Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu 0126 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh sở giao dịch 1 NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 60)

1- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất cứ ngân hàng nào. Nếu không huy động được vốn, ngân hàng không thể thực hiện các loại hình sản phẩm, dịch vụ khác được. Nhìn chung vốn chi phối toàn bộ hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của NHTM. Nhận thức được vai trò của nguồn vốn huy động Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở bảo đảm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phát triển. Hoạt động của Chi nhánh SGD1 đã đạt được những dấu ấn và thành tựu đáng ghi nhận, thể hiện qua các chỉ tiêu và kết quả cụ thể:

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của CN SGDl BIDV

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ huy động vốn theo thành phần Chi nhánh SGDl

(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)

Huy động vốn của Chi nhánh chủ yếu được hình thành từ 3 thành phần tiền gửi của tổ chức, tiền gửi dân cư và huy động khác. Sự thay đổi của các thành phần làm cho huy động vốn của Chi nhánh tăng lên là một thuận lợi để Chi nhánh mở rộng hoạt động tín dụng của mình, vì khi nguồn vốn dồi dào thì Chi nhánh có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách tối đa. Nguồn vốn lớn còn cho thấy uy tín của ngân hàng đối với cá nhân và tổ chức, đó cũng là thuận lợi không nhỏ của Chi nhánh.

Căn cứ vào kết quả hoạt động huy động vốn qua các năm qua tăng lên một cách đáng kể. Năm 2012, tổng vốn huy động của Chi nhánh là 24.696.898 triệu đồng thì năm 2013 đã tăng lên 27.695.966 triệu đồng, tức là

vốn huy động sau 1 năm đã tăng lên 2.999.068 triệu đồng với tốc độ tăng là 12,1 %. Đây thực sự là một con số ấn tượng đối với một Chi nhánh. Tuy nhiên sang năm 2014, tốc độ tăng này đã giảm đi đáng kể, so với 2013 chỉ tăng lên 2.332.272 triệu đồng giảm 666.796 triệu đồng so với mức tăng cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng chỉ còn 8,1%. Điều này phản ánh đúng xu hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời gian này.

Năm 2012, tiền gửi của tổ chức là 22.485.352 triệu đồng thì năm 2013 tiền gửi của tổ chức là 25.243.885 triệu đồng, tăng lên 12,2%.so với năm 2012. Năm 2014, tiền gửi của tổ chức là 27.202.456 triệu đồng, tăng 7,7% so với 2013.

Năm 2012, tiền gửi dân cư của Chi nhánh là 2.133.311 triệu đồng thì năm 2013 tiền gửi dân cư là 2.331.550 triệu đồng, tăng 9,2% so với năm 2012. Năm 2014, tiền gửi dân cư ở mức 2.677.529 triệu đồng, tăng 14,8% so với năm 2013. Mặc dù mức độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động trong năm 2014 giảm nhẹ so với năm 2013, tuy nhiên, mức độ tăng trưởng của huy động vốn dân cư vẫn tăng dần đều, do trong tình trạng khủng hoảng kinh tế, tâm lý của đại bộ phân dân cư chuyển hướng sang tích lũy hơn là đầu tư, do đó, huy động vốn dân cư đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng trưởng đều đặn.

Năm 2012, huy động khác là 78.235 triệu đồng thì năm 2013 đã tăng lên là 120.531 triệu đồng, tăng lên 54,1% so với năm 2012. Năm 2014, huy động khác là 148.253 triệu đồng đã tăng lên 23% so với 2013.

TH 2013 (2) TH 2014 (3) KH 2014 (4) % TH/ KH (5)=(3)/(4) HĐV cuối kỳ bán lẻ 2.331 2.677 2.589 103% HĐV bình quân bán lẻ - 2.276 1.986 114%

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ huy động vốn theo cơ cấu Chi nhánh SGDl

(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)

Qua biểu đồ ta thấy trong cơ cấu nguồn huy động của Chi nhánh, tiền gửi của tổ chức luôn chiếm tỷ trọng cao, đây là nguồn vốn có thời hạn gửi ổn định và là một trong nhiều yếu tố quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí huy động vốn cho ngân hàng. Năm 2012, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức chiếm xấp xỉ 91%. Trong năm 2013, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn giữ mức tương đương năm 2012 là 91%. Đến cuối năm 2014 tỷ trọng tiền gửi của tổ chức giảm nhẹ ở mức 90,6%. Nguyên nhân là trong năm 2014, do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc sử dụng nguồn vốn, do đó, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã giảm ở mức không đáng kể.

Tiền gửi của cá nhân luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu huy động của Chi nhánh. Năm 2012, tỷ trọng tiền gửi cá nhân chiếm xấp xỉ 8,7%. Năm 2013 cơ cấu này đã có ít nhiều biến đổi, tỷ trọng tiền gửi của cá nhân giảm nhẹ ở mức 8,4%. Đến cuối năm 2014 tỷ trọng tiền gửi của cá nhân chiếm 8,9% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2014, tỷ trọng tiền gửi dân cư đã có những bước tăng đáng kể, là do Ngân hàng Nhà nước đã quản lý chặt chẽ hơn lãi suất huy động, tình trạng cạnh tranh lãi suất không còn diễn ra gay gắt như trong năm 2013, cùng với uy tín lâu dài của BIDV đã thu hút được lượng đáng kể các khách hàng dân cư gửi tiết kiệm với số dư lớn và kỳ hạn dài, ổn định.

> Phân tích theo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh tại Chi nhánh SGDl

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013-2014

Số dư trọng (%) Số dư trọng (%) đối (%) TGKH<12T 1.753.24 3 75,2 2.179.86 4 81,7 426.621 24,3 TGKH >=12T 578.307 24,8 487.665 18,3 -90.642 -16,7 Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tiền gửi CKH VND. 1.385.560 59,43 1.677.65 7 62,9 292.097 21

Tiền gửi CKH ngoại tệ. 945.990 40,57 989.872 37,1 43.882 ~^6

(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)

Chỉ tiêu KHKD bán lẻ được BIDV giao năm 2014, Chi nhánh SGD1 đã hoàn thành được chỉ tiêu đó là: HĐV cuối kỳ bán lẻ, HĐV bình quân bán lẻ. Đến thời điểm 31/12/2014, số dư HĐV cuối kỳ bán lẻ của Chi nhánh SGDl là 2.677 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch năm 2014, số dư HĐV bình quân bán lẻ cũng đạt 2.276 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch năm 2014, hoàn thành xuất sắc kế hoạch HĐV bán lẻ năm 2014.

> Phân tích theo cơ cấu theo kỳ hạn của tiền gửi cá nhân.

Bảng 2.3: Vốn huy động dân cư theo kỳ hạn CN SGDl

(Đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)

Số liệu cho thấy tiền gửi kỳ hạn ngắn có xu hướng tăng mạnh trong năm 2014. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2014 chiếm 81,7% tổng tiền gửi, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm 90.642 triệu đồng tương đương 16,7% so với năm 2013. Thực tế cho thấy những tháng gần đây do lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 2 tháng trở lên biến động phức tạp và có xu hướng tăng lên trong dài hạn, dẫn đến các khách hàng đều lựa chọn kỳ hạn ngắn để đầu tư.

> Phân tích theo cơ cấu theo loại tiền.

Bảng 2.4: Huy động vốn của dân cư theo loại tiền của CN SGDl

Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT Dư nợ tín dụng 5.409.943 7.311.43 4 35,1% 8.865.97 9 21,2% 1.Cho vay ngắn hạn 2.615.689 3.246.845 24% 3.646.84 5 12% 2. Cho vay TDH 2.794.254 4.064.58 9 45,5% 5.219.13 4 28,4%

(Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)

Tỷ trọng HĐV VND đang có xu hướng tăng lên, đến 31/12/2014 số

vốn huy động VND tại Chi nhánh SGDl là 1.677.657 triệu đồng, tăng

292.097 triệu đồng, tương đương 21% so với 31/12/2013. Lượng huy động

ngoại tệ tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn tăng trưởng khá ổn định, đến

31/12/2014 số ngoại tệ huy động được tại Chi nhánh đạt 989.872 triệu đồng

quy đổi, tăng 4,6% so với so với 31/12/2013.

Một phần của tài liệu 0126 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh sở giao dịch 1 NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 60)

w