Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu 0078 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành nam tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65 - 67)

22 0, 0% 10, 50% Thu từ dịch vụ tư vấn0,

2.2.2.3. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Thứ nhất, là do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay nên dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Nhân viên tín dụng thiếu năng lực thẩm định trong việc thu thập thông tin về khách hàng và đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin hoặc thiếu sự phân tích tính hợp lý của thông tin. Do hoàn toàn dựa trên tài liệu của khách hàng nên tờ trình thẩm định khách hàng thuờng đuợc trình bày rất suôn sẻ theo các khuôn mẫu có sẵn và chứa đựng các thông tin có lợi cho khách hàng nhung không nêu đuợc những điểm mấu chốt có thể dẫn đến quyết định cho vay hay không cho vay. Về phía nguời xét duyệt cho vay, do khối luợng hồ sơ vay phải xét duyệt quá nhiều và không có thời gian đọc kỹ tờ trình thẩm định của nhân viên tín dụng nên dễ bị đi theo những điều kiện nhân viên tín dụng đã chỉ ra mà quyết định xét duyệt cho vay. Mặt khác, nguời xét duyệt cũng dễ rơi vào sai lầm do cảm thấy yên tâm sau khi đọc các thông tin về tài sản thế chấp hoặc quá tin tuởng vào các thông tin do nhân viên tín dụng đua ra và sự kiểm tra truớc đó của cấp duới.

Thứ hai, là do thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề không hiệu quả nên không thể can thiệp kịp thời. Nhân viên tín dụng bị cuốn vào việc uu tiên giải quyết các hồ sơ mới

để có doanh số, một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, phần nữa do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà Chi nhánh yêu cầu. Agribank có quy định rõ về việc kiểm tra sau khi cho vay, nhưng việc kiểm soát sự tuân thủ giám sát sau khi cho vay của cán bộ tín dụng của Chi nhánh còn lỏng lẻo, bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình thực tế của khách hàng. Vì thế, các cán bộ tín dụng đã không thực hiện đầy đủ quy định này hoặc thực hiện một cách đối phó. Do đó, đã xảy ra các tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khả năng không trả được nợ hoặc Chi nhánh không biết được khách hàng đã ngừng hoạt động kinh doanh hay đang gặp khó khăn về tài chính, nên vẫn tiếp tục giải ngân trong hạn mức tín dụng đã cấp cho khách hàng. Mặt khác, sự am tường của cán bộ tín dụng về các đặc thù trong ngành nghề kinh doanh của khách hàng còn hạn chế nên không thể kiểm soát được toàn bộ việc sử dụng vốn vay của khách hàng; hoặc không hiểu được đặc điểm vòng quay vốn của khách hàng để xác định kỳ trả nợ hợp lý. Do đó cán bộ tín dụng không thể kiểm soát được toàn bộ việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

Thứ ba, là do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, nên chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng. Tại Agribank Thành Nam, chỉ tiêu doanh số cho vay được giao từ Chi nhánh cấp trên năm sau thường cao hơn

năm trước, trong khi tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, số chi nhánh của các ngân hàng khác nhau trên cùng một địa bàn ngày càng nhiều. Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, tăng nhanh dư nợ, các chi nhánh

đã hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp các điều kiện an toàn tín dụng để thu hút khách hàng. Chất lượng tín dụng không được xem xét với các nguyên tắc cẩn trọng cần thiết. Hệ quả của việc chạy theo doanh số cho vay là việc quản lý sau

Một phần của tài liệu 0078 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành nam tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65 - 67)

w