1- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.1.3. Nhiệm vụ cần triển khai hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng
hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam giai đoạn 2015-2016
3.1.3.1 Xây dựng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Thực sự hướng tới khách hàng theo nguyên tắc công khai - công bằng trên cơ sở hài hoà lợi ích và đảm bảo yêu cầu quản lý rủi ro của toàn hệ thống dựa trên định hạng tín dụng nội bộ và xếp loại khách hàng để thực hiện chính sách tín dụng và ứng xử phù hợp....
- Xác định cơ cấu tín dụng phù hợp trong giai đoạn 2015-2016 kế hoạch thực hiện từng năm gắn với kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng.
- Xác định thị trường và từng nhóm khách hàng mục tiêu để xây dựng các chính sách phù hợp theo từng đối tượng khách hàng: Khách hàng định chế tài chính, Các Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân.
3.1.3.2. Xây dựng và đổi mới các quy trình tín dụng và mô hình tổ chức hoạt động tín dụng tại HSC và các Chi nhánh
Hoàn thiện các quy trình cấp tín dụng hướng tới thông lệ đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt nam và đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo nguyên tắc đảm bảo quản lý rủi ro nhưng phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Nghiên cứu và cụ thể hóa quy định chức năng, nhiệm vụ của các Ban, Phòng nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng, trong dây chuyền xử lý tín dụng để đảm bảo thông suốt, trách ách tắc...
3.1.3.3. Khẩn trương nghiên cứu các sản phẩm tín dụng mới, các sản phẩm tín dụng đặc thù và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm tín dụng
Phát triển mở rộng khách hàng sử dụng sản phẩm trọn gói, khép kín; đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tích hợp, sử dụng công nghệ
hiện đại để tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng và hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung thông qua việc kết hợp bán chéo các sản phẩm phi tín dụng; xây dựng cơ chế và cách thức đánh giá, tính toán hiệu quả từng sản phẩm làm căn cứ định giá bán riêng cho các sản phẩm hiện có và sản phẩm mới.
Sản phẩm được xây dựng phải hướng tới nhu cầu của khách hàng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và có tính khả thi trong việc triển khai thực hiện.
3.1.3.4. Xác định các chỉ tiêu tín dụng, cơ cấu cho vay ngành nghề hợp lý
Tập trung vào cơ cấu, tỷ trọng tín dụng, thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập, lợi nhuận của ngân hàng. Xác định cơ cấu và tỷ trọng cho vay đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Xác định cơ cấu tín dụng phù hợp trong giai đoạn 2015-2016 và kế hoạch thực hiện từng năm gắn với kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.
3.1.3.5. Tiếp tục nghiên cứu cải tiến hệ thống chỉ tiêu, phương pháp đánh giá khách hàng
Thông qua hệ thống xếp hạng nội bộ theo chuẩn mực, thông lệ phù hợp với nền khách hàng đồng thời xây dựng phát triển hệ thống thông tin tín dụng để cảnh báo rủi ro và hỗ trợ công tác xét duyệt tín dụng đảm bảo kịp thời, an toàn, hiệu quả.
3.1.3.6. Xây dựng cơ chế, hệ thống kiểm soát rủi ro
Xác định mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam gắn với chiến lược kinh doanh của hệ thống và định hướng tín dụng trong giai đoạn 2015-2016. Trong đó, định lượng mức độ rủi ro theo từng ngành nghề để làm cơ sở đưa ra định hướng tín dụng trong từng thời kỳ và cụ thể hoá phương pháp đánh giá rủi ro, xác định mức độ rủi ro theo từng khách hàng, khoản vay để áp dụng chính sách khách hàng và
biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp; Tăng cường năng lực (nhân lực, phần mềm, công cụ hỗ trợ...), kiểm soát, giám sát tác nghiệp tín dụng toàn hệ thống (đặc biệt là các giao dịch đáng ngờ, giao dịch có độ rủi ro cao...) thông qua việc khai thác có hiệu quả phân hệ tín dụng, hệ thống SIBS và các phần mềm hỗ trợ khác; Tăng cường công tác kiểm soát trong dây chuyền tín dụng và kiểm tra, kiểm soát sau của Hội sở chính gắn với chế tài, kỷ luật nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động tín dụng.
3.1.3.7. Tiếp tục đổi mới và xây dựng hệ thống phân cấp, ủy quyền trong hoạt động tín dụng
Nhằm đảm bảo nguyên tắc quản lý tập trung theo dự án TA2 (Chương trình hiện đại hóa Ngân hàng giai đoạn 2 được Ngân hàng thế giới tài trợ), đồng thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng:
- Tiếp tục duy trì hệ thống xem xét và quyết định tín dụng thông qua
Hội
đồng ở cấp Trung ương và Chi nhánh. Duy trì hệ thống 4 cấp tham gia xuyên suốt trong hoạt động tín dụng bao gồm: Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý tín dụng, Hội đồng tín dụng trung ương, Chi nhánh - đơn vị thành viên.
-Chỉnh sửa cơ chế phân cấp uỷ quyền theo hướng Tổng giám đốc sẽ phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng đến từng Chi nhánh phù hợp với đặc điểm khách hàng, quy mô tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng quản trị điều hành của từng Chi nhánh. Quy chuẩn hóa các thủ tục để rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của trưởng đơn vị trong việc đề xuất và quyết định cấp tín dụng.
3.1.3.8. Đổi mới hệ thống thông tin báo cáo, khai thác các dữ hiệu hiện có trên hệ thống SIBS
Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo, các công cụ quản lý để khai báo và chiết xuất dữ liệu báo cáo kịp thời phục vụ công tác quản trị điều hành tín dụng và kiểm soát các giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực.
3.1.3.9. Hệ thống hóa và chú trọng phổ biến các văn bản tín dụng
Rà soát, hệ thống lại hệ thống văn bản tín dụng gắn với việc hoàn thiện sổ tay tín dụng theo hướng tích hợp, dễ đọc, dễ hiểu, dễ tra cứu, quản lý và cập nhật thường xuyên. Quán triệt việc phổ biến, nghiên cứu và học tập văn bản tín dụng từ HSC đến các đơn vị thành viên đảm bảo tất cả cán bộ trong dây chuyền xử lý tín dụng phải được đọc, hiểu, ký xác nhận và thực hiện nghiêm túc các văn bản đó.
3.1.3.10. Tập trung và chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo cán bộ làm công tác tín dụng
Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng phân tích, dự báo về các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế nhằm phát huy hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo kiểm soát an toàn hoạt động tín dụng... Bên cạnh đó cũng cần thiết xây dựng chính sách động lực đối với cán bộ kết hợp với xác định quy chuẩn, tiêu chuẩn chức danh, mô tả chức trách nhiệm vụ để xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng trong quá trình hoạt động.