Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu 0070 giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66 - 68)

> Từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam

Có thể nhận thấy những rủi ro theo phương thức TDCT bị ảnh hưởng rất nhiều từ các nguyên nhân khách quan của nền kinh tế. Những khó khăn mà Vpbank hiện đang phải đối mặt từ nguyên nhân này chủ yếu là:

Thứ nhất, các văn bản pháp lý phục vụ cho hoạt động TTQT nói chung và thanh toán L/C nói riêng còn thiếu và có nhiều bất cập.

Hiện nay hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ liên quan đến thanh toán TDCT còn thiếu, các bên tham gia đều vận dụng UCP600 làm căn cứ quy định trách nhiệm quyền hạn nhưng UCP600 chỉ là thông lệ quốc tế, trong đó không quy định rõ mức xử lý như thế nào nếu có vi phạm. Việc thiếu các văn bản quy định chung mang tính quốc gia là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, kiện tụng và làm hạn chế đến quyết định của trọng tài quốc tế đối với việc xử kiện tranh chấp ngoại thương giữa các doanh nghiệp và việc thanh toán giữa các ngân hàng có liên quan.

Thứ hai, thị trường hối đoái của Việt Nam chưa phát triển mạnh.

Hiện nay, trên thị trường hối đoái các nghiệp vụ chủ yếu vẫn là mua bán ngoại tệ giao ngay và kỳ hạn, còn các nghiệp vụ như: hợp đồng tương lai, hợp đồng

quyền chọn... là những công cụ chủ yếu để hạn chế rủi ro về tỷ giá cho doanh nghiệp và ngân hàng lại chua phát triển.

Thứ ba, thông tin tín dụng chua đầy đủ.

Hiện nay công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ các hoạt động của ngân hàng chua đuợc quan tâm đúng mức. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cung cấp thông tin thiếu đầy đủ, cập nhật và thiếu chính xác. Ngoài ra, sự kết hợp giữa các ngân hàng thuơng mại còn hạn chế dẫn đến tạo khe hở cho khách hàng.

Thứ tư, các văn bản pháp luật quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan của Việt Nam còn chua ổn định, gián tiếp làm ảnh huởng công tác thanh toán TDCT.

Chẳng hạn nhu khi doanh nghiệp mở L/C nhập và đã xây dựng phuơng án kinh doanh, đồng thời đã đuợc ngân hàng thẩm định trên cơ sở biểu thuế hiện hành, khả năng tiêu thụ theo mức thuế đó. Nhung do chính sách thuế NK thay đổi (tăng lên) nên khi doanh nghiệp nhận hàng về bán theo mức giá đã định thì bị lỗ (vì thuế tăng) mà bán giá cao thì sẽ khó có thể tiêu thụ sản phẩm. Kết quả là phuơng án kinh doanh lỗ, đến kỳ hạn thanh toán cho nuớc ngoài, doanh nghiệp không đủ tiền và ngân hàng phải cho vay bắt buộc để thanh toán cho nuớc ngoài

> Nguyên nhân từ phía khách hàng

Hoạt động TTQT chỉ diễn ra thuận lợi khi có sự phối hợp đồng bộ giữa ngân hàng và khách hàng. Bản thân ngân hàng có thực hiện các nghiệp vụ giỏi đến đâu mà bản thân khách hàng mắc phải các sai lầm thì quy trình thanh toán cũng bị ảnh huởng. Những sai sót, tồn tại từ phía khách hàng tại Vpbank có thể là:

Thứ nhất, do trình độ nghiệp vụ ngoại thuơng, nghiệp vụ TTQT còn thấp nên đã thực hiện không đúng những quy định của L/C và không lập đuợc các bộ chứng từ hoàn hảo.

Thứ hai, do trình độ TTQT thấp nên đã chấp nhận các điều kiện hợp đồng hoặc điều kiện L/C bất lợi, không thực hiện đuợc làm cho đối tác có cơ sở để kéo dài thời gian thanh toán, giảm giá hoặc từ chối thanh toán, khiến cho quá trình thanh toán gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân này thuờng gặp nhiều nhất là ở các đơn vị

mới tham gia vào hoạt động XK và các đơn vị XK hàng gia công

Thứ ba, thực lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn quá yếu kém. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, do vậy khi kinh doanh buôn bán với nuớc ngoài bị lừa đảo, thua lỗ liên quan trực tiếp tới chất luợng tín dụng, uy tín trong TTQT của hệ thống ngân hàng. Khi bị đối tác nuớc ngoài lừa, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, khiến ngân hàng cũng bị ảnh huởng.

Thứ tư, là sự cố tình vi phạm các cam kết với ngân hàng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Có nhiều truờng hợp khác hàng yêu cầu NHPH thu bảo lãnh cho nhận hàng truớc khi nhận chứng từ qua ngân hàng và cam kết thanh toán tiền hàng. Nhung trên thực tế do những biến động của thị truờng tiêu thụ, hàng nhập về không bán đuợc hoặc bán đuợc nhung doanh nghiệp bị lỗ và không có khả năng thanh toán với ngân hàng các doanh nghiệp đã không thực hiện các cam kết đó. Nhung phần nhiều là do sự cố tình vi phạm của doanh nghiệp tu nhân, khi đã bán hết hàng nhung không chịu nộp tiền vào ngân hàng để thanh toán mà đem tiền đi tiếp tục đầu tu vào kinh doanh và khi bị thu lỗ thì mất khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu 0070 giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w