Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu 0126 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh sở giao dịch 1 NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29)

Đặt ra chỉ tiêu mở rộng CVTD là muốn tạo sự gia tăng về mặt qui mô,

khối lượng, số lượng. Do vậy ta có thiể hiểu “Mở rộng CVTD là việc Ngân

hàng tăng qui mô, tăng tỷ trọng CVTD trong cơ cấu cho vay; đa dạng hóa các sản phẩm, các đối tượng CVTD nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu hợp lý, chính đáng của người tiêu dùng”.

1.3.2. Ỷ nghĩa của việc mở rộng cho vay tiêu dùng

Xuất phát từ đặc điểm của CVTD, có thể thấy việc mở rộng CVTD có vai trò quan trọng.

- Đối với người tiêu dùng: Có thể nói, người tiêu dùng là đối tượng được

hưởng lợi trực tiếp và nhiều nhất từ hoạt động CVTD của NHTM. Để sử dụng những hàng hóa, công cụ lớn như: nhà cửa, ô tô , xe máy, du học... người tiêu dùng thường phải tích lũy thu nhập trong một thời gian dài. Thay vào đó CVTD giúp cho người tiêu dùng tiếp cận những thứ mình mong muốn trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó đối với những nhu cầu thiết yếu, cấp bách như

tiền viện phí, chi phí lễ tang ... CVTD thực sự có có ý nghĩa rất to lớn.

Việc mở rộng CVTD giúp cho người dân có thêm nhiều điều kiện để tiếp cận và sử dụng các sản phẩm tiêu dùng nhiều hơn bằng cách ngân hàng mở rộng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ sẽ có thể phục vụ ngày càng đa dạng các nhu cầu càng ngày càng phong phú của người dân.

- Đối với ngân hàng thương mại: Dịch vụ CVTD thường có độ rủi ro

lớn, có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Tuy nhiên, lợi nhuận mang lại từ CVTD lại rất cao; do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao, bên cạnh đó các món vay tiêu dùng thường là các món vay ngắn hạn, thời gian quay vòng vốn nhanh cùng với lãi suất cao sẽ làm tăng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

Mở rộng CVTD giúp các NHTM mở rộng quan hệ với khách hàng, đa dạng hơn các nguồn huy động vốn, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng.

Mở rộng CVTD tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, loại hình dịch vụ, từ đó giúp các ngân hàng nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro.

- Đối với sự phát triển của nền kinh tế: CVTD góp phần cải thiện đời

sống dân cư, giảm chi phí giao dịch xã hội qua việc tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng.

CVTD là hình thức được dùng để tài trợ cho những chỉ tiêu về hàng hóa và dịch vụ trong nước. Do đó, việc mở rộng CVTD góp phần quan trọng

trong việc kích cầu, từ đó kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

1.3.3. Các chỉ tiêu phán ảnh mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàngthương mại thương mại

Các NHTM phải mở rộng CVTD của mình nhằm phản ánh tốt nhu cầu ngày càng lớn hơn của người tiêu dùng. Vậy các chỉ tiêu phản ánh khả năng mở rộng CVTD của NHTM là những chỉ tiêu sau:

- Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh qui mô cấp CVTD của ngân hàng đối với nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh chính xác về hoạt động CVTD. Do đó, nếu kết hợp doanh số cho vay của nhiều thời kỳ, ta sẽ thấy được phần nào xu thế về hoạt động CVTD.

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ CVTD tuyệt đối:

Giá trị tăng trưởng _ Tổng dư nợ Tổng dư nợ

DNCVTD tuyệt đối “ CVTD năm (t) “ CVTD năm (t - 1)

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ CVTD tương đối:

Giá trị tăng trưởng _ Giá trị tăng trưởng DNCVTD tuyệt đối x IQQ %

DNCVTD tương đối Tổng dư nợ CVTD năm (t - 1)

Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng:

Tổng dư nợ CVTD λ ™

& ___________ x 100 %

Tổng dư nợ của hoạt động cho vay

- Tốc độ tăng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ: Một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển, mở rộng của CVTD là tốc độ tăng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay là số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm, nó phản ánh lượng tiền mà ngân hàng chưa thu hồi được.

Sự phát triển của dư nợ CVTD có thể được phản ánh theo số tuyệt đối hoặc tương đối. Tốc độ tăng tuyệt đối là sự gia tăng của dư nợ cho vay theo thời gian, thường lấy chỉ tiêu dư nợ vào thời điểm cuối mỗi năm. Dư nợ cho

vay càng tăng từ năm này qua năm khác, phản ánh sự phát triển về lượng của CVTD. Không chỉ đánh giá sự gia tăng dư nợ CVTD theo thời gian mà còn phải xem xét nó trong mối tương quan với tổng dư nợ của cả ngân hàng tại thời điểm phân tích. Nếu tốc độ tăng tổng dư nợ cho vay lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ CVTD chứng tỏ sự phát triển của hoạt động CVTD chưa theo kịp sự phát triển của cả ngân hàng. Vì vậy khi đánh giá về tốc độ tăng của dư nợ CVTD phải đánh giá nó trong mối quan hệ với sự gia tăng của các hoạt động khác của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng: Nợ quá hạn là khoản nợ đến thời điểm hoàn trả của khách hàng mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được, đây là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, công thức là:

Tỉ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ

Khi ngân hàng chuyển nợ quá hạn nghĩa là rủi ro không thu hồi được nợ gốc và lãi của ngân hàng đã tăng lên và có thể dẫn đến mất vốn. Nợ quá hạn nhiều phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt, chứa đựng nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh, ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ sự phát triển an toàn và ổn định của hoạt động tín dụng. Sự phát triển CVTD không chỉ là sự gia tăng về số lượng mà còn phải đi cùng với chất lượng của các khoản vay, nghĩa là các khoản vay tiêu dùng phải thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của người vay và ngân hàng thu được hết nợ gốc và lãi vào cuối thời hạn trả nợ. Vì thế các ngân hàng khi phát triển hoạt động tín dụng này phải luôn chú trọng tới việc đảm bảo an toàn cho các khoản CVTD, để hạn chế tới mức thấp nhất có thể chấp nhận được tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.

- Sự đa dạng trong các sản phẩm cho vay tiêu dùng: Đa dạng hoá sản phẩm là một chiến lược marketing đúng đắn của bất kỳ doanh nghiệp nào

trong nền kinh tế thị trường, nhằm tránh rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận. Các ngân hàng cũng vậy, luôn tìm cách tạo ra những sản phẩm mới nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng và gia tăng lợi nhuận. Một ngân hàng có hoạt động CVTD phát triển khi mà sản phẩm CVTD phong phú và đa dạng (sản phẩm cho vay bất động sản, sản phẩm cho vay du học, sản phẩm cho vay mua

ô tô...). Càng nhiều sản phẩm có nghĩa là khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng đa dạng của người vay từ ngân hàng là càng cao. Sự phát triển tín dụng tiêu dùng bằng cách đa dạng hoá sản phẩm sẽ tạo uy tín và thu hút được khách hàng, làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Rõ ràng ngân hàng không thể phát triển hoạt động CVTD của mình nếu không có những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng.

- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng: Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh sự phát triển CVTD trong NHTM. Lợi nhuận của hoạt động CVTD được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí, lợi nhuận này càng cao chứng tỏ hoạt động CVTD của ngân hàng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên ngoài xem xét sự tăng trưởng theo thời gian của chỉ tiêu lợi nhuận, còn phải đánh giá tỷ trọng đóng góp từ hoạt động CVTD vào lợi nhuận của cả ngân hàng. Từ đó có thể phân tích được vai trò quan trọng của việc phát triển CVTD đối với NHTM.

Phát triển CVTD có thể trong ngắn hạn không vì mục đích lợi nhuận như giữ thị trường, tăng cạnh tranh nhưng trong dài hạn nó phải mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, một lợi nhuận cao là minh chứng rõ ràng nhất để đánh giá sự mở rộng về số lượng cũng như chất lượng của hoạt động CVTD trong ngân hàng thương mại.

1.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4.1. Các nhân tố khách quan

1.4.1.1. Môi trường kinh tế

Cho vay tiêu dùng rất dễ nhạy cảm với mỗi sự thay đổi của nền kinh tế. Các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kinh tế là chu kì kinh tế, tỷ lệ lạm phát, mức độ ổn định của giá cả, lãi suất, tình trạng thất nghiệp. Những nhân tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng và mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM. Khi nền kinh tế tăng trưởng, cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại cũng có xu hướng tăng trưởng theo. Nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nhu cầu đầu tư, các DN mở rộng sản xuất, kích

thích nhu cầu tín dụng. Sản xuất phát triển là cơ hội để các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng các khoản vay, thu hồi nợ thuận lợi. 1.4.1.2. Môi trường pháp lý (chính trị - pháp luật)

Môi trường pháp lý bao gồm các hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại cũng phải tuân thủ các qui định của Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các qui định khác. Các qui định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định thị trường, để cho vay tiêu dùng diễn ra thông suốt và hiệu quả. Khi môi trường pháp lý thay đổi, CVTD cũng thay đổi, chẳng hạn chính sách khuyến khích hay hạn chế của Nhà nước ban hành để định hướng phát triển theo đúng mục tiêu tài chính quốc gia.

1.4.1.3. Khách hàng vay vốn

Khách hàng là nhân tố quan trọng cho kế hoạch mở rộng CVTD của ngân hàng. Khách hàng là người lựa chọn và đưa ra quyết định vay vốn từ ngân hàng. Khách hàng vay tiêu dùng thường là những người có nhu cầu rất đa dạng, họ đến ngân hàng vay để thỏa mãn những nhu cầu vô cùng đa dạng từ mua sắm hàng hóa giá trị thấp cho tới những món vay bất động sản hàng tỷ

đồng. Ngoài ra, xu hướng của xã hội trong những năm qua đã có sự chuyển biến mạnh từ “ăn chắc mặc bền” sang “ăn ngon mặc đẹp” biểu hiện qua sự tiêu dùng ngày càng đa dạng và cao cấp của giới trẻ. Đây chính là nguồn khách hàng có tiềm năng to lớn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng của các NHTM.

1.4.2. Các nhân tố chủ quan

1.4.2.1 Nguồn vốn của Ngân hàng

Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn tự có và vốn huy động, gây tác động trực tiếp tới việc mở rộng CVTD, là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh đồng thời là công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng.

Hiện nay Ngân hàng cho vay đến trên 90% giá trị của tài sản, nguồn vốn tự có của ngân hàng là rất nhỏ. Chính vì vậy, chất lượng và quy mô nguồn vốn huy động sẽ quyết định đến khả năng cho vay của Ngân hàng.

Vốn tự có của các ngân hàng thể hiện tiềm lực tài chính của ngân hàng đó. Nó là cái đệm phòng ngừa rủi ro cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng là yếu tố tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với hình ảnh và uy tín của Ngân hàng.

Huy động vốn là khâu quan trọng sẽ được sử dụng làm nguồn để cung cấp tín dụng cho khách hàng. Khi mà chi phí nguồn vốn huy động càng thấp thì lãi suất cho vay càng thấp, tạo ra lợi thế cạnh tranh về lãi suất. Đây là điều kiện để Ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác đồng thời để Ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.

1.4.2.2. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của NHTM tác động mạnh mẽ đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Khi ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng mở rộng, việc mở rộng cho vay tiêu dùng sẽ thuận lợi.

1.4.2.3. Quy trình cấp tín dụng

Quy trình tín dụng hợp lý, các thủ tục và kỹ thuật được xây dựng khoa học, sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng. Từ đó, chất lượng khoản tín dụng được nâng cao tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng CVTD.

1.4.2.4. Thông tin tín dụng

Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng của một khoản vay. Vì vậy thông tin mà ngân hàng nhận được là do khách hàng cung cấp nên đối với CVTD thì việc xây dựng được một hệ thống thu nhập xử lý và lưu trữ thông tin về khách hàng là vô cùng cần thiết, đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động kiển tra và thẩm định khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng CVTD.

1.4.2.5. Công tác tổ chức

Một bộ máy tinh gọn và chuyên nghiệp sẽ giúp cho công tác tổ chức các hoạt động kinh doanh hiệu quả. Hiện nay, các phòng ban chức năng trong ngân hàng được chuyên môn hóa cao, phòng QHKH cá nhân được tách riêng, trong đó đảm nhiệm cho vay tiêu dùng. Chính điều này đã tạo ra sự nhanh chóng chính xác và hiệu quả trong hoạt động CVTD.

1.4.2.6 Công tác nhân sự

Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh để thu hút khách hàng mà còn cạnh tranh để thu hút và tuyển dụng được các nhân viên giỏi. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng. Đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn tốt, năng động sáng tạo trong công việc sẽ thúc đẩy cho vay trở nên nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chất lượng cho vay cao, tăng tính cạnh tranh, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách hàng, góp phần mở rộng được hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1.

1.4.2.7 Cơ sở vật chất, thiết bị

Cơ sở vật chất phần nào thể hiện hình ảnh của ngân hàng, tất cả các quy trình nghiệp vụ của ngân hàng đều được xử lý bằng phầm mềm và phần cứng của thiết bị thông tin được dùng trong ngân hàng.

Công nghệ hiện đại giúp ngân hàng đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, bảo mật thông tin khách hàng tốt hơn. Tạo ra sự thuận tiện, thoải mái cho quá trình giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, từ đó giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn.

Kết luận chương 1

Các ngân hàng, với tư cách là những trung gian tài chính, tiền tệ giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính. Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện chiến dịch Ngân hàng bán lẻ là một trong những mục tiêu trọng điểm của các Ngân hàng, trong đó cho vay tiêu dùng là một nhân tố lớn quyết định thành quả của phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Việc quản lý và mở rộng cho vay tiêu dùng một cách có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh.

Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu một số những lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại, về cho vay tiêu dùng và những lợi ích mà cho vay tiêu

Một phần của tài liệu 0126 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh sở giao dịch 1 NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29)

w