Quan hệ ngân hàng đại lý thực chất là quan hệ giữa một ngân hàng với một ngân hàng nước ngoài trong việc làm đại lý TTQT cho nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Hai bên sẽ trao đổi các tài liệu mật để phục vụ các giao dịch như: mẫu chữ ký, mã swift...
Trong nghiệp vụ TTQT, hệ thống ngân hàng đại lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả nghiệp vụ này. Neu ngân hàng nào có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng ở khắp mọi nơi thì sẽ phát triển tốt nghiệp vụ TTQT. Nếu so sánh với các ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay như Vietcombank có quan hệ với khoảng 1700 ngân hàng, BIDV hơn 1600 ngân hàng, Techcombank với hơn 8000 ngân hàng, Exim bank gần 900 ngân hàng, hệ thống ngân hàng đại lý tại Vpbank còn tương đối khiêm tốn.Vì vậy Vpbank cần chú trọng đưa ra các giải pháp sau:
Một là, cần tăng cường thắt chặt mối quan hệ truyền thống nhằm tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng đại lý về chuyên môn, kinh nghiệm, trang thiết bị kỹ thuật và vốn.
Hai là, Vpbank cần phát triển quan hệ đại lý theo chiều hướng mới. Sau nhiều năm xây dựng và trưởng thành đến nay Vpbnk đã lớn mạnh đủ để có thể chủ động hơn trong quan hệ với các ngân hàng đại lý. Vpbank không thụ động chờ các ngân hàng đến chào dịch vụ mà có thể chào dịch vụ đến các ngân hàng khác.
Ba là, Vpbank cần chấn chỉnh và tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong thanh toán : chuẩn hóa các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ thanh toán, đánh giá, phân tích mức độ rủi ro của các ngân hàng đại lý, nhất là các ngân hàng đại lý chính để xếp hạng uy tín và định hạn mức tín dụng. Việc xếp hạng các ngân hàng đại lý phải được tiến hành đồng thời với việc xếp hạng khách hàng và phân tích thị trường trong nước.
Bên cạnh việc mở rộng quan hệ đại lý, để cho việc thanh toán TDCT đạt hiệu quả cao và thuận lợi, ngân hàng cần thiết phải cân đối nguồn ngoại tệ dự trữ tại các ngân hàng thường xuyên có quan hệ thanh toán và phải tính toán tỷ lệ dữ trữ các
loại ngoại tệ cho phù hợp.