của tài liệu 0156 giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 61 - 74)

w