Bài học kinh nghiệm choVpbank

Một phần của tài liệu 0070 giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34)

Từ thực tiễn trong việc hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại trong nước và trên thế giới, ta rút ra được một số kinh nghiệm cho Vpbank:

- Tăng cường hoạt động thẩm định và đánh giá khách hàng trước khi mở L/C, tài trợ xuất khẩu trước giao hàng.

- Các bộ phận (đơn vị kinh doanh, trung tâm tín dụng tập trung, phòng tài trợ thương mại.) cần có sự phối hợp chặt chẽ nhằm đánh giá khách hàng một cách chính xác nhất và nắm bắt được các rủi ro có thể gặp phải trong từng giao dịch để ra quyết định đúng đắn.

- Tăng cường đào tạo cho đội ngũ thanh toán viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Mặc dù công nghệ ngày càng phát triển

nhưng chính con người là những người trực tiếp thực hiện giao dịch, vận hành mộ máy và áp dụng chuyên môn của mình vào quá trình thanh toán. Vì vậy cần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về mọi mặt để vận hành quá trình thanh toán trơn tru hơn và giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.

- Hoàn thiện và phát triển công nghệ của ngân hàng tránh xảy ra những lỗi trên hệ thống gây rủi ro cho ngân hàng. Vpbank cần chú trọng tăng cường khai thác tiện ích dựa trên nhưng công nghệ đã có, đầu tư hơn nữa vào hệ thống công nghệ phục vụ thanh toán quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thanh toán xuất nhập khẩu của các NHTM ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và tác động rất tích cực đến sự phát triển của hoạt động ngoại thuơng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cũng nhu các lĩnh vực kinh doanh khác, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các NHTM, đặc biệt là phuơng thức thanh toán tín dụng chứng từ, đều hàm chứa những rủi ro khác nhau và có thể xảy đến với tất cả đối tuợng liên quan, nhất là đối tuợng trung gian “ngân hàng”. Do đó, việc nhận biết và kiểm soát đuợc các rủi ro trong phuơng thức thanh toán tín dụng chứng từ rất có ý nghĩa đối với các nhà quản trị thanh toán xuất nhập khẩu cũng nhu đối với đội ngũ nhân viên đang công tác trong lĩnh vực này, và có nhu vậy các NHTM thực hiện dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu mới mong đạt đuợc sự thành công trong hoạt động của mình.

Chuơng 1 đã tập trung nghiên cứu và làm rõ các vấn đề cơ bản về thanh toán L/C, cụ thể là :

> Giới thiệu về phuơng thức thanh toán L/C.

> Khái niệm về rủi ro và các loại rủi ro thuờng gặp trong phuơng thức thanh toán TDCT.

> Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong phuơng thức thanh toán TDCT.

> Kinh nghiệm hạn chế rủi ro ở một số ngân hàng thuơng mại và bài học rút ra cho Vpbank.

Những vấn đề nghiên cứu ở Chuơng 1 sẽ là cơ sở lý luận để phân tích thực trạng biện pháp hạn chế rủi ro trong phuơng thức TDCT tại Vpbank trong thời gian qua.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng tiền thân là Ngân hàng TMCP Các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 và giấy phép số 1535/QĐ-UB do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/09/1993 với số vốn điều lệ là 20 tỷ VND. Sau 21 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6,347 tỷ đồng năm 2014, phát triển mạng lưới lên hơn 209 điểm giao dịch, 1 văn phòng đại diện, 63 trung tâm SME phủ sóng 34 tỉnh, thành phố cả nước, với đội ngũ trên 9,501 cán bộ nhân viên

Ngân hàng được phép thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ thanh toán quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu ... và các dịch vụ ngân hàng khác do NHNN cho phép.

Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey.Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường nhằm đạt được mục tiêu trở thành top 5 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam và top 3 ngân hàng bán lẻ tốt

nhất Việt Nam vào năm 2017. Tầm nhìn trên được hiện thực hóa bằng một chiến lược gồm 2 gọng kìm chính:

Một là, tăng trưởng hữu cơ quyết liệt, tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và SME, đồng thời khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và tín dụng tiêu dùng.

Hai là, xây dựng các hệ thống nền tảng vững chắc về tổ chức, nhân sự, công nghệ, vận hành, v.v.

Hậu thuẫn cho việc triển khai chiến lược nói trên là văn hóa doanh nghiệp của VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá trị cốt lõi: Khách hàng là trọng tâm; Hiệu quả; Tham vọng; Phát triển con người; Tin cậy; Tạo sự khác biệt.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tổng tài sản 82,81 8 102,576 121,264 1163,24 Vốn điều lệ 5,05 0 5,770 5,77 0 8,981 Nguồn vốn huy động 61,53 3 2 91,37 4 83,84 4108,35 Dư nợ tín dụng 29,18 4 36,903 52,47 4 91,53 5 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.82 % 2.72 %. 2.81 % 2.54 %.

Lợi nhuận trước thuế 1,06

4 853^ 5 1,35 1,609

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài

sản bình quân (ROA) % 1.09 0.69% %0.91 0.88%

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn

điều lệ bình quân (ROE) %16.36 10.19% 14% 15%

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Vpbank

(Nguốn:Bâo cáo thường niên Vpbank 2014)

2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Vpbank giai đoạn 2011 - 2014

Trong giai đoạn 4 năm trở lại đây, VPBank luôn đạt mức tăng trưởng ổn định và bền vững, ngay cả trong bối cảnh khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những hậu quả mà nó mang lại, thể hiện qua một số chỉ tiêu hoạt động chính.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chính của VPBank 2011 — 2014

động trọng tâm của bất cứ ngân hàng nào. Bên cạnh nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu vốn của các ngân hàng. Có thể thấy trong 4 năm trở lại đây, hoạt động huy động vốn của ngân hàng đều đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định. Năm 2011, nguồn vốn huy động đạt 61,533 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cuối năm 2010. Năm 2012, huy động khách hàng đạt 91,372 tỷ đồng, đây là mức tăng trưởng dẫn đầu thị trường năm 2012. Mức tăng trưởng năm 2013 tuy có giảm song vẫn ở mức khá cao với hơn 80 nghìn tỷ huy động được. Năm 2014, tiền gửi của khách hàng đạt 108,354 tỷ đồng, tăng ròng hơn 24,500 tỷ đồng (tương đương tăng 29%) so với năm 2013, cao hơn nhiều mức tăng

trưởng bình quân của ngành ngân hàng và thuộc nhóm các ngân hàng TMCP có tăng trưởng cao về huy động. Tăng trưởng mạnh mẽ về huy động vốn là một trong những chiến lược của Ngân hàng nhằm nâng cao khả năng thanh khoản và an toàn hoạt động Ngân hàng, tạo tiền đề bứt phá cho những năm sắp tới.

Dư nợ tín dụng: Dư nợ tín dụng trong những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh, gấp hơn 3 lần từ năm 2011 đến năm 2014. Dù dư nợ tín dụng tăng mạnh nhưng VPBank có chất lượng nợ khá tốt so với thị trường. Tỷ lệ nợ xấu của VPBank duy trì ở mức thấp hơn so với mức trung bình toàn ngành. Trong giai đoạn này, tín dụng tiêu dùng và mạng lưới phân phối đã được mở rộng nhanh chóng, thu hút một lượng khách hàng lớn giúp doanh số bán hàng tăng lên với tốc độ vượt trội. Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro được chú trọng đã giúp kiểm soát chất lượng tín dụng của danh mục cho vay tốt hơn.

Lợi nhuận: Cùng với sự tăng trưởng về tổng tài sản, nguồn vốn và dư nợ tín dụng, lợi nhuận của ngân hàng cũng có sự tăng trưởng rõ nét trong 5 năm trở lại đây. Năm 2011, lần đầu tiên VPBank gia nhập đại gia đình nghìn tỷ với mức lợi nhuận lên đến 1,064 tỷ đồng.Năm 2012 sự sụt giảm về lợi nhuận cho thấy sự khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây cũng là năm đặc biệt khó khăn với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng và VPBank cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng, lợi nhuận năm 2014 của Vpbank đã đạt 1,609 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với năm 2013.

Trái với sự tăng trưởng đáng mừng về lợi nhuận, các chỉ số ROA ROE có sự biến động tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2014, tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu bình quan tăng 1% so với năm 2013 nhưng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản bình quân lại giảm từ 0.91% xuống 0.88%. Mặc dù một trong những nguyên nhân là do quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ đều tăng mạnh nhưng cũng cho thấy việc sử dụng vốn của VPBank chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, VPBank cũng hy vọng khả năng sinh lời suy giảm ngắn hạn sẽ được bù đắp bởi một cơ cấu vốn - tài sản vững mạnh và một hệ thống hoạt động an toàn hơn, thể hiện qua các tỷ lệ cho vay/huy động thấp hơn, tỷ lệ an toàn vốn cao hơn và tỷ lệ trích lập dự

2011 2012 2013 2014 Chuyển tiền Số món 13,15 9 14,608 18,69 2 21,88 9 phòng tăng lên.

Tóm lại, thông qua các bảng báo cáo hoạt động kinh doanh cũng như phân tích một số chỉ tiêu cơ bản, có thể thấy tình hình kinh doanh của VPBank trong giai đoạn 2011 - 2014 luôn ở mức tăng trưởng khá, tương đối ổn định và an toàn. Trong 1-2 năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ và đột phá hơn những năm trước, mang lại thành tựu không nhỏ, tạo đà cho ngân hàng đạt được những mục tiêu tham vọng đã đề ra là trở thành 1 trong 5 Ngân hàng TMCP hàng đầu của Việt Nam.

2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNGTHỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VPBANK THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VPBANK

2.2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức Tín dụng chứng từtại Vpbank. tại Vpbank.

2.2.1.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế

a. Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở chính Vpbank

Trước năm 2007, Vpbank đã thực hiện thanh toán quốc tế theo mô hình phân tán. Nhưng do sự phát triển chung của ngân hàng cũng như nhu cầu về nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động TTQT ngày một cao, Vpbank đã chuyển đổi mô hình hoạt động TTQT sang mô hình tập trung.

Từ năm 2007, Trung tâm thanh toán ra đời gồm có 2 phòng lớn là phòng thanh toán trong nước và phòng thanh toán quốc tế. Trong đó phòng thanh toán quốc tế thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế như chuyển tiền quốc tế, nhờ thu, LC, bảo lãnh...với nhân sự khoảng 5-10 người tùy từng thời kỳ. Năm 2011, phòng thanh toán quốc tế chia thành 2 bộ phận là bộ phận chuyển tiền quốc tế và bộ phận tài trợ thương mại. Nhiệm vụ của bộ phận thanh toán quốc tế là thực hiện các giao dịch liên quan đến chuyển tiền còn bộ phận tài trợ thương mại thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu, LC xuất nhập khẩu, thực hiện bảo lãnh...

Cuối năm 2013, trung tâm thanh toán chính thức đổi tên thành trung tâm xử lý nghiệp vụ, bộ phận tài trợ thương mại được tách thành một phòng riêng là phòng Tài trợ thương mại. Phòng tài trợ thương mại có nhiệm vụ thực hiện các giao dịch liên quan đến L/C, nhờ thu và bảo lãnh. Khi mới thành lập, phòng Tài trợ thuơng mại có số luợng nhận sự là 7 nguời, mỗi thanh toán viên sẽ quản lý một số chi nhánh và khách hàng, xử lý các giao dịch từ thời điểm bắt đầu phát sinh giao dịch cho đến khi kết thúc và đóng hồ sơ. Hiện nay với yêu cầu chuyên môn hóa trong xử lý, phòng Tài trợ thuơng mại với 20 nhân viên đuợc chia thành ba bộ phận:

- Bộ phận phát hành và tu vấn. - Bộ phận kiểm tra chứng từ. - Bộ phận thanh toán.

b. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Vpbank

Hoạt động TTQT trong những năm vừa qua đã có những buớc tiến đáng kể về mặt số luợng giao dịch cũng nhu doanh số, đặc biệt là năm 2014, góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Kết quả hoạt động TTQT trong những năm qua nhu sau:

Bảng 2.2: Doanh số và số lượng giao dịch TTQT qua các năm

Nhờ thu Doanh số 9 13.2 8 11.94 37.47 90.39 LC Số món 90 7 78^τ 1510 2262 Doanh số 83.6 5 95.72 283.5 3 500.0 6 Tổng cộng Số món 14,51 5 15,710 3 20,66 7 24,77 Doanh số 612.4 1 7 646.7 2 888.1 1398.01

toán quốc tế qua các năm đều tăng truởng đều qua các năm. Riêng năm 2014, tuy số luợng giao dịch chỉ tăng xấp xỉ 20% nhung lại cho một con số gần gấp đôi về doanh

số (tăng 57,41%). Đây là tín hiệu cho thấy lượng giao dịch giá trị lớn tại Vpbank ngày cảng tăng trong năm qua.

Bên cạnh đó, ta còn có thể thấy tỷ trọng các giao dịch trong hoạt động thanh toán quốc tế qua biều đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng số lượng giao dịch theo các phương thức TTQT

3Ớ/ ■ Chuyển tiền ■ Nhờ thu ■ LC 90ớ/o (Nguồn: Bộ phận hỗ trợ tác nghiệp - TTXLNV)

Biểu đồ2.2: Tỷ trọng doanh số TTQT theo các phương thức TTQT

27ớ/ ■LC 4Ớ/ 69ớ/ ■Chuyển tiền ■Nhờ thu (Nguồn: Bộ phận hỗ trợ tác nghiệp - TTXLNV)

2011 2012 2013 2014

Tỷ trọng doanh số và số lượng giao dịch thanh toán theo từng phương thức cũng có sự chênh lệch rõ rệt đặc biệt là phương thức nhờ thu so với phương thức chuyển tiền và phương thức TDCT. Qua những biểu đồ ta có thể thấy trong ba phương thức thì phương thức nhờ thu là phương thức chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất. Phương thức nhờ thu chỉ 4% tổng doanh số TTQT và 3% số lượng giao dịch. Phương thức chuyển tiền chiếm 90% về số lượng giao dịch nhưng do các món chuyển tiền thường là những món giá trị nhỏ nên chỉ chiếm 69% doanh số TTQT. Trong khi đó, phương thức TDCT chỉ chiếm 7% số lượng giao dịch nhưng lại chiếm 27% doanh số TTQT. Điều này chứng tỏ đối với những giao dịch có giá trị lớn, người XK và NK thường lựa chọn phương thức TDCT để tránh rủi ro trong thanh toán, vì đây được xem là phương thức có lợi nhất và đảm bảo an toàn nhất cho cả nhà XK và NK.

2.2.1.2. Thực trạng thanh toán theo phương thức Tín dụng chứng từ

a. L/C xuất khẩu

> Quy trình thực hiện

- Thông báo L/C xuất khẩu: LC xuất khẩu do một ngân hàng khác phát hành sẽ được thông báo qua Vpbank thông qua 2 con đường: đường điện Swift và đường thư. Tùy theo yêu cầu của LC mà Vpbank có thể thực hiện thông báo LC trực tiếp đến khách hàng hoặc thông báo chuyển tiếp LC đến một ngân hàng khác

Một phần của tài liệu 0070 giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w