Hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu 0126 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh sở giao dịch 1 NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 71)

1- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.3.2. Hoạt động cho vay

Nguồn vốn của Chi nhánh SGD1 nói chung thường được thực hiện với mục đích cho vay vì thế nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh từ hoạt động cho vay. Là hoạt động ra đời và phát triển cung sự ra đời của NHTM, hoạt động tín dụng luôn khẳng định được vai trò của mình là một hoạt động vô cùng quan trọng, cụ thể:

Bảng 2.5: Tình hình sử dụng vốn Chi nhánh SGDl

qua liên tục tăng, chất lượng tín dụng cũng đã tăng lên, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong xã hội. Năm 2012 là 5.409.943 triệu đồng, năm 2013 đã tăng lên là 7.311.434 triệu đồng tăng 1.190.491 triệu đồng tương ứng với 35,1% so với năm 2012, sang năm 2014 dư nợ tín dụng là 8.865.979 triệu đồng tăng 1.554.545 triệu đồng tương ứng với 21,2% so với năm 2013.

Từ số liệu trên ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đang được chú trọng và có chất lượng. Có được thành tích này là nhờ khả năng huy động vốn từ các thành phần kinh tế tốt và những định hướng phát triển hợp lý của Chi

nhánh. Qua đó ta thấy được vai trò chủ đạo của tín dụng trong hoạt động chung của Chi nhánh.

> Phân tích cơ cấu dư nợ theo thời gian

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ theo thời gian

(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)

Năm 2012 cho vay ngắn hạn là 2.615.689 triệu đồng, năm 2013 cho vay ngắn hạn tăng lên là 3.246.845 triệu đồng tương ứng tăng 24% so với năm 2012. Đến năm 2014 cho vay ngắn hạn là 3.646.845 triệu đồng tương ứng tăng 12% so với năm 2013. Đây là loại hình cho vay dưới 12 tháng được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu cá nhân. Cho vay ngắn hạn vừa giúp ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng, vừa đảm bảo khả năng thanh toán.

Năm 2012 cho vay trung dài hạn là 2.794.254 triệu đồng, năm 2013 cho vay trung dài hạn tăng lên là 4.064.589 triệu đồng tương ứng tăng 45,5% so với năm 2012. Đến năm 2014 cho vay trung dài hạn là 5.219.134 triệu

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)

Cho vay cầm cố giấy tờ có

giá, sổ tiết kiệm 30.004 11,47 12.291 4,66 -17.713 -59,03

Cho vay CBCNV 104.11

5 39,80 70.483 26,73 -33.632 -32,30

Cho vay SXKD 1.400 0,54 2.933 1,11 1.533 109,53

Cho vay hợp tác đầu tư - - 9.600 3,64 9.600 -

Cho vay mua ô tô 28.576 10,92 79.780 30,25 51.204 179,18 Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà

ở 59.624 22,79 61.783 23,43 2.159 3,62

Cho vay du học 5.947 2,27 8.48 3,21 2.533 42,6

Cho vay cổ phiếu 28.192 10,78 11.423 4,33 - 16.769

-59,48 Cho vay qua nghiệp vụ phát

hành TTD quốc tế 3.727 1,43 6.944 2,63 3.217 86,30 Tổng 261.58 5 100 263.71 7 100 2.132 0,82

đồng tương ứng tăng 28,4% so với năm 2013. Đây là loại hình cho vay trên 12 tháng. Tốc độ tăng của cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh SGD1 lớn hơn so với tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn, năm 2014 tỷ trọng cho vay trung dài hạn của Chi nhánh SGD1 đạt 58,87 % tổng dư nợ tín dụng.

> Phân tích theo tỷ trọng kỳ hạn khoản vay trên tổng dư nợ.

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng tín dụng trên tổng dư nợ

(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)

Tỷ trọng cho vay trung dài hạn của Chi nhánh SGD1 tăng qua các năm. Năm 2012 tỷ trọng cho vay trung dài hạn là 51,65 %, năm 2013 tỷ lệ này tăng lên 55,6% năm 2014 tỷ lệ này tăng lên 58,87%, tăng so với cuối năm 2013. Một phần là do dư nợ tín dụng trung dài hạn tăng cộng với sự sụt giảm về dư nợ của sản phẩm cầm cố GTCG, STK so với cuối năm 2013. Dư nợ trung dài hạn chiếm 58,87% tổng dư nợ, đây là con số khá cao. Do vậy, trong thời gian tới, cần chú trọng đẩy mạnh các sản phẩm cho vay ngắn hạn nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa các sản phẩm, tỷ trọng hợp lý giữa ngắn hạn và trung dài hạn.

> Phân tích theo cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng

Trong những năm qua, mặc dù cho vay tiêu dùng là một lĩnh vực mới mẻ không chỉ đối với BIDV mà còn nhiều ngân hàng khác nữa, đặc biệt trong

năm 2013 - 2014 khi kinh tế toàn cầu suy giảm đã làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu dùng của người dân. Điều này lại càng làm tăng khó khăn trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

Bảng 2.6: Cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng

năm trước, lượng tăng tập trung chủ yếu vào sản phẩm cho vay mua ô tô (tăng 51.204 triệu đồng). Riêng sản phẩm cho vay lương và cổ phiếu giảm mạnh. Nguyên nhân chính là do đầu tháng 07 các khoản vay mua cổ phiếu đến hạn

tất toán khoản vay dẫn đến dư nợ từ mảng cho vay này giảm mạnh.

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy dư nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh SGD1 tăng lên cả quy mô và tỷ trọng cụ thể như sau:

Năm 2013, dư nợ CVTD là 261.585 triệu đồng chiếm 3,58% tổng dư nợ tín dụng. Năm 2014, dư nợ CVTD là 263.717 triệu đồng tăng 2.132 triệu đồng so với năm 2013 với tốc độ tăng 0,82% và chiếm 2,97% tổng dư nợ tín dụng, tổng dư nợ tín dụng tăng tới 21,2% . Nhìn vào số liệu này thì có thể thấy rằng Chi nhánh SGD1 có sự tăng nhẹ của cho vay tiêu dùng, tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng giảm từ 3,58% xuống còn 2,97%.

Nguyên nhân làm dư nợ tín dụng tăng nhanh là do từ đầu năm 2013, chính phủ đã tiến hành các gói kích cầu, áp dụng lãi suất ưu đãi cho các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên sau một thời gian tích cực chào mời khách hàng vay vốn tiêu dùng, các NH trong nước đang siết các khoản vay tiêu dùng theo quyết định của NHNN. Các ngân hàng tích cực rà soát lại các khoản vay phục vụ mục đích tiêu dùng đã giải ngân, đồng thời tăng thêm các điều kiện ràng buộc.

Trong khi đó, với chính sách thận trọng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng, khi những thông tin dữ liệu về khách hàng cá nhân và hộ gia đình còn thiếu và rất hạn hẹp so với các thông tin về các tổ chức, doanh nghiệp phần nào làm cho vay tiêu dùng tăng nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của dư nợ tín dụng. Một trong những điều kiện để khách hàng vay vốn tại Chi nhánh SGD1 là bắt buộc khách hàng phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay, đây là quy định bắt buộc của ngân hàng Nhà nước. Điều này đã làm hạn chế phần nào việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của cho vay tiêu dùng Chi nhánh SGD1 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tuy nhiên các qui định của NHNN đã làm cho chất lượng tín dụng của Chi nhánh SGD1 được nâng cao rõ rệt. Khách hàng ngoài các điều kiện

khác để vay vốn của ngân hàng, thì điều kiện phải có tái sản bảo đảm cho khoản vay đã gắn trách nhiệm vật chất của người vay vào quan hệ tín dụng.

Mặt khác, nguyên nhân khiến mảng cho vay tiêu dùng chưa phát triển

còn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nên người dân đang thắt chặt

chi tiêu; đồng thời, mức lãi suất cho vay tiêu dùng còn cao so với đại đa số thu nhập của người dân. Để cho vay tiêu dùng thực sự được người dân đón nhận thì các ngân hàng cần một khoảng thời gian để người dân thích nghi. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần điều chỉnh mức lãi suất và có những chương trình riêng với những đối tượng khác nhau. Thực tế cho thấy rằng dư nợ cho vay tiêu dùng chưa thực sự chiếm một tỉ trọng tương xứng trong tổng dư nợ của hoạt động tín dụng. Điều này có thể được lý giải trong điều kiện Chi nhánh SGD1 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam mới chỉ chuyển đổi sang mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại kể từ tháng 10 năm 2009 với sự tách biệt về mặt cơ cấu giữa khối tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp cũng như giữa vai trò tác nghiệp và vai trò quản lý rủi ro. Việc xây dựng nền khách hàng cá nhân lại đòi hỏi thời gian khá dài để tạo dựng niềm tin và thương hiệu, đặc biệt trong bối cảnh ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trước đây luôn chỉ xuất hiện trong các dự án về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay khối doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, việc mở rộng thị phần trong mảng cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này là tương đối khó khăn do vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần với các hình thức và cơ chế vay đa dạng, linh hoạt. Đặc biệt trong giai đoạn hiện này xu hướng các Ngân hàng thương mại cổ phần thâu tóm các Công ty tài chính qua đó mở rộng lĩnh vĩnh cho vay tiêu dùng cũng gây áp lực không hề nhỏ đến hoạt động kinh doanh bán lẻ của BIDV nói chung và Chi nhánh Sở giao dịch 1 nói riêng.

23.43% 2.63%>.64% 4.66% 4.33%. 3.22% 26.73% 1.11% 30.25% □ Cho vay cầm cố GTCG, STK □ Cho vay CBCNV □ Cho vay SXKD □ Cho vay mua ô tô

□ Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

□ Cho vay du học □ Cho vay cổ phiếu

□ Cho vay qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế □ Cho vay hợp tác đầu tư

Năm 2013

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)

Cơ cấu cho vay tiêu dùng có xu hướng biến đổi qua hai năm. Cho vay cầm cố GTCG, STK có xu hướng giảm từ 30.004 triệu đồng xuống 12.291

2013 13% triệu đồng tương đương giảm 17.713 triệu đồng tương đương với tỷ trọng14% 15% 14% 13.5% 13%

trong hoạt động cho vay tiêu dùng giảm 11,47% xuống 4,66% (giảm 59,03%), hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tăng từ 59.624 triệu đồng lên 61.783 triệu đồng (tăng 2.159 triệu đồng) tương đương với tỷ trọng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tăng từ 22,79% lên 23,43% (tăng 3,62%) cho thấy nhu cầu nhà ở của người tiêu dùng đang có xu hướng tăng nhẹ.

Cơ cấu cho vay tiêu dùng hiện nay chưa có sự phát triển đồng đều. Chủ yếu, là cho vay mua ô tô, cho vay lương cán bộ công nhân viên và cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở chiếm tỷ trọng cao trên 20%. Năm 2013 tỷ lệ cho vay cán bộ CNV là 39,8%, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở là 22,79% và cho vay mua ô tô mới chỉ ở mức 10,92%, nhưng đến năm 2014 cho vay mua ô tô đã lên đến 30,25%, cho vay CBCNV là 26,73% và cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở là 23,43%. Còn lại các dịch vụ tín dụng bán lẻ khác như cho vay thấu chi TKTG, cho vay hợp tác đầu tư, cho vay du học chiếm tỷ lệ thấp nhất từ 0% đến 4%. Sở dĩ, có sự chênh lệch về cơ cấu này là do tác động của khủng hoảng kinh tế trong 2 năm vừa qua đã tác động đến hạn chế chi tiêu và thận trọng trong tâm lý của người đi vay. Bên cạnh đó là nhu cầu và sự thay đổi xu hướng phát triển của các dịch vụ như du học, mua sắm, đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp (cho vay CBCNV, cho vay thấu chi) tại Chi nhánh SGD1 trên thực tế mới chỉ gói gọn trong phạm vi cán bộ công nhân viên trong nội bộ hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các công ty trực thuộc mà chưa thực sự mở rộng ra bên ngoài nên về thời gian thẩm định khách hàng và lập hồ sơ vay vốn được rút ngắn đáng kể (mỗi cán bộ có thể phát vay từ 4-5 khoản vay một ngày trong điều kiện khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ cần thiết). Đây là một điều kiện tốt hỗ trợ mạnh mẽ cho việc tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp vượt trội hơn hẳn so với các loại hình khác trong tổng cơ cấu dư nợ hoạt động cho vay tiêu dùng.

Mức lãi suất cho vay tiêu dung của tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh SGD1 về cơ bản đều ở mức thấp so với các NHTM khác trong cùng địa bàn thành phố. Điều này cho thấy mức lãi suất cho vay tiêu dùng tại đây là tương đối hấp dẫn về mặt chi phí đứng trên phương diện người đi vay. Tuy nhiên, diễn biến của lãi suất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2014 cũng đi theo kịch bản của năm 2013: Lãi suất điều hành ổn định trong một thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm trong bối cảnh lãi suất thị trường có xu hướng giảm vào giữa năm và tăng cao trở lại những tháng cuối năm.

Bảng 2.7: Lãi suất cho vay tiêu dùng tại một số ngân hàng năm 2013-2014

(4)

(2) (2)/(4)

Số lượng KH vay tiêu dùng

3.256 5.500 11.670 169

%

47%

(Nguồn: Sô liệu thông kê của Ngân hàng Nhà nước)

Nhìn bảng số liệu trên có thể thấy rằng về cơ bản, mức lãi suất của ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và của Chi nhánh SGDl nói riêng đều nằm ở mức thấp so với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn. Đây là một lợi thế rất lớn đối với Chi nhánh SGD 1 trong việc cạnh tranh với hệ thống ngân hàng TMCP về mặt lãi suất cho

vay trong qua trình gia nhập và cạnh tranh thị phần bán lẻ nói chung và cho vay

tiêu dùng nói riêng. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh SGD1 luôn được duy trì ở mức dưới 0,1% trong suốt 02 năm hoạt động cho vay tiêu dùng cũng phản ánh phần nào khả năng quản trị khoản vay và chất lượng các khoản vay tại Chi nhánh SGD1. Các khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh SGD1 luôn được sàng lọc một cách kỹ lưỡng về cả nhân thân, tài sản đảm bảo và nguồn trả

nợ. Điều này đôi khi khiến cho khách hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận khoản vay nhưng bù lại sẽ nâng cao chất lượng khoản vay và giúp duy trì mặt bằng lãi suất cho vay tiêu dùng luôn ở mức thấp

> Phân tích theo số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại Chi nhánh SGDl

Thu ròng dịch vụ thẻ 541 1.180 1.450 81% Thu ròng DV BSMS 385 396 405 98% Thu ròng DV WU 95 206 94 219% Thu ròng phí hoa hồng bảo hiểm bán lẻ 53 25 55 45% Tông thu dịch vụ ròng 1.074 1.807 2.004 90,2%

Sô lượng khách hàng vay tiêu dùng

2014

(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)

Từ số liệu cho thấy, số lượng khách hàng tại SGD1 khá lớn, đây là một lợi thế mà không phải bất cứ Chi nhánh nào cũng đạt được. Như vậy, có thể thấy Chi nhánh đã có được một nền khách hàng bán lẻ tăng trưởng cao và ổn định từ năm 2013 - 2014. Với dữ liệu khách hàng tiềm năng này sẽ hứa hẹn và tạo điều kiện tốt cho sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh SGD1. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng vay tiêu dùng năm 2014 so với năm 2013 tăng 169%.

Một phần của tài liệu 0126 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh sở giao dịch 1 NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 71)

w