Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu 0078 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành nam tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 61 - 63)

22 0, 0% 10, 50% Thu từ dịch vụ tư vấn0,

2.2.2.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh

kinh doanh

Thứ nhất, là do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng. Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay là cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực: mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới, tập trung ở các thành phố và khu công nghiệp, mở rộng cho vay tiêu dùng. Và khi càng có nhiều ngân hàng thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Các ngân hàng đang có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc thành lập và phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch.

Xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh giữa ngân hàng này với ngân khác mà còn là sự cạnh tranh gay gắt không đáng có của các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh là sự tranh giành khách hàng, hạ các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng an toàn, cạnh tranh thiếu bình đẳng, mất đi tính hợp tác giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng.

Thứ hai, là do những thay đổi từ chính sách Nhà nước. Khi khách hàng đến vay vốn phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm kế tiếp. Cơ sở để lập các kế hoạch này là dựa trên các nhập lượng đầu vào để cân đối, tính toán lãi,

lỗ, doanh thu dự trù sẽ đạt được. Các số liệu này sẽ bị thay đổi do tác động của các chính sách của Nhà nước như chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, cơ cấu nền kinh tế, làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc thị trường tiêu

thụ của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản duới luật huớng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có, song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vuớng mắc bất cập nhu một số văn bản về việc cuỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những truờng hợp khách hàng không trả đuợc nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản bảo đảm nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm đuợc điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nuớc, không có chức năng cuỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản bảo đảm nợ vay để Tòa án xử lý qua con đuờng tố tụng... cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết đuợc nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

Thứ tư, là do hệ thống thông tin quản lý còn bất cập. Hiện nay ở Việt Nam chua có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Nắm bắt thông tin tốt, đặc biệt thông tin về doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng có quyết định cho vay đúng, giảm thiểu một phần rủi ro, giúp cho ngân hàng biết đuợc những khoản vay có vấn đề để đánh giá đúng mức độ rủi ro.

Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) là đơn vị sự nghiệp thuộc bộ máy của Ngân hàng Nhà nuớc, đuợc thành lập theo Quyết định số 68/1999/QĐ- NHNN9 ngày 27/02/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc, trên cơ sở tổ chức lại CIC thuộc Vụ Tín dụng. CIC đuợc tổ chức và hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 162/1999/QĐ-NHNN9 ngày 08/05/1999 và Quyết định số 584/2002/QĐ-NHNN ngày 10/06/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc. CIC có chức năng thu nhận, phân tích, dự báo, khai thác và cung ứng dịch vụ thông tin doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng cho NHNN, các TCTD,

các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. CIC đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả. Thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật do toàn bộ dữ liệu đầu vào của khách hàng do các TCTD khai báo, nếu không khai báo thì không có số liệu cung cấp. CIC cho biết nhu cầu thông tin tín dụng đang trong xu hướng tăng. Nguyên nhân chính là từ nhu cầu mở rộng tín dụng của các ngân hàng. Sự cạnh tranh, thu hút những khách hàng mới buộc phải có những nguồn thông tin tương ứng để hạn chế rủi ro có thể đến trong các quyết định đầu tư, cho vay hoặc liên doanh, liên kết. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mờ rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0078 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành nam tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w