2.1Khái lược lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái
2.1.1 Giới thiệu vài nét Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam Nam
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô ban đầu nhỏ bé gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện cấp phát, cho vay và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách. Từ 1/1/1995, Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV, được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước
Từ năm 1996 - nay, được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV. Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng I, Huân chương Lao động hạng I, Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,... Đến nay BIDV đã có 114 chi nhánh tại 63 tỉnh thành trên cả nước, bên cạnh đó thành lập các công ty phi ngân hàng như: Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính I & II, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả
35
(đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)...
Cuối năm 2011 BIDV đã thực hiện thành công cổ phần hoá, chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần. Đây là bước ngoặt lớn trên còn đường phát triển, nhằm mục đích tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, góp phần cải thiện nền vốn và an toàn vốn của BIDV, mang lại những thay đổi cơ cấu, cải thiện tính minh bạch về tài chính và quản trị tạo nên một BIDV ngày càng lớn mạnh và phát triển, tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế ngày một phát triển và hiện đại như hiện nay.
2.1.2 Khái lược vài nét về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Yên Bái Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái
Chi nhánh Yên Bái là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam , có cón dấu, có bảng tổng kết tài sản, hạch toán Phụ thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trong những năm qua chi nhánh đã góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Từ 10/1959 đến năm 1975, Chi nhánh đã cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản xây dựng các công trình phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái: Ngăn sông Chảy xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà. Đầu tư xây dựng và nâng cấp những tuyến đường giao thông quốc gia, quốc lộ 37, 32, 70; cải tạo nâng cao năng lực vận tải, đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đầu tư xây dựng các nông trường quốc doanh, định hình hoàn chỉnh các vùng chè Văn Chấn, Yên Bái; xây dựng hai vùng kinh tế mới Trấn Yên và Văn Chấn góp phần thực hiện chương trình phân bố lại lao động và dân cư trên địa bàn.
36
Từ năm 1976 đến năm 1990, Chi nhánh thực hiện cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn; tiếp tục cấp phát vốn để xây dựng công trình mở rộng mỏ Apatít Lào Cai, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và các tuyến đường bộ quốc gia; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở tất cả các huyện, thị xã, Thành phố trong tỉnh; đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện. ...
Từ năm 1991 - 1994, Chi nhánh đã cấp phát và cho vay đầu tư xây dựng cơ bản trên 500 tỷ đồng, hàng trăm công trình và dự án đầu tư đã được xây dựng. Các công trình, dự án đầu tư đã phát huy tác dụng tốt trở thành bài học kinh nghiệm quý báu về công tác đầu tư và xây dựng của tỉnh Yên Bái.
Theo quyết định số 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 thì kể từ ngày 01/01/1995 hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chuyển sang kinh doanh thương mại với chức năng là một NHTM hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp trên lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng: Huy động vốn, bảo lãnh, tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng như: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, thẻ ATM, nhắn tin (BSMS), nạp tiền điện thoại (Vn topup), chuyển tiền kiều hối, thanh toán lương tự động, dịch vụ bảo hiểm...
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành cùng hệ thống luôn có tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, kinh doanh an toàn, đội ngũ cán bộ nhân viên ngày một trưởng thành, sự tín nhiệm đối với khách hàng của bạn bè trong và ngoài tỉnh ngày một nâng cao.
Với những lợi thế đó, BIDV Yên Bái không ngừng mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực cạnh tranh, là ngân hàng đầu tiên tại địa bàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực hiện đại hóa ngân hàng. Đến nay, ngoài trụ sở chính tại trung tâm Thành phố Yên Bái, chi nhánh có 2 phòng giao dịch (01 Thành phố Yên Bái, 01 huyện Yên Bình và 07 quỹ tiết kiệm ), với 100 cán bộ nhân viên. Với mạng lưới rộng, cán bộ nhân viên trẻ, khỏe, lòng nhiệt tình cao và được đào
37
tạo bài bản, bên cạnh đó công nghệ ngân hàng hiện đại tin tưởng rằng BIDV Yên Bái ngày một phát triển lớn mạnh trên địa bàn.
Tổng số cán bộ nhân viên đến 31/12/2011 là: 100 người trong đó trình độ trên đại học chiếm 6%, trình độ đại học là chiếm 85% và trình độ dưới đại học chiếm 9% tổng số cán bộ nhân viên Chi nhánh.
2.2Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Yên Bái
2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Yên Bái
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua có những diễn biến phức tạp: Từ năm 2008 đến năm 2010 nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng chung về khủng hoảng của kinh tế thế giới trên đà suy thoái. Bước sang năm 2011 nền kinh tế Việt Nam tiếp gặp khó khăn từ các năm trước đó với tình hình lạm phát tăng cao. Đối với hoạt động ngân hàng thì trong năm 2011 là một năm gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng là một năm có nhiều dấu ấn nổi bật trong điều hành quản lý của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đó là Chính phủ đã có Nghị quyết 11 nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã triển khai Nghị quyết 11 với mục tiêu điều chỉnh trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%, đồng thời Ngân hàng nhà nước đã ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 và Thông tư 30/2011/TT- NHNN ngày 28/09/2011 nhằm quy định mức trần lãi suất huy động là 14%/năm, cũng với đó là việc điều hành tỷ giá linh hoạt và bài bản đã đưa hệ thống Ngân hàng thương mại vượt qua một năm được cho là rất khó khăn đối với hoạt động Ngân hàng và đạt đuợc những thành quả nhất định. Trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất đã vượt qua những khủng hoảng về thị trường tài chính trong những năm qua và luôn đạt được kết quả kinh doanh cao hơn năm trước cũng như quy mô ngày càng mở rộng về tổng tài sản và mạng lưới.
STT Chỉ tiêu Năm2009 Năm 2010 Nă m 2011 So sánh 10/0 9 (%) So sánh 11/10 (%) I Tổng tài sản_________________ 1086 1303 1597 ____ 20 ____ 23
1 Tài sản sinh lời_______________ 1039 1250 1525 ____ 20 ____ 22 2 Tài sản khác_________________ ___ 47 ___ 53 _____ 72 ____ 13 _____ 36 3 Tỷ suất LN/TTS(%)___________ 61.2 91.4 2.06 II Huy động vốn_______________ 76 1 91 6 1.122 ____ 20 ____ 22 1 Tiền gửi TCTD_______________ ___ 2_ ____1_ _____ 2_ -50 100 2 TG tổ chức kinh tế____________ 27 0 23 6 207 -13 - 12 3 TG dân cư___________________ 46 0 64 4 877 ____ 40 _____ 36 4 Các nguồn khác______________ ___ 29 ___ 35 _____ 36 ____ 21 ______ 3_ III Sử dụng vốn________________