Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu 0078 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành nam tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 65)

22 0, 0% 10, 50% Thu từ dịch vụ tư vấn0,

2.2.2.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng

Thứ nhất, là do tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu các khoản lỗ. Quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng khi đề nghị vay vốn nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ tín dụng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Sự thiếu trung

thực của khách hàng thể hiện trong báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải thu thập các thông tin, nắm kỹ khả năng tài chính và đánh giá chắc chắn hiệu quả của dự án hoặc phương án vay vốn, thực tế tại ngân hàng tình trạng này diễn ra rất phổ biến. Đối với những doanh nghiệp này khi phát sinh nợ khó đòi, không có khả năng trả nợ và khi Kiểm soát Nội bộ của Chi nhánh cấp trên tiến hành kiểm tra mới phát hiện ra báo cáo quyết toán của doanh nghiệp không trung thực.

Thứ hai, là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi đề nghị vay vốn. Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn tại ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo như kế hoạch kinh doanh đã thẩm định, đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn đã giải ngân vào đúng mục đích kinh doanh đã giải trình thì mới đảm bảo vòng quay vốn và dòng tiền về đúng hạn trả nợ. Do vậy, sau khi giải ngân, Chi nhánh luôn yêu cầu các cán bộ tín dụng phải trực tiếp đi xuống doanh nghiệp, giám sát tình hình sử dụng vốn và làm báo cáo thực tế sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ. Không ít khách hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn vay thực sự vào kinh doanh, phần khác dùng cho mục đích sửa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân... Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ, không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, hệ quả là phát sinh nợ xấu.

Thứ ba, là do khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra không

bán được. Do thay đổi của thị trường, doanh nghiệp vay vốn mua nguyên liệu đầu vào để sản xuất hay kinh doanh, đến khi ra sản phẩm hay hàng đã nhập về kho rồi nhưng giá thị trường biến động giảm so với kế hoạch kinh doanh ban đầu

doanh nghiệp sẽ bán hàng ra chịu lỗ cộng với bổ sung vốn tự có để trả nợ ngân hàng, hai là giữ hàng lại chờ giá lên mới bán ra, điều này không xác định đuợc thời gian, nếu doanh nghiệp hết nguồn vốn tự có, sẽ đẫn đến nợ quá hạn. Đặc biệt là các lô hàng hình thành từ vốn vay thuờng có giá trị lớn. Khó có thể xoay

chuyển trong thời gian ngắn để hoàn nợ ngân hàng.

Thứ tư, là do khách hàng cố ý lừa đảo. Đây là nỗi lo lớn của Chi nhánh và bản thân những nguời làm công tác tín dụng, ngay cả khi cán bộ tín dụng không bị mua chuộc và móc ngoặc rủi ro này vẫn có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu 0078 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành nam tỉnh nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w