- Đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh: Tỷ lệ nợ quá hạn
2.3.3 Nguyên nhân tồn tại hạn chế
*Nguyên nhân khách quan (bên ngoài ngân hàng)
Thứ nhất, Tâm lý và hiểu biết của người dân về các sản phẩm của ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay KHCN nói riêng còn hạn chế.
Mặc dù, đã có sự chuyển biến tích cực trong thói quen sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, nhưng thói quen đó chưa thực sự phổ biến trong dân chúng. Dân chúng vẫn có thói quen tiết kiệm đủ số tiền cần thiết hoặc vay bạn bè, người thân để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh hoặc mục đích tiêu dùng, họ còn e ngại khi tiếp cận dịch vụ cho vay KHCN của ngân hàng. Mặt khác, đối với tài sản đảm bảo như bất động sản (quyền sở hữu đất, nhà ở) và các động sản có giá trị khác (ô tô, xe máy), thông thường họ chỉ sử dụng các giấy tờ viết tay mà không có xác nhận của chính quyền địa phương nên không thể vay vốn của ngân hàng vì các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng không được đầy đủ và hợp pháp. Điều này một phần là do thủ tục cấp sổ đỏ của ta còn quá rườm rà và qua nhiều cấp xét duyệt, thời gian kéo dài. Chính điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho hệ thống ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay KHCN.
Thứ hai, Thu nhập chưa minh bạch và mức sống của người dân còn thấp. Tuy gần đây, nền kinh tế nước ta đang phát triển rất nhanh, thu nhập và mức sống của người dân có được cải thiện so với trước kia nhưng vẫn còn thấp để có thể dùng làm nguồn trả nợ ngân hàng, đặc biệt là thu nhập từ lương của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Phần lớn các khoản cho vay KHCN là các khoản vay lấy nguồn trả nợ từ lương, trong khi đó thu nhập bình quân của cán bộ viên chức chỉ là 3 - 4 triệu đồng/tháng, ngoài việc trang trải chi phí sinh hoạt, số tiền còn lại để trả nợ là khá nhỏ. Với
69
khoản thu nhập này họ chỉ đủ khả năng vay những món nhỏ. Với những món cho vay lớn, ngân hàng cũng khó xác định thu nhập thực tế của khách hàng để có thể trả được nợ theo kế hoạch, nguồn trả đưa ra còn rất chung chung, bị ảnh hưởng nhiều bởi thị trường như nguồn trả từ bán tài sản là nhà đất. Nhiều khách hàng có nguồn thu nhập từ hoạt động góp vốn đầu tư, kinh doanh nhưng không có đăng ký, không có chứng từ chính minh, không minh bạch nên cũng khó để chứng minh, mặc dù đây là nguồn thu chính của họ. Do vậy, thực tế này gây khó khăn trong việc mở rộng, phát triển cho vay KHCN.
Thứ ba, Sự cạnh tranh giành giật thị phần cho vay KHCN diễn ra rất gay gắt giữa các NHTM cổ phần, ngân hàng nước ngoài và liên doanh. Nhận thức được tầm quan trọng và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán lẻ mang lại, các Ngân hàng thương mại đã đồng loạt tham gia vào thị trường này và đua nhau thực hiện các chiến thuật cạnh đưa ra nhiều hình thức cho vay đa dạng, phong phú với lãi suất hấp dẫn, qui trình và thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, dịch vụ đến tận tay khách hàng, đồng thời kết hợp các hình thức marketing của họ hết sức chuyên nghiệp nên gây ra nhiều khó khăn cho chiến lược phát triển cho vay KHCN tại BIDV.
Thứ tư, Sự phát triển nền kinh tế từng thời kỳ. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, người dân sẽ tăng chi tiêu, mua sắm cá nhân nhiều hơn, khả năng quyết định nhanh hơn, họ sẵn sàng vay vốn ngân hàng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Tuy nhiên khi nền kinh tế có sự suy thoái hay trong tình trạng lạm phát như Việt Nam hiện nay, người dân có xu hướng tiết kiệm tiền, mua vàng hay USD dự trữ nên ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua sắm, vay vốn của người dân.
Thứ năm, Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng bán lẻ còn chưa đầy đủ. Mặc dù thời gian qua đã có nhiều văn bản được ban hành tuy nhiên các văn bản còn chưa rõ ràng đầy đủ như quy định về tài sản đảm bảo, về phát
10
mại và xử lý tài sản.. .Tiến trình thực hiện cũng như cơ chế thực hiện một số văn bản liên quan còn chậm trễ.
*Nguyên nhân chủ quan (từphía ngân hàng)
Nguyên nhân từ phía ngân hàng là nguyên nhân quan trọng nhất tác động đến hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Sở dĩ hoạt động cho vay KHCN còn nhiều hạn chế là do các nguyên nhân từ phía ngân hàng như sau:
Thứ nhất, Trình độ nhận thức, quan điểm và tâm lý của đội ngũ cán bộ nhân viên phát triển sản phẩm còn hạn chế.
Lực lượng cán bộ còn mỏng, nhân sự phần lớn là nhân viên trẻ, mới ra trường, ít kinh nghiệm nên còn lúng túng trong việc tư vấn, hướng dẫn khách hàng. Kỹ năng, phương pháp bán hàng và chăm sóc khách hàng; phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ còn chưa chuyên nghiệp, chưa chú trọng
đẩy mạnh bán các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho hoạt động tín dụng bán lẻ còn hạn chế. Việc theo dõi trong việc sử dụng cán bộ sau đào tạo chưa được thực hiện thưởng xuyên, dẫn đến sử dụng cán bộ không hợp lý, lãng phí chi phí đào tạo và chi phí cơ hội trong hoạt động ngân hàng bán lẻ.
Chưa có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút nguồn nhân lực tốt từ bên ngoài, cũng như thúc đẩy cho chính đội ngũ nhân lực hiện tại trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV.
Trước đây hệ thống BIDV chỉ quan tâm phục vụ đối với các khách hàng là doanh nghiệp và tập trung cho vay đối tượng này với các khoản vay lên
đến hàng tỷ đồng, lớn hơn gấp nhiều lần so với các món vay bán lẻ. Hơn nữa, xem xét dưới góc độ ngân hàng, hoạt động tín dụng bán lẻ phát sinh nhiều chi phí hơn là các khoản cho vay các doanh nghiệp, Đây là những yếu tố chính khiến cho BIDV.Yên Bái nói chung và các cán bộ QHKH nói riêng chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng bán lẻ này do vậy quan điểm, nhận thức
71
được coi trọng, tạo sức ì trong việc tìm kiếm và phát triển của cán bộ QHKH, vẫn còn thụ động đợi khách hàng tìm đến Ngân hàng
Thứ hai, Chính sách tín dụng còn chung chung. Các quy định của các sản phẩm đưa ra thường dựa trên các quy định chung về cho vay, nên các quy định vay vốn thường chặt chẽ, không ưu việt hơn các ngân hàng khác dẫn đến khách hàng khó có thể vay vốn tại BIDV. Các văn bản đưa ra thường chú trọng quá nhiều vào hạn chế rủi ro, không nhìn dưới góc độ phát triển sản phẩm gần với nhu cầu thực người dân hơn. Các chính sách tín dụng cũng không định hướng cung cấp sản phẩm cho các đối tượng có thu nhập cao, khả năng trả ngân hàng tốt, ví dụ: cần có chính sách ưu tiên về lãi suất, thời hạn vay cho các khách hàng mua ôt ô phục vụ nhu cầu đi lại cá nhân, vì chỉ có những người có thu nhập cao mới có nhu cầu mua ô tô riêng.
Thứ ba, Mạng lưới tiếp cận khách hàng còn thiếu. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái chỉ có 2 phòng giao dịch, 01 phòng ở Huyện Yên Bình và 01 phòng ở thành phố Yên Bái, việc mở rộng cho vay KHCN ở các huyện còn lại gần như bỏ trống trong khi đó Agribank Yên Bái rộng khắp đến các xã.
Thứ tư, công tác tiếp thị sản phẩm chưa có hiệu quả.
Công tác Marketing, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng còn chưa chuyên nghiệp và còn hạn chế, tỉ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn ít. Việc quảng bá các sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ chưa thực sự tới đông đảo quần chúng và tầng lớp dân cư. Do vậy việc gia tăng nền khách hàng chưa gắn với việc sử dụng dịch vụ trọn gói của BIDV
Công tác tiếp thị trong vài năm trở lại đây của BIDV Yên Bái được quan tâm triển khai, tuy nhiên tính tổ chức nghiệp vụ tiếp thị, quảng cáo của BIDV Yên Bái còn yếu, chưa hiệu quả, do kinh nghiệm không cao và đầu tư chưa đúng mức. Mới chỉ tiến hành tiếp thị các sản phẩm trên các tờ rơi tại ngân hàng, trên báo chí nhưng sản phẩm được tiếp thị không gây ấn tượng cho
72
người dân, một phần do chất lượng sản phẩm đưa ra không có gì mới so với các sản phẩm khác trên thị trường, tên sản phẩm chưa tập trung vào nhóm đối tượng cần hướng đến, nên khi đưa ra thị trường đã thiếu sự quan tâm của khách hàng, Marketing tín dụng bán lẻ là vấn đề còn bỏ ngỏ mà đòi hỏi các cán bộ QHKH cần phải quan tâm. Chính sách sản phẩm vẫn theo tư duy lối mòn “bán sản phẩm - dịch vụ đơn lẻ cho từng nhu cầu đơn lẻ”, các hình thức tiếp thị đôi khi không hợp lí nên gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với các khách
hàng không quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Mặt khác chưa có bộ phận làm công tác điều tra, nghiên cứu tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu nhu cầu và thái độ của khách hàng. Do đó, có thể dẫn đến chủ quan trong các quyết định liên quan đến chính sách khách hàng, chính sách cho vay.
Thứ năm, Quy trình thủ tục còn phức tạp, hình ảnh về sản phẩm chưa rõ nét, chưa có phương thức tiếp cận tốt tới khách hàng bán lẻ cho nên hạn chế việc phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ. Mặt khác chất lượng phục vụ chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản về dịch vụ ngân hàng của các nhóm đối tượng khác nhau, thủ tục giao dịch chưa thực sự thuận tiện, một số qui định và quy trình nghiệp vụ còn nặng về bảo đảm an toàn cho ngân hàng, chưa thuận lợi cho khách hàng. Mối quan hệ hai chiều giữa khách hàng và Ngân hàng chưa phát huy mục tiêu là thu hút khách hàng mới, củng cố và phát triển niềm tin, lòng trung thành của khách hàng cũ, khách hàng truyền thống. Do đó, thị phần có thể bị đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, phong cách, thái độ của nhân viên trong phục vụ khách hàng chưa đáp ứng được yêu cầu tạo thiện cảm nơi khách hàng..., điều này dẫn đến nguy cơ số khách hàng cũ sẽ rời bỏ BIDV đến với các Ngân hàng khác có chính sách, phong cách phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt hơn
Thứ sáu, chưa đầu tư đúng mức khoa học, công nghệ trong ngân hàng, nên nhiều sản phẩm chưa được triển khai như: đường truyền kém, thiết bị lạc
73
hậu, công nghệ hỗ trợ cho hoạt động tín dụng bán lẻ chưa đồng bộ, hoàn thiện, trong xu thế hiện nay cần có các sản phẩm online...
Thứ bảy, Định hướng phát triển lâu dài đối với tín dụng của BIDV đã có song khi các sản phẩm ra đời rất khó có thể triển khai như thủ tục rườm ra, quá nhiều văn bản và trùng lắp cùng lúc và vẫn hướng trong kiểm soát rủi ro ngân hàng nên khi triển khai gặp rất nhiều khó khăn.
Kết luận Chương 2
Qua nghiên cứu nội dụng của chương 2, luận văn đã khái lược được quá trình hình thành BIDV và BIDV Yên Bái cùng với đó là chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của hoạt động cho vay KHCN của BIDV Yên Bái. Từ đó giúp cho việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái trong giai đoạn từ 2009 - 2011.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, thu thập số liệu, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng mở rộng cho vay KHCN trên cơ sở hệ thống các sản phẩm tín dụng bán lẻ đã được đề cập trong chương 1, trong đó chủ yếu tập trung vào các nội dung: Phân tích kết quả đạt được của việc mở rộng cho vay KHCN đối với từng sản phẩm cho vay về quy mô và chất lượng hiệu quả tín dụng bán lẻ
Thông qua phân tích thực trạng mở rộng cho vay KHCN của BIDV Yên Bái, luận văn đã đánh giá thực trạng trên 2 góc độ: Kết quả đạt được, hạn chế, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho giải pháp và kiến nghị trong chương tiếp theo.
74
Chương 3