Nhà nước tiếp tục xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng nhằm tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn cho cả nhà đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy kinh tế trong nước, tạo công ăn việc làm và thu nhập nhiều hơn cho người dân.
Chính phủ tiếp tục đưa ra các chính sách đúng đắn nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, xác định chiến lược phát triển kinh tế một cách ổn định, lâu dài, đúng
mục đích, môi trường kinh tế chính trị ổn định, duy trì tỷ lệ lạm phát một cách hợp lý, nâng cao thu nhập trong dân cư và mức sống của dân cư, từ đó kích cầu tiêu dùng trong dân cư, các sản phẩm tín dụng tiêu dùng nhiều hơn. Việc tạo ra một môi trường ổn định cũng sẽ tạo ra tâm lý yên tâm cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng về hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong dân cư.
Nhà nước tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng.Tất cả nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập ở khu vực nhằm xóa bỏ chênh lệch giàu nghèo thành thị và nông thôn, từ đó giúp cho ngân hàng có thể tăng huy động vốn của ngân hàng và ngân hàng cho vay nhiều hơn.
Chính phủ tiếp tục nghiên cứu xây dựng và cải tiến hệ thống giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, vì nguồn nhân lực vô cùng quan trọng nó quyết định đến tất cả các lĩnh vực kinh tế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng tiêu dùng tại BIDV Đông
Hà Nội, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng tiêu dùng
tại chi nhánh BIDV Đông Hà Nội. Nội dung chính của Chương 3 gồm: 1. Mục tiêu phát triển của NHĐT&PT Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012 2. Định hướng mở rộng tín dụng tiêu dùng của BIDV Đông Hà Nội. 3. Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại BIDV Đông Hà Nội
- Hoàn thiện công tác Marketing nhằm quảng bá hình ảnh cũng như các sản phẩm của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lập niềm tin nơi ban lãnh đạo.
- Xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm tín dụng tiêu dùng.
rủi ro cho ngân hàng.
- Cải tiến quy trình tín dụng nhằm tăng tốc độ xử lý các khoản vay. - Tổ chức phân giao kế hoạch tín dụng tiêu dùng đến từng bộ phận, từng cán bộ nhằm tăng cường trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
- Phát triển nền khách hàng cá nhân bền vững theo từng phân đoạn khách
hàng mà chi nhánh đã định hướng.
4. Một số kiến nghị với Nhà nước, với Ngân hàng Nhà nước, với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong ba năm gần đây, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Hà Nội đã đạt được những thành tựu to lớn về tất cả các mặt hoạt động: huy động vốn, tín dụng, thanh toán. Trong đó, tín dụng là hoạt động đóng góp rất lớn vào kết quả hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng. Thị trường tín dụng tiêu dùng mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức với các ngân hàng thương mại. Do đó, chi nhánh Đông Hà Nội phải có một chiến lược mở rộng tín dụng tiêu dùng hiệu quả và để thực hiện chiến lược này, cần có các giải pháp đồng bộ và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng.
Thông qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả nhất định.
1. Luận văn đã hệ thống hóa, phân tích những vấn đề cơ bản về tín dụng tiêu dùng và sự cần thiết phải mở rộng tín dụng tiêu dùng tại các NHTM.
2. Luận văn đã thu thập tư liệu hoạt động thực tiễn quá trình phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2010, đưa ra những nhận xét tổng quan về kết quả, mặt tích cực và về những mặt hạn chế, nguyên nhân tác động làm cơ sở cho đề xuất giải pháp trong thời gian tới.
3. Luận văn đề xuất định hướng, giải pháp và kiến nghị mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh. Các giải pháp mang tính toàn diện, thực tế về mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh.
Với những kết quả đã đạt được của luận văn hy vọng góp phần nào vào sự
mở rộng, thành công của tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh trong thời gian tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Edward W.Reed & Edward K.Gill (1993), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
3. Fredric S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
4. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính 2001, Hà Nội.
5. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, 2004.
6. TS. Võ Thị Thúy Anh, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản tài chính
7. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính.
8. T.S Nguyễn Minh Kiều, Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, 2009.
9. Báo cáo kết quả hoạt động của CN Đông Hà Nội năm 2008, 2009, 2010. 10. Qui chế cho vay, qui trình nghiệp vụ, thể lệ cho vay của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam