Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 0078 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành nam tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 90)

22 0, 0% 10, 50% Thu từ dịch vụ tư vấn0,

3.2.6. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Khi các ngân hàng có nguồn lực tuơng đuơng nhau về công nghệ về nguồn vốn, tài sản... thì yếu tố để tạo nên sự khác biệt đó chính là con nguời. Đối với lĩnh vực ngân hàng yếu tố con nguời càng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động trên hai phạm trù, đó là trình độ chuyên

môn nghiệp vụ và đạo đức của người cán bộ ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tài sản ngân hàng nói riêng có hiệu quả thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng trên hai khía cạnh đó.

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng, là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng nhằm mục đích đưa nguồn vốn huy động từ nền kinh tế đến các đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Qua đó cho thấy cán bộ làm công tác tín dụng có tầm quan trọng rất lớn đối với hoạt động ngân hàng. Toàn bộ những quyết định cho vay, quá trình thực hiện cho vay và thu nợ... không có một máy móc hay công cụ nào khác ngoài cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Vì vậy, kết quả hoạt động cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Agribank Thành Nam hiện đang có đội ngũ cán bộ đại đa số có trình độ đại học và trên đại học đã được đào tạo qua các trường cả chính quy và tại chức về ngành Ngân hàng. Tuy nhiên trong thực tế do tính phức tạp của nền kinh tế thị trường, sự phức tạp và đầy khó khăn trong công tác cho vay đòi hỏi cán bộ tín dụng luôn phải học hỏi trau dồi kiến thức nghiệp vụ và cả kiến thức tổng hợp khác một cách thường xuyên để đáp ứng tính cập nhật của những vấn đề kinh tế hiện đại. Khả năng của mỗi người có hạn nên không thể một lúc tiếp thu được tất cả các kiến thức tổng hợp nên Chi nhánh cần có kế hoạch đào tạo từng bước, mang tính chuyên sâu.

Có một thực tế hiện nay, các cán bộ ngân hàng giỏi, cán bộ chủ chốt hoặc được đào tạo bài bản đều có xu hướng sang làm việc tại các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, liên doanh tại Việt Nam, hoặc các NHTMCP nhỏ mới thành lập. Lý do để các cán bộ này không tiếp tục làm việc tại Chi nhánh là xuất phát từ chính sách thu nhập và đãi ngộ đối với nhân viên của Chi nhánh

nói riêng và Agribank nói chung còn hạn chế, chưa tạo động lực thu hút và khuyến khích người lao động. Tuy nhiên, để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”, Chi nhánh cần có cơ chế khuyến khích đối với cán bộ như quản lý nhân viên theo đầu công việc, trả lương theo tính chất công việc (phân biệt giữa cơ chế lương của kế toán với cán bộ tín dụng), tạo cơ hội cạnh tranh, thăng tiến bình đẳng đối với cán bộ... Ngoài ra cân tạo một môi trường làm việc để người lao động có cơ hội cống hiến cũng như thể hiện hết năng lực của mình, đồng thời có cơ chế đánh giá chính xác mức độ cống hiến của người làm công tác tín dụng đối với kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

Ngoài ra, Chi nhánh nên tạo điều kiện cho các cán bộ có năng lực, có khả năng nghiên cứu được đi học tập trung dài hạn ở trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu thực tế tại các Ngân hàng hiện đại để tiếp thu các kiến thức, các kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đồng thời gắn kết người lao động đối với Ngân hàng. Đối với các cán bộ lãnh đạo, Chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các buổi học tập về kỹ năng quản lý, làm việc theo nhóm để nâng cao khả năng quản lý.

Một phần của tài liệu 0078 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành nam tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 88 - 90)

w