Thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ tạ

Một phần của tài liệu 0070 giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 66)

tại Vpbank

2.2.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn

> Đối với L/C xuất khẩu:

L/C xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro, rủi ro xuất hiện dưới hình thức nào cũng dẫn đến một hậu quả chung là người XK có thể giao hàng và không nhận được tiền, còn uy tín của ngân hàng thì bị ảnh hưởng. Với những bộ chứng từ chiết khấu có

Tuy có những quy định chặt chẽ, tuy nhiên không thể ngăn ngừa đuợc hết các rủi ro có thể xảy đến:

- Một số doanh nghiệp không chịu thanh toán khi các chứng từ hợp lệ đã về, họ thuờng vin vào cớ hàng chua về hoặc hàng có vấn đề chờ thuơng luợng để cố tình trì hoãn thanh toán cho ngân hàng. Khi Vpbank trả tiền cho phía nhà XK trong khi nhà NK vẫn chua tiến hành thanh toán dẫn đến việc Vpbank bị chiếm dụng vốn và phải tốn chi phí giám sát, đôn đốc doanh nghiệp.

- Ngân hàng có thể gặp rủi ro trong việc bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm. Đây chính là một hình thức tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho nguời nhập khẩu. Bằng uy tín của mình, Vpbank đứng ra bảo lãnh các hối phiếu kỳ hạn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp biến nó thành nguồn vốn tín dụng dài hạn, lợi dụng tiền bán hàng trả chậm để quay vòng, sử dụng vốn sai mục đích. . . dẫn đến mất khả năng thanh toán cho nguời xuất khẩu khi đến hạn. Trong vài năm gần đây, rủi ro này đang có xu huớng gia tăng.

Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá rủi ro trong phuơng thức TDCT là chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn trong thanh toán L/C.

Dư nợ quá hạn trong thanh toán L/C Tỷ lệ nợ quá hạn trong thanh toán L/C =

Tín dụng nhập khẩu 1,159.2 4 1,219.53 4,938.47 9,728.78 Tín dụng xuất khẩu 191.3 6 589.32 929.56 1429.27 Tổng dư nợ tín dụng XNK 1,350.6 0 1,808.85 5,868.03 11,158.05 Tổng dư nợ tín dụng 29,18 4 36,903 52,474 91,53 5 Nợ xấu (%) 1.82 % 2.72 %. 2.81% 2.54% . Nợ xấu tín dụng XNK 29.17 43.28 95.91 159.38 Chỉ tiêu dư nợ tín dụng XNK (%) 4.63 % 4.89% 11.18% % 12.19 Chỉ tiêu nợ xấu tín dụng XNK (%) 2.16 % 2.38% 1.62% 1.43%

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền mà Vpbank đã đứng ra thanh toán cho khách hàng nhưng chưa thu hồi được từ khách hàng. Qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể thấy mức độ mà ngân hàng không thể thu hồi được vốn khi khách hàng của họ bị phá sản.

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng XNK của Vpbank từ năm 2011-2014

các năm tuy nhiên tốc độ không đồng đều. Điều này có thể lý giải ở việc tín dụng nhập khẩu là hình thức tín dụng tương đồng với các khoản cho vay thông thường nên sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách tín dụng qua các năm của ngân hàng.

Trong tín dụng xuất khẩu, hình thức chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu được thực hiện tại Vpbank từ năm 2005 và ngày càng trở lên phổ biến. Giá trị hối phiếu kèm bộ chứng từ được chiết khấu và trị giá có xu hướng mạnh tăng qua các năm. Ngày nay, ngân hàng đang có xu hướng tìm kiếm các khoản cho vay mới so với loại hình cho vay truyền thống, nhanh thu hồi vốn và rủi ro thấp hơn.

Qua bảng số liệu cũng có thể thấy rằng, tín dụng nhập khẩu chiếm ưu thế hơn hẳn so với tín dụng xuất khẩu.

Tổng dư nợ tín dụng XNK cũng đạt được những con số ấn tượng về dư nợ trong năm 2014. Kết quả này có được là do năm 2014, ngân hàng đã tích cực tìm

kiếm, mở rộng mạng lưới khách hàng, hướng tới phục vụ những khách hàng lớn có nhu cầu xuất khẩu thường xuyên với trị giá lô hàng lớn nhằm mở rộng quy mô tín dụng XNK.

Sự gia tăng về dư nợ cũng như tốc độ tăng trưởng mạnh chưa phản ánh được một cách toàn diện chất lượng tín dụng. Để đánh giá chất lượng của các khoản tín dụng xuất nhập khẩu cần xem xét đến các chỉ tiêu khác trong đó có hai chỉ tiêu cơ bản về dư nợ và nợ xấu như dưới đây.

Năm 2014, Vpbank có dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu nhiều hơn cả về mặt số tuyệt đối lẫn tương đối. Từ năm 2013, chỉ tiêu dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu so với tổng dư nợ tín dụng đã tăng từ mốc 1 con số lên 2 con số đã cho thấy tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu dần dần có sự đóng góp tương đối trong tổng dư nợ tín dụng.

Năm 2012 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và khó khăn của nền kinh tế khiến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên, tỷ lệ nợ xấu tín dụng XNK ở mức cao, tuy nhiên lại thấp hơn so với mặt bằng chung của ngân hàng. Điều này chứng tỏ công tác quản trị rủi ro cho hình thức kinh doanh này bắt đầu phát huy được hiệu quả nhất định.

Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu trong tín dụng xuất nhập khẩu đã giảm rõ rệt cho thấy công tác quản trị rủi ro, đáng giá khách hàng ngày càng được chú trọng và cải thiện

2.2.2.2. Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ

Khi Vpbank giữ vai trò là ngân hàng phát hành LC, rủi ro đến với Vpbank khi người hưởng lợi xuất trình được BCT phù hợp với quy định của LC nhưng khách hàng của Vpbank không thực hiện thanh toán, rủi ro cũng có thể xảy ra nếu thanh toán viên kiểm tra chứng từ không phát hiện ra lỗi/ chứng từ giả mạo và vẫn chấp nhận thanh toán cho người hưởng lợi.. .Một số rủi ro đã xảy ra tại Vpbank khi đóng vai trò là ngân hàng phát hành đó là:

Rủi ro khi Vpbank nhận được bộ chứng từ phù hợp với quy định của LC nhưng nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán.

trị giá USD25,000 cho người bán ở Hàn Quốc, mặt hàng hóa chất Soda Ash. Phần mô tả hàng được ghi trong thư tín dụng là: “Mô tả hàng hóa theo chi tiết trong hợp đồng xxx ngày xxx”. Khi nhận được chứng từ, Vpbank kiểm tra, xác định chứng từ phù hợp với thư tín dụng và thông báo với khách hàng. Do hàng đã về, khách hàng có nhu cầu lấy hàng nên đã chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên, hai ngày sau, khách hàng thông báo với Vpbank hàng hóa nhận được khác với hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng. Vpbank tiến hành kiểm tra lại phần hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán thì phát hiện trên hóa đơn thương mại ngoài dòng “Mô tả hàng hóa theo chi tiết trong hợp đồng xxx ngày xxx” phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng, không có thêm thông tin gì về hàng hóa được giao. Vpbank đã giải thích với khách hàng việc bộ chứng từ phù hợp thì buộc phải thực hiện thanh toán do đặc điểm của LC là chỉ thanh toán căn cứ dựa trên chứng từ. Khách hàng Hiệp Thành Phát không đồng ý với quan điểm đó. Tuy nhiên,Vpbank đã buộc phải thanh toán, hoàn thành nghĩa vụ của ngân hàng phát hành LC khi bộ chứng từ phù hợp.

Rủi ro đến với ngân hàng Vpbank khi phát hành bảo lãnh nhận hàng nhưng sau đó nhà nhập khẩu từ chối thanh toán: Công ty ABC yêu cầu Vpbank phát hành thư tín dụng trả ngay trị giá USD30,000 (dung sai +/- 10%), mặt hàng: bột giấy, ký quỹ 10% trị giá LC. Hai tuần sau khi phát hành thư tín dụng, khách hàng phản hồi hàng hóa đã về đến cảng và có nhu cầu nhận hàng gấp. Do chưa nhận được bộ chứng từ nên Vpbank tư vấn khách hàng làm đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng. Khi nhận được giấy báo hàng về của công ty vận chuyển hàng hải ở Hải Phòng, công ty ABC đã đến Vpbank yêu cầu phát hành thư bảo lãnh nhận hàng và cam kết thanh toán tiền hàng mà không khiếu nại gì về bộ chứng từ có sai sót, uỷ quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của công ty. Khi Vpbank nhận được bộ chứng từ và kiểm tra, ra kết quả bộ chứng từ có bất hợp lệ và thông báo cho công ty ABC. Do khách hàng đã yêu cầu Vpbank phát hành bảo lãnh nhận hàng và đi nhận hàng trước nên khách hàng phải thực hiện đúng cam kết thanh toán dù bộ chứng từ có lỗi. Tuy vậy, công ty ABC vẫn cố tình không thực hiện thanh toán dựa vào lập luận bộ chứng từ có lỗi. Để đảm bảo uy tín của ngân hàng, Vpbank đã phải thực

hiện thanh toán và ghi nợ tài khoản công ty ABC.

Khi Vpbank giữ vai trò là ngân hàng được chỉ định, rủi ro xảy ra khi Vpbank thực hiện chiết khấu BCT cho khách hàng nhưng khi sang ngân hàng nước ngoài bị bắt lỗi chứng từ bất hợp lệ và từ chối thanh toán. Mặc dù theo quy định chiết khấu của Vpbank đó là tất cả các giao dịch đều thực hiện chiết khấu có truy đòi, nhưng khi bộ chứng từ bị từ chối thanh toán phần nào cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa Vpbank và khách hàng và rủi ro không thu hồi được nợ từ khách hàng cũng có thể xảy ra.

Trường hợp đã xảy ra tại Vpbank như sau: Khách hàng của Vpbank là công ty Thủy Sản số 4 xuất trình bộ chứng từ đến Vpbank và đề nghị ngân hàng thực hiện chiết khấu cho khách hàng. Trị giá LC là USD731,386.50 (dung sai +/- 10%), trị giá bộ chứng từ là USD80,648.92. Bộ chứng từ được kiểm tra và ra kết quả là hoàn toàn phù hợp với điều khoản và điều kiện của L/C. Vpbank thực hiện chiết khấu bộ chứng từ cho khách hàng đồng thời gửi bộ chứng từ đi đòi tiền ngân hàng nước ngoài.

Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày ngân hàng nước ngoài nhận được chứng từ, Vpbank nhận được thông báo bộ chứng từ bất hợp lệ và từ chối thanh toán do lỗi: giao hàng và đòi tiền vượt quá giá trị của L/C.

Khi kiểm tra lại hồ sơ giao dịch cho thấy trước khi xuất trình chứng từ tại Vpbank, khách hàng đã xuất trình 6 lot chứng từ tại các ngân hàng khác.Tuy nhiên ở mặt sau L/C chỉ ghi nhận đóng dấu 5 lần xuất trình, 1 lần xuất trình đã bị quên không đóng dấu dẫn đến khi kiểm tra trị giá đòi tiền còn lại của LC, thanh toán viên đã không biết bộ chứng từ xuất trình tại Vpbank đã bị đòi tiền vượt quá giá trị cho phép của L/C.

Vpbank đã phải chịu rủi ro do sự bất cẩn của ngân hàng khác. Bên cạnh đó, chính bản thân khách hàng cũng đã không nhận biết được số lần xuất trình chứng từ, trị giá đòi tiền để đảm bảo thực hiện đúng như quy định của L/C dẫn đến rủi ro cho chính khách hàng và cả ngân hàng Vpbank.

Nhân viên kiểm tra chứng từ bỏ sót điều khoản phí dẫn đến tổn thất cho ngân hàng: L/C nhập khẩu của khách hàng Vinacam được ngân hàng Commerzbank bên Đức xác nhận. Bộ chứng từ được người xuất khẩu xuất trình tại Commezbank để đòi tiền, trong thư đòi tiền Vpbank gửi kèm bộ chứng từ, Commezbank ghi rõ các khoản phí xác nhận, xử lý bộ chứng từ nhập khẩu và các phí liên quan .. .Tuy nhiên khi kiểm tra chứng từ, thanh toán viên không chú ý tới điều khoản này dẫn đến việc không thông báo cho khách hàng về khoản phí này. Đến khi thực hiện thanh toán cho nước ngoài mới phát hiện ra, Vpbank quay lại đòi khách hàng, tuy nhiên do khoản phí phát sinh quá lớn (lên tới hơn 8000 USD) nên khách hàng không đồng ý trả với lý do Vpbank không thông báo cho khách hàng khi giao b ộ chứng từ. Một phần lỗi nữa của Vpbank là đã không phát hiện ra khoản phí bất thường này để sớm đàm phán giảm phí cho khách hàng. Sau một khoảng thời gian lên đến hơn 2 tháng đàm phán, cuối cùng ngân hàng nước ngoài đã giảm phí còn khoảng 5000USD và khách hàng đồng ý trả một nửa số phí đó, nửa phí còn lại do Vpbank thanh toán.

Nhân viên lập sai điện ủy quyền thanh toán dẫn đến thực hiện thanh toán số tiền lớn hơn trị giá bộ chứng từ. LC Upas ngày càng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ tại Vpbank để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nhà xuất khẩu có thể nhận tiền ngay còn nhà nhập khẩu thì có thể trả chậm với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên tính chất giao dịch của LC upas cũng phức tạp hơn so với LC thông thường nên không thể tránh được rủi ro có thể xảy ra. Trường hợp phát sinh cụ thể như sau:

Theo yêu cầu của nhà nhập khẩu là công ty Vimid, Vpbank phát hành LC Upas trả chậm 240 days after sight cho người xuất khẩu ở Trung Quốc, mặt hàng: ô tô, ngân hàng tài trợ là ICBC Việt Nam. Khi nhận được bộ chứng từ trị giá USD365,000 thì theo quy trình, vào ngày làm việc thứ 2 kể từ ngày nhận chứng từ, Vpbank sẽ lập điện ủy quyền thanh toán gửi đến ngân hàng tài trợ để đảm bảo trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày Vpbank nhận được bộ chứng từ nhà xuất khẩu nhận được tiền. Tuy nhiên, khi kiểm tra xong chứng từ và lập thông báo chứng từ, thanh toán viên bộ phận chứng từ đã lập sai trị giá bộ chứng từ thành USD395,000.

Dựa trên thông báo chứng từ mà không kiểm tra lại thư đòi tiền của ngân hàng xuất trình, thanh toán viên bộ phận thanh toán đã lập ủy quyền thanh toán USD395,000. Ngân hàng tài trợ đã thực hiện thanh toán cho người hưởng số tiền như trên điện ủy quyền. Sau đó, Vpbank nhận được điện của ngân hàng phục vụ người hưởng thông báo số tiền thanh toán sai. Vpbank đề nghị ngân hàng hưởng trả lại số tiền thừa là USD30,000 trực tiếp cho ICBC và đề nghị ICBC chỉ thực hiện tính lãi trả chậm dựa trên số tiền đúng là USD365,000 nhưng ICBC không chấp nhận. Kết quả là Vpbank phải chấp nhận nhận lại số tiền thừa từ ngân hàng hưởng và phải chịu cả lãi trả chậm cho số tiền ủy quyền thừa là USD30,000.

Ngoài ra, trong quá trình xử lý giao dịch tài trợ thương mại, ở Vpbank đã có những trường hợp xảy ra do sai sót của nhân viên hỗ trợ tại chi nhánh như không thông báo cho P.TTTM về việc nhận được bộ chứng từ đòi tiền theo LC nhập khẩu để P.TTTM theo dõi và đôn đốc thực hiện thanh toán, phải đến khi có điện tra soát của ngân hàng nước ngoài thì mới biết có bộ chứng từ được gửi về Vpbank. Trường hợp này xảy ra có thể dẫn đến Vpbank phải chịu lãi phạt trả chậm, ảnh hưởng đến việc nhận hàng của khách hàng và làm mất uy tín của Vpbank trên thị trường

Với chứng từ xuất khẩu, tại Vpbank đã có không ít trường hợp gửi chứng từ tới nhầm địa chị, tuy chưa xảy ra thiệt hại lớn nhưng cũng ảnh hưởng đến khách hàng và mối quan hệ giữa Vpbank và khách hàng.

2.2.2.3. Rủi ro đạo đức

Rủi ro do nhà nhập khẩu có dấu hiệu lừa đảo ảnh hưởng đến uy tín của Vpbank.

Vpbank có khách hàng nhập khẩu là Công ty phân bón Cửu Long. Ngày 11/3/2014, Công ty phân bón Cửu Long đề nghị Vpbank mở thư tín dụng trả ngay cho người thụ hưởng là PT Pupuk Palembank ở Indonesia, trị giá thư tín dụng USD617,400.00 dung sai +/-10%, mặt hàng nhập khẩu là 3000 tấn phân Ure. Trong LC quy định các chứng từ như:

- Hóa đơn thương mại - Phiếu đóng gói hàng hóa

- Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng do bên thứ ba lập...

Ngày 20/4/2015, Vpbank nhận được bộ chứng từ xuất trình cho LC nói trên trị giá USD620,562.40, sau khi kiểm tra chứng từ thanh toán viên kết luận bộ chứng từ bất hợp lệ do lỗi: “ Xuất trình vận đơn theo hợp đồng thuê tàu thay vì vận đơn đường biển như quy định của LC”. Như ta đã biết, với khối lượng hàng hóa phân

Một phần của tài liệu 0070 giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w