Xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm tín dụng tiêu dùng

Một phần của tài liệu 0156 giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 93)

Ngày nay trong điều kiện tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tốc độ phát triển sản phẩm của ngành ngân hàng cũng như các ngành khác không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, sản phẩm ngày nay có chất lượng hơn các sản phẩm cũ cùng loại. Cùng với sự phát triển về khoa học - kỹ thuật, cơ cấu nhu cầu và cơ cấu người tiêu dùng cũng có sự thay đổi đáng kể. Các ngân hàng mong muốn dựa vào các kỹ thuật tiên tiến để tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, với mong muốn thu hút lợi nhuận tối đa. Vì vậy, chiến lược sản phẩm - dịch vụ của ngân hàng là một vũ khí sắc bén trong cạnh tranh trên thị trường

Chi nhánh Đông Hà Nội cần phải đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng tiêu dùng vì đa dạng hoá sản phẩm một mặt khai thác tối đa tiềm năng của thị trường trong sử dụng sản phẩm của ngân hàng mặt khác nhằm hạn chế rủi ro. Nhu cầu của khách hàng thì đa dạng chính vì vậy nếu như các sản phẩm ngân hàng đưa ra quá nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì đương nhiên ngân hàng đó đã loại mình ra khỏi cuộc cạnh tranh giành giật khách hàng gay gắt như hiện nay. Hơn nữa, ta biết rằng việc phát triển sản phẩm mới là cơ sở để ngân hàng củng cố, mở rộng thị trường, sẽ tăng doanh

số hoạt động, tăng thu nhập của mình. Đặc biệt, tính độc đáo trong sản phẩm mới có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó có khả năng tìm ra khoảng trống trên thì trường để thoả mãn nhu cầu khách hàng, do đó có thể xâm nhập dễ dàng vào thị trường.

Không những hoàn thiện các sản phẩm cũ mà chi nhánh không ngừng nghiên cứu thị trường để tìm ra sản phẩm mới phù hợp với xu thế của thời đại hiện nay, phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên địa bàn hoạt động.

3.3.4. Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo đồng thời chú trọng chất lượng các bảo đảm tín dụng

Hiện nay, tình hình kinh tế, thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng đang chứa đựng rất nhiều rủi ro. Thông thường các khoản vay được xác định nguồn trả nợ từ kết quả của dự án sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không ai dám chắc 100% các món vay hoàn trả đúng hạn. Một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có bảo đảm, đây chính là nguồn thứ cấp thu hồi nợ khi xử lý, ngoài ra còn có tác dụng nâng cao trách nhiệm trả nợ của người vay, hạn chế lừa đảo trong vay vốn.

Như trên đã phân tích, ngân hàng nhận tài sản thế chấp để cho vay vốn hiện nay đang còn nhiều vướng mắc là khả năng chuyển nhượng, phát mại tài sản khó, đất ở nhiều nơi chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc xác định giá trị TSBĐ cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Cần thường xuyên theo dõi TSBĐ, nắm bắt thông tin về TSBĐ, nếu có biến động lớn cần xem xét định giá lại giá trị tài sản. Thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá TSBĐ.

Đối với việc nhận TSBĐ, ngân hàng cần thường xuyên xem xét tính hợp lệ, hợp pháp và tính thị trường của tài sản đó.

3.3.5. Cải tiến quy trình tín dụng tiêu dùng

Quy trình tín dụng bán lẻ nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng về cơ bản hiện đang thực hiện giống quy trình cho vay đối với tổ chức kinh tế, đây là một bất cập vì đối tượng của tín dụng tiêu dùng phục vụ khác so với cho vay đối với tổ chức kinh tế.

Ngân hàng xem xét cải tiến quy trình tín dụng tiêu dùng, cụ thể:

- Giảm thiểu các bước xem xét một khoản vay tiêu dùng để tăng tốc độ xử lý khoản vay. Bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp đề xuất và phê duyệt giải ngân, bộ phận quản trị tín dụng chỉ làm nghiệp vụ tác nghiệp.

- Xem xét việc phân cấp uỷ quyền hợp lý đối với lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, có thể xem xét mức uỷ quyền xét duyệt khoản vay cho cấp lãnh đạo là trưởng phòng bán lẻ, phòng giao dịch cao hơn và linh động hơn; uỷ quyền đến tận cán bộ quan hệ khách hàng đối với một số sản phẩm tín dụng tiêu dùng.

- Trên cơ sở, các quy định, quy trình liên quan đến tín dụng bán lẻ đã ban hành, chi nhánh cần có các quy định, quy trình, hướng dẫn cụ thể cho từng loại sẩn phẩm tín dụng tiêu dùng như: cho vay mua ô tô, mua nhà, mua phương tiện đi lại, có như vậy mới không lúng túng trong quá trình triển khai và đưa sản phẩm đến gần khách hàng hơn.

3.3.6. Tổ chức phân giao kế hoạch tín dụng tiêu dùng đến từng bộ phận, từng cán bộ

Đây là một giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh trong thời gian tới. Việc phân giao kế hoạch tới từng cán bộ tín dụng sẽ cụ thể hóa trách nhiệm tới từng người, là một căn cứ xét hoàn thành nhiệm vụ và khen thưởng của cán bộ tín dụng nên họ sẽ có trách nhiệm với công việc hơn. Hiện tại, Chi nhánh mới chỉ thực hiện phân giao kế hoạch tín dụng đến các phòng mà chưa có sự phân giao kế hoạch cụ

thể đến từng cán bộ tín dụng. Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần đổi mới cách làm theo hướng:

- Căn cứ kế hoạch tín dụng tiêu dùng trong năm và các chỉ tiêu quản trị điều hành, xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị trong việc tiếp nhận, phân giao và tổ chức thực hiện kế hoạch bán lẻ nói chung và tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh nói riêng.

- Gắn việc thực hiện kế hoạch được giao với việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế khuyến khích, khen thưởng kịp thời đến từng đơn vị/cá nhân theo từng tháng/quý (các phòng/tổ QHKHCN, các Phòng giao dịch/QTK).

- Phải xác định rõ trách nhiệm trong việc mở rộng và phát triển tín dụng tiêu

dùng tại chi nhánh không phải là trách nhiệm của riêng một bộ phận, một cá nhân

nào mà phải là trách nhiệm của tất cả các bộ phận, các cá nhân của chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0156 giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 93)

w