Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 0104 giải pháp marketing nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 109 - 111)

- Ngân hàng Nhà nước Việt nam cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng để tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng phát triển. Phối hợp với các Bộ, ban, ngành có liên

quan đến hoạt động vay tiêu dùng để ban hành các thông tư liên bộ, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động tín dụng tiêu dùng phát triển. Sửa đổi một số điều luật của Luật các tổ chức tín dụng quy định về tín dụng tiêu dùng không còn phù hợp, đổi mới quy chế cho vay, đổi mới cơ chế đảm bảo tiền vay.

- Có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng chú trọng mở rộng tín dụng tiêu dùng, nâng cao tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trên tổng dư nợ. Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về tín dụng tiêu dùng. Có văn bản hướng dẫn cụ thể tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng tiêu dùng, mở rộng các đối tượng được tiếp cận tín dụng tiêu dùng, sửa đổi thể lệ, quy trình và thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản, gọn những phải gắn trách nhiệm của người vay với nghĩa vụ trả nợ.

- Cần có những nghiên cứu tổng thể tình hình thị trường để đưa ra các dự báo, dự đoán, cảnh báo chính xác về xu hướng thay đổi của thị trường và ban hanh những văn bản pháp lý cụ thể về đối tượng, loại hình cho vay tiêu dùng, tạo hành pháp lý đầy đủ, thông thoáng cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

- Hoàn thiện hệ thống tin khách hàng cá nhân thông qua Trung tâm thông tin tín dụng CIC, cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc thành lập các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân để NHTM có thể khai thác thông tin về khách hàng cá nhân một cách đầy đủ và chính xác, hạn chế rủi ro và tăng cường đoàn kết giữa các ngân hàng.

- Xây dựng cơ chế phân loại nợ đối với khách hàng vay tiêu dùng cá nhân cho phù hợp. Cụ thể hiện tại các NHTM thực hiện việc phân loại nợ theo quyết định 493 của NHNN quy định chung cho cả hai loại đối tượng khách hàng là cá nhân và tổ chức. Do hai loại khách hàng này có đặc thù rủi ro khác nhau nên phương thức phân loại nợ cũng nên khác nhau theo thông lệ quốc tế. Nên chăng nếu khách hàng cá nhân chậm trả gốc trong thời gian 15 ngày hoặc chậm trả lãi trong thời gian 30 ngày vẫn thuộc nhóm I. Cần quy định nhằm hạn chế những tác động khách quan không xuất phát từ khả năng trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu 0104 giải pháp marketing nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w