- Đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh: Tỷ lệ nợ quá hạn
PHÁT TRIỂN YÊN BÁI.
3.3.2 Điều kiện thực hiện triển khai tiếp theo (201 3 2015)
Trên cơ sở các giải pháp nêu trên và kết quả triển khai một số giải pháp trong năm 2013. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái cần triển khai tiếp các giải pháp trong giai đoạn 2013-1015
- Nâng cao chất lượng cán bộ quan hệ khách hàng: Để có được đội ngũ cán bộ đầy đủ trình độ về nghiệp vụ chuyên môn và khả năng bán hàng thì cần phải đào tạo theo hướng chuyên môn hóa, lựa chọn các cán bộ có khả năng phát triển được trong bán lẻ để cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ và kỹ năng mềm trong bán hàng. Kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển cán bộ yếu về tư cách đạo đức, không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời có chính sách khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ phát huy hết được khả năng của mình thông qua việc thưởng phạt và thường xuyên chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Có các chính sách hấp dẫn về tuyển dụng, đào tạo, chính sách khuyến khích động lực để giữ và phát triển các cán bộ có chất lượng
- Sắp xếp tổ chức và đào tạo nghiệp vụ: Phát hiện và sắp xếp những cán bộ có đủ trình độ năng lực để bổ sung và phát huy được trong công tác cho vay KHCN , tiếp tục đào tạo theo nhiều hình thức phong phú. Hạn chế luân chuyển cán bộ đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ, bố trí công việc phù hợp với năng lực sở trường của từng người để phát huy được khả năng sang tạo trong công việc, tạo động lực hăng say về học tập và thăng tiến.
94
- Nâng cao chất lượng cho vay KHCN: Trong việc mở rộng cho vay KHCN không chỉ tăng về dư nợ, số lượng khách hàng, số khoản vay mà cùng với đó là phải đảm bảo về chất lượng khoản vay, hạn chế mức thấp nhất nợ xấu phát sinh. Do vậy, cần nghiên cứu trên cơ sở qui trình chung đưa ra một qui trình cho vay đồng bộ, khép kín từ phân tích trước cho vay đến khâu thu nợ, trong đó chú trọng nhất ở khâu thẩm định, phân tích rủi ro trước khi cho vay. Tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro và chức năng kinh doanh, thực hiện chuyên môn hóa công tác rủi ro, kiểm soát việc thực hiện quy trình, quy định thường xuyên, đào tạo cán bộ có trình độ chuyên sâu về thẩm định, phân tích rủi ro trước và sau khi cho vay, có như vậy mới mở rộng hoạt động cho vay KHCN cả về lượng và chất.
Song song với đó Cán bộ QHKH cần đánh giá các nguồn trả nợ để phân kỳ trả nợ phù hợp, kiểm tra mục đích và nguồn thu một cách thường xuyên, am hiểu khách hàng. Chi nhánh mở các lớp đào tạo về trình độ nghiệp vụ, giáo dục về đạo đức nghề nghiệp, phát hiện kịp thời đối với cán bộ có hiện tượng suy thoái về đạo đức để kịp thời chấn chỉnh ngăn chặn rủi ro và ảnh hưởng đến Ngân hàng
- Đầu tư và khai thác tính tiện ích của công nghệ ngân hàng: Nhu cầu về sản phẩm ngày càng đa dạng đòi hỏi công nghệ phải thường xuyên thay đổi và phát triển để đáp ứng các sản phẩm mới ra đời, vì vậy, khi có sản phẩm hay được cải tiến phù hợp phát triển đặc thù trên địa bàn và đem lại hiệu quả, Chi nhánh cần chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại để phát triển được sản phẩm đó, khai thác được tính tiên tiến trong khoa học đang từng ngày thay đổi, điều đó cũng tạo ra được thế mạnh về sản phẩm tiện ích và là ngân hàng hiện đại so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Bên cạnh đó thường xuyên chú trọng đầu tư thay thế và sửa chữa những công nghệ hiện có, đối với công nghệ lạc hậu hay sử dụng kém hiệu quả, hay xảy ra lỗi phải thay thế
95
để đầu tư mới, có như vậy mới tạo ra được sự hài lòng cho khách hàng, tạo cho khách hàng có thể tự so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn
- Phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động NHBL của chi nhánh: Hiện tại mạng lưới hoạt động để đáp ứng hoạt động cho vay KHCN còn
mỏng, mới
chỉ có tại trụ sở, huyện Yên Bình và Thành phố Yên Bái trong khi đó
các địa
bàn phát triển về kinh tế còn nhiều và đang bị bỏ trống như huyện Văn Yên,
Trấn Yên. Ngay tại trên địa bàn thành phố, một số địa bàn đông dân cư, thương mại phát triển nhưng mới chỉ có điểm giao dịch là các quỹ tiết kiệm,
không có chức năng về cho vay, không thuận lợi về khoảng cách khi khách
hàng có nhu cầu vay vốn và giao dịch. Chi nhánh cần có kế hoạch cụ
thể và
lựa chọn những địa bàn phát triển để mở các phòng giao dịch, nâng cấp các
quỹ tiết kiệm lên thành phòng giao dịch để có thể mở rộng và chiếm
lĩnh thị
phần, đồng thời cũng là hình thức quảng bá thương hiệu của ngân hàng, tạo
sự thuận tiện hơn về khoảng cách đi lại cho khách hàng.
3.4Kiến nghị