Kiến nghị với Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 0126 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh sở giao dịch 1 NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 105)

1- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3.3.3. Kiến nghị với Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Cho vay tiêu dùng đóng vai trò chủ đạo trong các dịch vụ của ngân hàng, mang lại lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên đây cũng là một hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất, do đó Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần tạo mọi điều kiện để thúc đẩy mở rộng và phát triển loại hình cho vay này, hạn chế tối đa những nguy cơ mất vốn có thể xảy ra.

Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cần soạn thảo và ban hành kịp thời hơn nữa các văn bản hướng dẫn thi hành khi có các quy định mới của Ngân hàng trung ương hay các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nên tăng thêm tính chủ động cho các Chi nhánh trong đó có Chi nhánh SGDl trong các chương trình cung cấp thông tin phục vụ việc điều hành kinh doanh, công tác thẩm định, xét duyệt cho vay.

Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam có thể làm người giao dịch, quan hệ trực tiếp với các cơ quan cấp Bộ trong việc tìm kiếm các dự án có vốn đầu tư nước ngoài để đăng ký làm ngân hàng phục vụ, từ đó có thể giao cho Chi nhánh một số dự án đầu tư lớn để ngân hàng có thể nâng cao trình độ nghiệp vụ, và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cần nghiên cứu đưa ra những phần mềm khai thác thông tin khách hàng nhanh chóng tạo điều kiện thực hiện tốt hơn hoạt động cho vay tiêu dùng và các loại hình cho vay khác do Chi nhánh cung cấp, bởi vì trong cho vay tiêu dùng thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp cán cộ tín dụng xác định chính xác về người vay. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế các sản phẩm cho vay cũng như hỗ trợ quá trình thẩm định khoản vay, quản lý khách hàng sau giải ngân để đảm bảo các tiêu chí về độ an toàn, chính xác và nhanh chóng. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cũng nên tập trung khai thác hơn nữa hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) giúp ngân hàng có thông tin đầy đủ về khách hàng, giúp ngân hàng phân đoạn, thiết kế các sản phẩm dịch vụ cho phù hợp với đối tượng khách hàng, cũng như hỗ trợ, phân loại và tiếp thị khách hàng. Hệ thống quản lý khách hàng (CRM) mang lại nhiều tiện lợi cho cả khách hàng cũng như hữu ích đối với ngân hàng. Đối với khách hàng, có thể giao dịch ở mọi lúc, mọi nơi với ngân hàng thông qua các kênh phân phối rất nhanh chóng, an toàn, thủ tục đơn giản và chi phí bỏ ra là thấp nhất.

Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam có thể giúp đỡ Chi nhánh SGD 1 về nhân lực, tư liệu, kinh nghiệm, công nghệ,... để thành lập một phòng Marketing độc lập. Việc thành lập phòng marketing độc lập có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, nhất là đối với hoạt

động tín dụng, nó sẽ giúp Chi nhánh chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trường cho vay cũng như thị trường huy động vốn, hay việc tìm hiểu các thông tin về khách hàng và xu hướng nhu cầu của họ.

Kết luận chương 3

Ở chương 3, tác giả đã nêu những nhận định chung về định hướng phát triển và mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh Sở giao dịch 1 trong giai đoạn 2015 - 2016, trong đó cho vay tiêu dùng là một mục tiêu phát triển quan trọng. Về cơ bản, chi nhánh đã xây dựng được những mục tiêu tổng quát và cụ thể đối với hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Từ việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ở chương 2, tác giả đã đề xuất 8 giải pháp nhằm phát triển, mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng từ việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, nâng cao chất lượng thẩm định đến việc mở rộng quảng bá khuyếch trương và mở rộng kênh phân phối cũng như đưa ra giải pháp cụ thể đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng. Đồng thời luận văn cũng khẳng định để thực hiện được các mục tiêu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân chi nhánh, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý như Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước đang diễn ra hết sức khốc liệt, đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần tự hoàn thiện mình, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại, phát triển. Đặc biệt, do khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới vừa qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, vì vậy Chính phủ đang đưa ra các chính sách phát triển sản xuất, chính sách kích cầu nhằm thúc đẩy nền kinh tế vận hành ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng cao.

Với mục tiêu tìm hiểu về chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua đánh giá thực trạng chất lượng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch 1, luận văn đã khái quát được một số kết quả đạt được của Chi nhánh Sở Giao dịch 1 trong thời gian qua như: quy mô dư nợ, khách hàng ngày càng tăng; cơ cấu các sản phẩm cho vay tiêu dùng cũng ngày càng hợp lý; thiết lập được mối quan hệ mật thiết, gắn bó với các khách hàng đặc biệt là các khách hàng VIP, không chỉ cho vay tiêu dùng mà còn bán chéo các dịch vụ khác như bảo hiểm, tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, thấu chi... Tuy nhiên, bên cạnh đó quá trình mở rộng cho vay tiêu dùng vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện, chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như số lượng khách hàng tăng chủ yếu là cán bộ, công nhân viên trong ngân hàng; chất lượng cho vay tiêu dùng giảm sút; đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ, kinh nghiệm, am hiểu nhiều lĩnh vực khá mỏng... Chính vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh Sở giao dịch 1 cần phải chú trọng hơn nữa đến vấn đề mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, đổi mới nội dung và quy trình cho

vay phù hợp với tình hình mới...

Cho vay tiêu dùng ngày càng được các ngân hàng thương mại chú trọng, là một vấn đề hết sức phức tạp, có liên quan tới khá nhiều lĩnh vực khác nhau. Là một cán bộ tín dụng trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định trực tiếp do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để Luận văn thạc sĩ được hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Nam (2011,2012,2013,2014), Báo cáo tổng kết.

2. David Cox (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại,, NXB Chính trị quốc gia.

3. Nguyễn Duệ (2000), Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội

4. Hồ Diệu (2001), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội

5. Nguyễn Thị Minh Hiền (2004), Giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB

Thống kê, Hà Nội.

6. Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam

(2002), Quyết định số 54/QĐ- HĐQT ngày 12/8/2002 về việc ban hành

điều lệ tổ chức hoạt động.

7. Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam

(2006), Quyết định số 151/QĐ-HĐQT ngày 23/6/2006 về việc ban hành

Quy chế phân phối tiền lương.

8. Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam

(2007), Quyết định số 477/QĐ- HĐQT ngày 9/11/2007 về việc ban hành

Quy chế tài chính.

9. Tô Kim Ngọc (2001), Lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn (2010 - 2015), Nghị

quyết của Hội đồng quản trị BIDV thông qua phương hướng hoạt động.

11. Ngân hàng nhà nước Việt nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày

20/5/2010 về việc quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn của Tổ chức tín dụng.

12. Ngân hàng nhà nước Việt nam (2014), Thông tư số 08/2014/TT-NHNN

ngày 17/03/2014 về việc ban hành về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với Khách hàng đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.

14. Ngân hàng nhà nước Việt nam (2014), Thông tư số 07/2014/TT-NHNN

ngày 17/03/2014 về việc quy định lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng

14. Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2002), Quyết định số 939/2002/QĐ-

NHNN ngày 03/9/2002 về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.

15. Quyết định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

(2012, 2013, 2014), về việc giao kế hoạch kinh doanh cho Chi nhánh Sở

giao dịch 1 - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

16. Edward W. Reed và Edwark K. Gill (2004), Ngân hàng thương mại, NXB

Tài chính, Hà Nội.

17. Peter S.Rose (2006), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà

Nội.

18. Nguyễn Văn Tiến (2003), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng,

NXB Thống kê, Hà Nội.

19. Tô Ngọc Vân (2000), Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê,

Một phần của tài liệu 0126 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh sở giao dịch 1 NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 105)

w